Kỳ thi THPT Quốc Gia
Ngành Điện điện tử là gì? danh sách các trường đào tạo ngành Điện - Điện tử
Ngành Điện điện tử là ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Do đâu mà ngành Điện điện tử thu hút người học đến vậy? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên. Cùng tìm hiểu về ngành nghề này và cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành điện – điện tử nhé!.
Ngành Điện điện tử là gì?
Đây là ngành học chuyên nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề có liên quan đến điện và điện tử.
Mọi thiết bị, hệ thống điện dù đơn giản hay phức tạp trong đời sống hàng ngày hay trong sản xuất, kinh doanh đều có sự tham gia của ngành Điện điện tử. Ngành Điện điện tử có nhiều chuyên ngành nhỏ hơn như Viễn thông, Điện tử học, Hệ thống điều khiển,...
Đặc điểm ngành Điện điện tử
Đặc điểm chung của các ngành Điện điện tử đó là xây dựng, tạo lập các hệ thống điều khiển tự động vận hành bằng tín hiệu điện. Điện điện tử cũng là ngành nghề kiểm soát các thông số điện tự động đến máy móc.
Điện, điện tử là ngành nghề yêu thích của rất nhiều bạn nam
Điện, điện tử là ngành nghề yêu thích của rất nhiều bạn nam. Khi theo học ngành này, bạn có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như robot, máy móc, hay các thiết bị IOT…
Những người làm việc trong ngành Điện điện tử đều phải am hiểu và có kiến thức về các loại mạch điện tử, linh kiện điện tử, công dụng của từng tín hiệu điện,... Bên cạnh đó, để tạo ra hệ thống điều khiển tự động hoạt động dựa trên tín hiệu điện cũng như kiểm soát hoạt động của máy móc chạy bằng điện, bạn cũng cần có kiến thức về truyền dẫn điện, các loại máy móc, những thông số điện và chu trình hoạt động của máy móc.
Đời sống công nghệ hiện đại không thể thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này có ở mọi gia đình như các thiết bị giải trí, máy móc, thiết bị...có đặc điểm chung là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện. Ngành điện- điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Ngành kỹ thuật điện điện tử học gì?
Cùng với ngành Điện công nghiệp, ngành Điện điện tử là ngành nghề có mặt ở hầu hết các trường kỹ thuật. Bạn có thể học ngành Điện điện tử tại nhiều bậc học khác nhau, từ Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật đến hệ Cao đẳng, Đại học.
Ở bậc Đại học, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật, đặc biệt là Điện điện tử. Cụ thể hơn, sinh viên sẽ được học các kiến thức về khí cụ điện hạ áp, máy điện, các loại vật liệu điện, mạch điện, kỹ thuật truyền hình,... tùy vào chuyên ngành nhỏ của bạn. Tại một số trường Đại học, ngành Điện điện tử còn được phân thành các chuyên ngành chuyên sâu hơn như ngành Điện tử viễn thông hay chuyên ngành Điều khiển tự động,...
Do đặc thù ngành nghề, ngoài những kiến thức chuyên môn, học Điện điện tử sinh viên sẽ phải trải qua nhiều học phần thực hành.
Ở các hệ đào tạo thấp hơn, người học sẽ không được trang bị nhiều kiến thức chuyên sâu, mở rộng. Tuy nhiên, bạn sẽ có nhiều cơ hội thực hành và rèn luyện kĩ năng thực hành hơn.
Cụ thể, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo về các giải pháp tiết kiệm năng lượng, thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, điều khiển hệ thống, kỹ thuật truyền thông mã hóa,...
Được trau dồi nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện, máy điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình,...
Đây là một ngành học đòi hỏi sinh viên thực tập nhiều nên trong quá trình học, sinh viên cần có sự tập trung cao độ cho việc học.
Danh sách các trường đào tạo ngành Điện - Điện tử, kỹ thuật điều khiển tự động hóa
Tên trường |
Tổ hợp môn xét tuyển |
Tên trường |
Tổ hợp môn xét tuyển |
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng |
A00; A01 |
Đại học Công nghiệp Vinh |
A00; A01; D01; D07 |
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội |
A00; A02 |
Đại Học Lạc Hồng |
A00; A01; C01; D01 |
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc ) |
A00; A01 |
Đại Học Dân Lập Phương Đông |
A00; A01; D01; D02; D03; D04; D05; D06; D26; D27; D28; D29; D30 |
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM |
A00; A01 |
Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội |
A00; A01; A10; D01 |
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự - Hệ Dân sự |
A00; A01 |
Đại Học Công Nghệ Sài Gòn |
A00; A01; D01; D02; D03; D04; D05; D06; D26; D27; D28; D29; D30; D90; D91; D92; D93; D94; D95 |
Đại Học Quảng Bình |
A00; A01; A02; D07 |
Đại Học Thái Bình |
A00; B00; C14; D01 |
Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Bắc ) |
A00; A01 |
Đại Học Quốc Tế Miền Đông |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM |
A00; A01 |
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng |
A00; A01; D01; D90 |
Đại Học Công Nghiệp TPHCM |
A00; A01; C01; D90 |
Đại Học Hồng Đức |
A00; A01; A02; B00 |
Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Nam) |
A00, A01 |
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM |
A00; A01; A16; D01 |
Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Sài Gòn |
A00, A01 |
Đại Học Nguyễn Tất Thành |
A00; A01; D01; D07 |
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (phía Nam) |
A00; A01 |
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Cần Thơ |
A00; A01 |
Đại học Sao Đỏ |
A00; A01; D01; D07 |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định |
A00; A01; B00; D07 |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên |
A00; A01; D01; D07 |
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Tây Đô |
A00; A01; A02; C01 |
Đại Học Quy Nhơn |
A00; A01 |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Nha Trang |
A00; A01; C01; D07 |
Đại học Thành Đô |
A00; A01; D26; D27 |
Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum |
A00; A01; A02; D07 |
Đại học Thủ Dầu Một |
A00; A01; C01; D90 |
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ |
A00; A01; A02; C01 |
Đại Học Công Nghệ Đông Á |
A00; A01; A02; D01 |
Đại Học Tôn Đức Thắng |
A00, A01 |
Cao Đẳng Công Nghệ – Đại Học Đà Nẵng |
A00; A16; D01; D90 |
Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu |
A00; A04; C01; D01 |
Đại Học Dân Lập Phú Xuân |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Đông Á |
A00; A01; A16; B00 |
Đại Học Hải Phòng |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Bình Dương |
A00; A01; D01; D02; D03; D04; D05; D06; D27; D28; D29; D30 |
Đại Học Hùng Vương |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Cửu Long |
A00; A01; C01; D01 |
ĐH Tân Tạo |
0 |
Đại Học Cửu Long |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Công Nghiệp Việt Hung |
A00; A01; C01 |
Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh |
A00; A01; D01; D07 |
Đại Học Vinh |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Dân Lập Duy Tân |
A00; A16; C01; D01 |
Đại Học Công Nghiệp Việt Trì |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Dân Lập Hải Phòng |
A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Bách Khoa Hà Nội |
A00; A01 |
Phân Hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị |
A00; A01; D01; D07 |
Đại Học Chu Văn An |
A00; A01; D01 |
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương |
A00; A01; C01 |
Đại Học Công Nghệ Đồng Nai |
A00; A01; C01; C04 |
Đại Học Trà Vinh |
A00; A01; C01 |
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên |
A00; A01; D01; D07 |
Đại học Công Nghệ TPHCM |
A00; A01; C01; D01 |
Đại Học Việt Bắc |
A00; A01; D01 |
Đại Học Hải Dương |
A00; A01 |
Đại Học Nông Lâm TPHCM |
D07 |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long |
A00; A01; C04; D01 |
Học ngành điện, điện tử ra trường sẽ làm gì?
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động ở TP.HCM, tại Việt Nam, hiện nay các ngành về điện tử, cơ khí, ô tô, chế tạo máy… đang rất cần nhân lực lao động. Tuy nhiên nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu công việc chỉ đạt ngoài 50%. Vì thế có thể thấy cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.
Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành Điện điện tử
Là ngành nghề quan trọng và cần thiết trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày và sản xuất, bạn có nhiều cơ hội việc làm đa dạng và hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ngành Điện điện tử. Bạn có thể làm việc tại các nhà máy, công ty điện lực hay tại các phòng thí nghiệm, các cơ sở kinh doanh hoặc nghiên cứu về mạng điện.
Xã hội ngày nay ngày càng phát triển nên việc hiện đại hoá tự động sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Tự động sản xuất này chính là công việc của ngành Điện - Điện tử.
Kỹ sư ngành Điện - Điện tử có thể làm được rất nhiều lĩnh vực công việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
Không chỉ tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện, kỹ sư Điện điện tử cũng có thể làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hay các công ty, doanh nghiệp có ứng dụng tự động hóa, điện tử hóa cao với vai trò tư vấn thiết kế, làm việc trực tiếp hay vận hành mạng lưới điện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc trong ngành Bưu chính viễn thông, tại Tổng cục điện tử hay các công ty, nhà máy trực thuộc,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận công việc vận hành, tham gia thiết kế hay tư vấn việc sử dụng điện, các thiết bị điện tử trong các công trình từ nhỏ đến lớn tùy vào năng lực chuyên môn.
Bạn cũng có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong các lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.
Để có thể làm việc trong một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và kiểm soát được hoạt động của các máy móc bằng điện, đòi hỏi người làm phải am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc...
Ngành Điện điện tử đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và cả trong lao động sản xuất. Đây là ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn với nhiều công việc đa dạng, linh hoạt cho người học sau khi tốt nghiệp. Điện điện tử cũng là ngành nghề đem lại thu nhập ổn định, hấp dẫn cho bạn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm, ngành học và danh sách các trường có ngành kỹ thuật cơ điện tử, các trường đại học có ngành kỹ thuật điện điện tử do ban tư vấn tuyển sinh, Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm trường và chọn ngành học phù hợp.