Kỳ thi THPT Quốc Gia
Những khó khăn của sinh viên nói chung thường phải đối mặt
Khi sự háo hức ban đầu mới lên học Đại học qua đi, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại sau đó. Ngoài những khó khăn như sống xa gia đình, tiền bạc thì những khó khăn của sinh viên còn nhiều vấn đề khác cần nói đến.
Khi bước chân vào đại học, sinh viên sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc hành trình mới sống tự lập và trải nghiệm bản thân, chuẩn bị những nền tảng vững chắc cho tương lai. Hầu hết tất cả học sinh, sinh viên ở các nước trên thế giới đều có chung những khó khăn khi chưa kịp chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mới tại trường đại học. Cần thêm một khoảng thời gian để có thể thích ứng với cuộc sống mới. Nếu muốn hành trình này trải qua thuận lợi thì nhiều sinh viên phải chuẩn bị tốt hơn cả về tinh thần và kỹ năng để trải qua những vấn đề gặp thường xuyên đó tại môi trường đại học.
Đời sinh viên sẽ trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả
Khi xa nhà sinh viên sẽ phải tự lực cánh sinh để lo liệu mọi việc, từ học tập đến tiền tiêu hàng tháng mà không thể dựa dẫm vào người khác. Đây là thời điểm rèn luyện tính tự giác cao của bản thân và nếu không tỉnh táo dễ bị sa vào cám dỗ của cuộc sống. Luôn có những thử thách đặt ra đối với sinh viên, vì vậy vững vàng và tỉnh táo sẽ giúp sinh viên vượt qua được nhiều khó khăn trong thời gian đi học.
Những khó khăn thường gặp của sinh viên
Điều chỉnh cuộc sống mới
Năm đầu tiên đi học đại học sinh viên luôn gặp phải khó khăn ban đầu trong việc điều chỉnh cuộc sống mới theo giờ giấc học tập mới, ăn nghỉ khác thời gian ở nhà. Nhiều bạn sẽ cảm thấy xa lạ vì sự khác nhau giữa môi trường đại học và học phổ thông. Có thể gọi như “cú sốc văn hóa” khi có quá nhiều sự khác biệt trong học tập và trong cuộc sống. Tất cả các vấn đề từ học tập đến thói quen sinh viên sẽ phải tự chủ động điều chỉnh và sống theo phong cách sinh viên cho phù hợp.
Khó khăn là ở chỗ nhiều sinh viên ở cấp phổ thông không được tiếp xúc với những kiến thức về kinh tế, xã hội, đến khi lên đại học một lúc phải học tất cả các kiến thức mới nên học sinh không thể áp dụng được. Cũng chỉ vì những thói quen bị đảo lộn mà nhiều sinh viên đã không thích ứng được với điều kiện học tập mới nên đã bỏ cuộc và rẽ ngang con đường khác.
Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng về điều này vì chỉ sau một thời gian thích nghi bạn sẽ sớm làm quen được với cuộc sống mới và thay đổi mới. Quan trọng là các bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về cuộc sống mới và từ đó thích nghi với những thay đổi để có sự điều chỉnh bản thân cho phù hợp. Khi bạn cởi mở thì sẽ thấy vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn sẽ thấy khoảng thời gian đại học có rất nhiều điều thú vị và bản thân cũng phát triển được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng khi học đại học.
Khó khăn trong việc chi tiêu
Đây là vấn đề đầu tiên mà hầu như sinh viên nào cũng gặp phải nhất là những bạn sinh viên năm nhất. Ngoài việc cất tiền cẩn thận bạn còn phải chi tiêu ra sao, cân đo đong đếm như thế nào cho vừa phải để đủ những khoản chi tiêu trong tháng. Tránh gặp phải tình cảnh đầu tháng xài quá tay và cuối tháng phải cầm cự bằng “mì gói”.
Chuyện học tập
Ở những cấp dưới, khi còn là học sinh, hàng ngày sẽ ghi chép bài theo ý thầy cô giảng dạy và làm bài tập về nhà, phải học bài để đầu giờ hôm sau lên trả bài nhưng sinh viên thì không học theo cách đó. Do không có sự quản lý gắt gao của các thầy cô nên đa số hình thức học của sinh viên là tự học. Chính vì tự học nên sinh viên cũng gặp phải không ít khó khăn như trong quá trình học có chỗ nào chưa hiểu sẽ phải tự tìm tài liệu trên mạng hoặc hỏi bạn bè, ít khi được thầy cô chỉ dạy tận tình như học sinh phổ thông.
Thi cử
Với sinh viên, mức độ căng thẳng của kì thi trong các trường đại học rất cao, nếu dưới 5 điểm sẽ phải thi lại nếu không qua thì phải học lại nên các sinh viên mỗi kỳ thi lại bắt đầu căng não nhồi nhét kiến thức.
Nỗi nhớ nhà
Hầu hết sinh viên đều sẽ có chung cảm giác nhớ nhà nhất là những tháng đầu đại học, những ai quê xa còn phải xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Bởi vậy lúc này rất cần có những người bạn cùng khoa, cùng lớp và cùng phòng trọ để giúp bạn mau quên đi chướng ngại vật này. Hiện nay có các phương tiện hiện đại như facebook, các sinh viên có thể liên lạc, nhìn thấy cha mẹ rất rõ nét qua điện thoại, máy tính. Bởi thế, khó khăn này sinh viên cũng sẽ sớm làm quen được.
Làm thân với bạn mới
Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước không phải muốn kết bạn là sẽ kết thân được. Người bạn có thể chia sẻ được phải là người hiểu mình, quan tâm nhau và có tiếng nói quan điểm chung. Bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn hoặc nhóm bạn mới thông qua câu lạc bộ, lớp học thêm,...thực tế có rất nhiều người cũng đã tìm được cho mình người bạn chân thành với mình thời học đại học.
Rèn luyện sự tự lập
Các sinh viên nên tạo cho mình thói quen học tập tự giác vì khi đi học đại học, sẽ không có cha mẹ ở bên để giám sát và nhắc nhở chúng ta đi học đúng giờ, không được bỏ học. Tất cả kết quả đều do các bạn chọn lựa và chịu trách nhiệm, đây là một thói quen tốt kể cả sau này bạn đã đi làm mà vẫn giữ được đức tính kỷ luật này.
Vấn đề nhà ở
Nhà trọ để ở cũng là một vấn đề gây khó khăn cho các bạn tân sinh viên năm nhất, các bạn có thể ở trọ tại ký túc xá của các trường Đại học hoặc sẽ thuê trọ ở bên ngoài. Tuy nhiên để tìm cho mình nơi ở phù hợp giá tiền và gần chỗ học, có an ninh bảo đảm thật sự không dễ dàng. Tìm nơi để ở lâu dài các bạn phải xem xét những yếu tố như mức giá thuê, khoảng cách xa gần trường mình học, cơ sở vật chất,…có khi ưng điểm này nhưng lại không thích điểm khác.
Ngủ quên trong chiến thắng
Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng lên học đại học là sướng vì không bị bố mẹ quản lý, được xả hơi sau chuỗi ngày ôn thi vất vả. Nhiều người cũng vì “ngủ quên trong chiến thắng”, dành thời gian để chơi và ngủ nghỉ, xa đà vào ăn chơi, tiêu tốn tiền bạc của bố mẹ, học hành điểm số thấp, phải học lại và thi lại khi đó mới nhận ra và muốn quay trở lại thì không biết bắt đầu từ đâu.
Đối mặt với nhiều “cú sốc”
Sinh viên mới lên học năm nhất phải đối mặt với nhiều “cú sốc”vì môi trường sống thay đổi, áp lực học tập dồn dập. Phải kiến tập, thực tập mà ngoại ngữ vẫn là số 0 tròn trĩnh hoặc bập bẹ được vài từ, không theo kịp các bạn và mất đi nhiều cơ hội vì thiếu kỹ năng.
Bệnh tật
Việc thay đổi chỗ ở, môi trường khí hậu, thời tiết, thức ăn dễ làm cho sinh viên không kịp thích nghi và mắc các bệnh như cảm sốt, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy. Để phòng bệnh tốt cho mình bạn nên tự chuẩn bị một số kiến thức cơ bản, có sẵn thuốc cần thiết, thuê trọ gần bệnh viện để kịp thời xử lý trong những trường hợp không may xảy ra.
Sắp xếp thời gian giữa việc học và làm thêm
Thời gian mới lên đại học hầu như sinh viên sẽ dành nhiều thời gian vào các hoạt động ngoại khóa mới mẻ mà quên nhiệm vụ chính là học tập. Vậy nên, các bạn hãy sắp xếp thời gian phù hợp cho những hoạt động tại trường. Khi học đại học sự tự do vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho sinh viên, có thể sống theo cách bạn muốn nhưng hậu quả thật khó lường. Hãy biết suy nghĩ và điều chỉnh thời gian hợp lý cho bản thân để tránh đi quá xa vào lối sống hao tốn thời gian vô ích.
Sinh viên nên sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng học tập
Quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học và những hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt cá nhân. Khi có một kế hoạch học tập và làm bài, hãy dành thời gian cụ thể để hoàn thành nó rồi làm việc khác tránh giảm bớt căng thẳng và làm chủ được những công việc của mình.
Giải pháp khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của các bạn sinh viên
Chủ động kết bạn với mọi người
Chủ động kết bạn và hòa đồng với các bạn sinh viên khác trong lớp để trao đổi, thảo luận bài tập cũng như chia sẻ cuộc sống. Tốt nhất là nên làm quen mọi người khi mới vào lớp học để có người chia sẻ quan điểm học tập.
Không nên thức quá khuya
Hãy giữ sức khỏe cho cơ thể, không nên thức quá khuya và sa đà vào thức quá khuya vào những trò game trên điện thoại, máy tính, mạng xã hội. Không có cha mẹ quản thúc, sinh viên nên tự biết chăm sóc bản thân và có ý thức tự giác trong mọi việc.
Đừng ngại hỏi hay nhờ giúp đỡ
Đừng ngần ngại hỏi giảng viên hay bạn bè trong lớp vì kiến thức đại học rất khác với khi các bạn học cấp ba, chương trình học cũng rất nhiều kiến thức khó, sẽ tốt hơn khi bạn theo kịp bài bằng cách hỏi hoặc nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè mình.
Sinh viên nên chủ động học hỏi bạn bè trên lớp
Cân đối chi tiêu cho bản thân
Sinh viên nên cân đối chi tiêu hợp lý cũng như học cách tiết kiệm hàng tháng khi gia đình chu cấp để không xảy ra tình trạng viêm màng túi. Nếu sống chung với xóm trọ nên tạo sự thân thiện với mọi người như học nhóm, nấu ăn chung...
Rèn luyện và chứng minh khả năng sống tự lập
Học đại học là cơ hội cho các bạn sinh viên được rèn luyện và chứng minh khả năng sống tự lập với gia đình của mình. Sinh viên phải tự lập học tập và tự kiếm tiền làm thêm nếu sắp xếp được. Tự lập sẽ giúp bạn có được một cuộc sống sinh viên ý nghĩa, đầy trưởng thành.
Tựu chung lại, sinh viên là quãng thời gian rất đẹp và ý nghĩa đối với những ai từng trải qua, dù có chút thiếu thốn nhưng các sinh viên cần tập tạo cho mình một thái độ lạc quan và rèn luyện sức chịu vất vả. Đối mặt với cám dỗ, khó khăn và thử thách trong cuộc sống sinh viên sẽ góp phần trau dồi, rèn luyện bản thân các bạn ngày một trưởng thành, chín chắn hơn.
Thu Hoa- Cao đẳng Y Dược Nha Trang (tổng hợp)