Kỳ thi THPT Quốc Gia
Kỹ thuật nhiệt là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Kỹ thuật nhiệt đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống văn hóa xã hội, công nghệ hiện đại hóa của đất nước hiện nay. Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là ngành nghề như thế nào, học công nghệ Kỹ thuật nhiệt ở đâu tốt và cần những yếu tố nào để học tốt ngành học này? Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn tổng quát nhất.
Kỹ thuật nhiệt là gì?
Kỹ thuật nhiệt là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hàng ngày và trong đời sống xã hội. Đây cũng là ngành nghề thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh mỗi mùa tuyển sinh.
Kỹ thuật nhiệt là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật nhiệt lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt – lạnh, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người cũng như sản xuất công nghiệp.
Có thể khẳng định, sự thành công của quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa của đất nước không thể thiếu vai trò của ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Kỹ thuật nhiệt được xem là chìa khóa của các quá trình sản xuất điện trong các ngành công nghiệp như: hóa chất, dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, dệt may da giày, chế biến thực phẩm…
Kỹ thuật nhiệt có vai trò quan trọng đối với đời sống hàng ngày và trong đời sống xã hội
Ngành công nghệ Kỹ thuật nhiệt học những gì?
Học ngành công nghệ Kỹ thuật nhiệt sinh viên được trang bị các kiến thức liên ngành như:
Nhiệt – lạnh: Học về tư vấn vận hành hệ thống cơ – điện – lạnh, trực tiếp thiết kế, sữa chữa điều hòa không khí trung tâm cho nhà cao tầng, nhà máy cấp trữ đông, kho lạnh...
Cơ khí: Hiểu biết chuyên sâu về cơ chế hoạt động, công nghệ chế tạo máy cho ngành nhiệt - lạnh
Cụ thể về các môn học chuyên ngành kỹ thuật nhiệt đó là: Công nghệ chế tạo máy, Máy lạnh, Lò hơi, Tuabin hơi và tuabin khí, Nhà máy nhiệt điện, Kỹ thuật điều hòa không khí, Thiết bị sấy, Kỹ thuật an toàn, Tự động hóa các quá trình nhiệt lạnh, Kỹ thuật nâng – vận chuyển, Đo lường nhiệt, Năng lượng mặt trời, Năng lượng gió,..
Một số trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật điện
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Đại Học Quảng Bình
Đại Học Cần Thơ
Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại Học Nha Trang
Đại Học Hải Phòng
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
Đại Học Đồng Nai...
Bên cạnh đó còn có nhiều trường Đại học và Cao đẳng khác đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt trên cả nước.
Học tốt ngành kỹ thuật nhiệt, kỹ năng sinh viên cần có là gì ?
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo phần mềm ứng dụng, Tiếng Anh tốt.
- Kỹ năng ứng dụng linh hoạt kiến thức trong ba lĩnh vực toán học, khoa học và kỹ thuật.
- Không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm kiến thức về quản lý, kinh tế bên cạnh chuyên môn về Nhiệt – Lạnh để phát triển sự nghiệp của riêng mình
- Khả năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả.
- Biết vận dụng kỹ thuật hiện đại phù hợp để thử nghiệm, vận hành, kiểm tra và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Kỹ năng thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí và các hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Trong những bài học lý thuyết hay khi được thực hành, sinh viên nên có kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh
- Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm trong chuyên ngành như: Autocad, Visual Basic, Matlab.
Sinh viên ngành công nghệ Kỹ thuật nhiệt cần có những kỹ năng chuyên môn tốt
Tốt nghiệp Kỹ thuật nhiệt sẽ làm việc ở đâu?
Do đặc thù của Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt có mặt ở khắp mọi nơi nên học ngành này sẽ có cơ hội việc làm khá đa dạng. Trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật điện đang rất lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh có thể làm việc ở hai mảng: Nhiệt nóng và Nhiệt lạnh. Việt Nam là nước đang trog quá trình hội nhập kinh tế, xu hướng chuyển dịch kinh tế đầu tư phát triển mạnh từ các tập đoàn lớn. Do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp nghành kỹ thuật điện có thể ứng tuyển ở 1 số vị trí như sau:
- Chuyên viên kỹ thuật, tư vấn lắp đặt bảo trì mạng lưới điện
- Kỹ sư Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa
- Làm việc tại tổng cục bưu chính viễn thông và các công ty trực thuộc
- Có thể thực hiện nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tại nhà máy điện, nhà máy biến thực phẩm, nông lâm, thuỷ hải sản, dầu khí.
- Tiếp tục nghiên cứu và học tập ở bậc cao học để tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng
- Làm việc tại các Viện nghiên cứu, cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh, nhà máy nhiệt điện.
- Điều khiển, khai thác các nhà máy sản xuất công nghiệp tập đoàn sản xuất và cung cấp thiết bị lạnh
Bài viết đã giới thiệu cho bạn về ngành kỹ thuật nhiệt và cơ hội nghề nghiệp cũng như các kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành học này. Khi đã hiểu rõ về ngành Kỹ thuật nhiệt và những kỹ năng cần thiết để học tốt ngành công nghệ Kỹ thuật nhiệt thì cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường rất triển vọng.
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng y tế Khánh Hòa (tổng hợp)