Kỳ thi THPT Quốc Gia
Ngành Cơ kỹ thuật là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Trong chương trình đào tạo các cử nhân - kỹ sư các ngành kỹ thuật, bộ môn Cơ học kỹ thuật là cơ sở nền tảng, đặc biệt là đối với các ngành như chế tạo máy, hàng không, tự động hóa công nghiệp,... Và đi vào chuyên sâu hơn là ngành Cơ kỹ thuật. Cơ kỹ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ sản xuất, đóng góp trực tiếp vào đời sống kinh tế xã hội.
Ngành Cơ kỹ thuật là gì?
Trước khi được đưa vào xây dựng và sử dụng, các bảo toàn cơ học về kết cấu cơ khí, hệ thống ống dẫn, cơ lưu chất, sự ảnh hưởng của nhiệt độ, kết cấu công trình, độ ẩm, áp suất,... cần được tính toán tỉ mỉ và được mô phỏng trên những phương tiện chuyên ngành cũng như mô hình thu nhỏ. Ngành Cơ kỹ thuật chính là ngành đảm nhận nhiệm vụ này. Một chuỗi các xử lý trên các thiết bị cơ khí có thể hoạt động an toàn và ổn định hay không chính là nhờ sự tính toán chính xác của kỹ sư thiết kế và kỹ sư lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng.
Ngành cơ khí thuật giúp cho việc sản xuất trong nhà máy trở nên dễ dàng hơn với các thiết bị hiện đại.
Vai trò của ngành Cơ kỹ thuật là gì?
Vai trò dầu tiên của ngành cơ khí kỹ thuật đó là nền tảng cơ bản, gắn kết mật thiết với nhiều ngành kỹ thuật, cũng như yêu cầu sinh viên theo học cần nắm vững kiến thức cơ học, các công cụ tính toán và cả lập trình tin học, ngành Cơ kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của mọi nhà máy, trong việc thiết kế và xây dựng công trình hay trong việc sáng chế phát triển công nghệ, chế tạo máy.
Sự đóng góp của ngành Cơ kỹ thuật hết sức rộng rãi, sinh viên theo học ngành này có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Một số công việc cụ thể có thể mà sinh viên ngành Cơ kỹ thuật là:
- Tính toán, mô phỏng kết cấu thuộc lĩnh vực cơ học kỹ thuật kỹ thuật, đánh giá rủi ro sai lệch.
- Thiết kế, lập trình máy CNC.
- Kỹ thuật đo lường trong cơ học, tự động hóa công nghiệp,...
Ngoài ra, ngành Cơ kỹ thuật cũng có những đóng góp nhất định cho ngành Y tế cũng như Quân sự,...
Ngành Cơ kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghệ sản xuất
Đào tạo sinh viên Cơ kỹ thuật ở đâu?
Là một ngành có vai trò quan trọng và ứng dụng rộng rãi, chương trình đào tạo sinh viên ngành Cơ Kỹ thuật có thể nói là nặng và yêu cầu sinh viên đáp ứng yêu cầu về kiến thức cơ học, công cụ tính toán và cả tin học. Trong chương trình đào tạo đại học, các sinh viên ngành Cơ kỹ thuật sẽ có 1 đến 2 năm đầu để học các môn đại cương về toán, giải tích, vật lý và các môn nhập môn chuyên ngành cơ bản. Sau đó là các môn chuyên ngành như hình họa, sức bền vật liệu, kỹ thuật nhiệt, chi tiết máy,... và cuối cùng là thực tập và các đồ án.
Mục đích đào tạo là sinh viên ra trường được trang bị kiến thức vững vàng có thể tham gia công việc thiết kế, gia công, cải tiến sản phẩm hay công việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng cơ khí; có khả năng thiết kế và đọc bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE,...
Một số trường đại học có tiếng đào tạo ngành Cơ kỹ thuật tại Việt Nam có thể kể đến như:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Học viện Kỹ thuật quân sự
- Đại học Xây dựng
- Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Vinh
Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật khá nặng với nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên ngành
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Cơ kỹ thuật
Sinh viên theo ngành Cơ kỹ thuật có cơ hội việc làm sau đào tạo hết sức phong phú cũng như mức thu nhập khá cao. Hiện nay, nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô đang phát triển mạnh và có nhu cầu lao động rất cao.
Ngoài ra sinh viên ngành Cơ Kỹ thuật có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau cũng như những vị trí khác nhau, có thể kể đến như: tư vấn, thiết kế, chuyên viên tư vấn, vận hành, sửa chữa thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam. Làm nhân viên giám sát công trình hoặc dây chuyền sản xuất; chế tạo máy móc, lắp đặt công nghệ tại nhà máy; nhân viên giới thiệu, buôn bán sản phẩm cơ khí; chuyên viên kỹ thuật ô tô, xe máy,...
Cơ hội việc làm ngành Cơ kỹ thuật rất đa dạng, phong phú và mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, đi kèm với đó là áp lực công việc cao và thường xuyên phải làm việc ngoài giờ.
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Nha Trang (tổng hợp)