Kỳ thi THPT Quốc Gia

Thứ bảy: 18/05/2019 lúc 22:29
Nhâm PT

Ngành điện tử viễn thông là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Ngành điện tử viễn thông là một ngành khoa học kỹ thuật chuyên biệt có đóng góp rất lớn vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Các công việc phức tạp ở đài phát thanh, các công ty - tập đoàn viễn thông hay đơn giản như các phương thức kết nối giữa thiết bị điều khiển và thiết bị vận hành,... chính là những công việc mà ngành điện tử viễn thông giải quyết.

Điện tử viễn thông là gì?

Ngành điện tử viễn thông, hay còn được gọi là điện tử truyền thông, là một ngành khoa học kỹ thuật sử dụng công nghệ điện tử để tạo nên thiết bị xử lý thông tin (thông tin đến và thông tin đi) mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.

Các thiết bị đó có thể là các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như các thiết bị vệ tinh, điện tử y sinh hay cũng có thể là các thiết bị điện tử mà con người vẫn sử dụng hàng ngày như tivi, điện thoại, máy tính cá nhân,...

Ngành điện tử viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người và người đơn giản hơn và có thể thực hiện ở bất cứ đâu cũng như bất cứ thời điểm nào.

Ngành điện tử viễn thông có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người

Ngành điện tử viễn thông có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người

Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành điện tử viễn thông

Điện tử viễn thông quả thực là ngành kỹ thuật có ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người. Những lĩnh vực mà ngành kỹ thuật này tham gia nghiên cứu, phát triển có thể kể đến như:

  • Phát kiến, xây dựng công nghệ viễn thông mới:

Lĩnh vực này không những đòi hỏi yếu tố chuyên môn mà còn yêu cầu sức sáng tạo cao. Nó đem lại những thành tựu không nhỏ để giúp cuộc sống con người ngày càng tiến bộ, tiện lợi. Truyền hình kỹ thuật số thay cho truyền hình tương tự, mạng cáp quang tốc độ cao,... là những thành quả dễ thấy nhất.

  • Lĩnh vực mạng, viễn thông:

Để hình dung dễ dàng cho lĩnh vực mạng hay viễn thông này chúng ta có thể nói đến những dịch vụ mà các “ông lớn” trong ngành điện tự viễn thông ở Việt Nam như tập đoàn Viettel, VNPT, tập đoàn FPT đang cung cấp cho khách hàng. Lĩnh vực mạng hay viễn thông nhắm đến sử dụng các thiết bị như dây cáp, vệ tinh, mạng không dây,... để gắn kết các thiết bị định tuyến, thiết bị điện tử như điện thoại máy tính, phục vụ cho nhu cầu đáp ứng thông tin của con người.

  • Lĩnh vực định vị dẫn đường:

Lĩnh vực định vị dẫn đường có quan hệ mật thiết với những ngành vận chuyện cần sự chính xác gần như tuyệt đối là ngành Hàng không và ngành Hàng hải. Những trạm kiểm soát không lưu được xây dựng để đảm bảo máy bay bay ở độ cao phù hợp cũng như các thiết bị định vị giúp cho máy bay, tàu thủy có thể lưu thông an toàn.

  • Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh:

Việc mà chúng ta có thể nói chuyện, gửi những đoạn âm thanh, những hình ảnh, hay thậm chí là nói chuyện trực tiếp qua gọi video giữa những người cách xa nhau cả nửa vòng trái đất là nhờ có điện tử viễn thông. Lĩnh vực này giúp việc trực tiếp một trận bóng đỉnh cao đến tỷ thiết bị hình ảnh trên thế giới với âm thanh chân thực, sống động,... đã trở nên thật dễ dàng với sự giúp sức của điện tử viễn thông.

  • Lĩnh vực điện tử y sinh:

Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong lĩnh vực y tế cũng là công việc mà kỹ sư ngành điện tử viễn thông có thể thực hiện.

Điện tử viễn thông có lĩnh vực hoạt động phong phú và đa dạng

Điện tử viễn thông có lĩnh vực hoạt động phong phú và đa dạng

Ngành viễn thông những năm gần đây không ngừng phát triển, thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển theo với nhiều loại hình đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Ngày nay, việc chia sẻ hình ảnh, dữ liệu cấp tốc hay giao dịch mua bán đều có thể diễn ra thông qua các thiết bị điện tử viễn thông như cáp quang, truyền hình, vệ tinh, internet, điện thoại, radio, cáp quang,...

Các cơ sở đào tạo điện tử viễn thông

Có nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như trung cấp nghề đào tạo ngành điện tử viễn thông ở Việt Nam.

  • Các trường đại học tiêu biểu có thể kể đến như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP.HCM ...
    Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở 2 TP.HCM) năm 2008 có điểm chuẩn là 20,5. Còn Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có điểm chuẩn là 20.
  • Các trường cao đẳng như: Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh,...
  • Các trường ĐH công lập ở phía Nam có đào tạo ngành điện tử viễn thông: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM): 19; ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM): 14; ĐH Cần Thơ: 15; ĐH Đà Lạt: 13; ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: 16;  ĐH Khoa học (ĐH Huế): 16,5; ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): 20; ĐH Tôn Đức Thắng: 14; ĐH Quy Nhơn: 15; ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: 15… Bên cạnh đó là một số trường ĐH dân lập và tư thục có đào tạo ngành này là ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, ĐH dân lập Lạc Hồng, ĐH dân lập Công nghệ Sài Gòn, ĐH dân lập Văn Hiến, ĐH dân lập Đông Đô, ĐH dân lập Hải Phòng… điểm chuẩn năm 2018 (khoảng 13-14 điểm) .

Học ngành điện tử viễn thông ra làm gì?

Nếu tốt nghiệp ra trường với kỹ năng chuyên môn giỏi về ngoại ngữ và cả kỹ năng mềm thì Kỹ sư Điện tử - Viễn thông ra trường sẽ có cơ hội việc làm sau đào tạo rất phong phú với nhiều vị trí khác nhau. Cụ thể như làm cho các thiết bị, hệ thống mạng, viễn thông trở nên tiện dụng đơn giản và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.

 

Sinh viên ngành điện tử viễn thông có cơ hội việc làm với nhiều vị trí khác nhau, có thể kể đến như Đài truyền hình, đài phát thanh, công ty, tập đoàn điện tử viễn thông, Canon, Samsung, cùng nhiều công ty, xí nghiệp khác.

  • Tư vấn, thiết kế hoặc vận hành, điều hành kỹ thuật.
  • Thiết kế, quy hoạch mạng, nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh...
  • Kỹ sư Vô tuyến nếu như bạn có kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng
  • Thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì thiết bị điện tử.
  • Kỹ sư Truyền dẫn đảm nhận việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH, DWDM và giám sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core mạng truyền dẫn...

Ngành Điện tử viễn thông ngày càng trở nên gần gũi với con người và là phần không thể thiếu của quá trình hiện đại hóa.

Những tố chất cần thiết đối với ngành Điện tử - Viễn thông

Điện tử viễn thông là một ngành công nghệ hiện đại, mới nên đòi hỏi người theo học phải là người năng động và có sở thích tìm tòi chuyên sâu, đam mê tìm hiểu công nghệ để áp dụng vào thực tế tại Việt Nam.

Người làm trong ngành Điện tử Viễn thông đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.

Người học phải có mục tiêu và đam mê, không nên dễ chán nản ngành nghề đang theo đuổi.

Ngành này luôn thay đổi nên đòi hỏi các kỹ sư trong lĩnh vực này phải luôn đọc, tìm kiếm kiến thức mới thông qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành điện tử viễn thông.

Có khả năng đọc hiểu ngoại ngữ vì thông tin về chúng đều được viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức…

Có khả năng làm việc theo nhóm.

Cao đẳng y dược Nha Trang (tổng hợp)

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Môn Tiếng Anh: Không có cơn mưa điểm 10 nhưng sẽ phổ điểm cao

Môn Tiếng Anh: Không có cơn mưa điểm 10 nhưng sẽ phổ điểm cao

Chiều 26/6, thí sinh cả nước bước vào làm bài thi môn Ngoại ngữ - môn bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 với...
Hướng nghiệp là gì? Hướng nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào?

Hướng nghiệp là gì? Hướng nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào?

“Hướng nghiệp” không còn là cụm từ quá xa lạ với các bạn học sinh và phụ huynh trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)