Kỳ thi THPT Quốc Gia
Học quản lý giáo dục ra trường làm công việc gì?
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn giữ một vị thế và vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của con người. Theo thời gian, con người được tiếp cận và lĩnh hội kiến thức với các phương pháp tốt hơn và phát triển hơn. Vậy nên, việc quản lý giáo dục ngày càng được chú trọng hơn. Nó trở thành một ngành học thu hút khá nhiều sinh viên ở khối học xã hội. Tuy nhiên, sự hiểu biết về ngành học với các học sinh cũng như phụ huynh còn khá hạn chế. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học này nhé!
Quản lý giáo dục là gì?
Có khá nhiều khái niệm quản lý giáo dục khác nhau, bạn có thể tham khảo một trong những định nghãi dưới đây:
Định nghĩa theo hướng tổng quát, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, quản lý và phối hợp giữa các lực lượng nhằm thúc đẩy công tác đào tạo giáo dục phù hợp với nhu cầu xã hội.
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, kế hoạch, phù hợp với quy luật quản lý hệ thống giáo dục, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam, triển khai quá trình dạy học.
Có thể hiểu quản lý giáo dục là quá trình tác động của nhà quản lý trong việc vận dụng phương pháp, kế hoạch có định hướng, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này giúp nhà trường tổ chức hoạt động một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể trong việc dạy và học phù hợp với mục tiêu đào tạo chung.
Như vậy, quản lý giáo dục là ngành gì? Ngành quản lí giáo dục là ngành khoa học quản lý, có chức năng tổ chức hoạt động giáo dục, giám sát và đánh giá hoạt động giáo dục. Chức năng tổ chức giúp nhà trường hoạt động ổn định để đạ được mục tiêu đào tạo. Giám sát và đánh giá hoạt động giáo dục giúp nhà trường cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu xã hội.
Những lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng khi học quản lý giáo dục
Nhiều học sinh và cả phụ huynh học sinh, hiện nay đang có chung một mối lo lắng và câu hỏi băn khoăn: “Học quản lý giáo dục ra làm gì?”. Sau khi tốt nghiệp người học quản lý giáo dục sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công việc sau:
- Chuyên viên quản lý giáo dục tại các cơ quan quản lý giáo dục như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo).
- Chuyên viên trong các lĩnh vực: quản lý học sinh, sinh viên, tại phòng đào tạo, phòng thanh tra giáo dục hay phòng tổ chức cán bộ, văn phòng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; …
- Chuyên viên tại các cơ sở giáo dục như: trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chính trị của các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp...
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục tại Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Bạn có thể đảm nhận vị trí cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục.
- Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
Cơ hội nghề nghiệp quản lý giáo dục rất nhiều để bạn có thể phát triển
Điểm chuẩn trúng tuyển của tất cả các ngành của Học viện Quản lý giáo dục năm 2018
TT |
Ngành |
Mã ngành |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm trúng tuyển |
---|---|---|---|---|
1 |
Giáo dục học |
7140101 |
A00; B00; C00; D01 |
17.0 |
2 |
Quản lý giáo dục |
7140114 |
A00; A01; C00; D01 |
17.0 |
3 |
Tâm lý học giáo dục |
7310403 |
A00; B00; C00; D01 |
16.0 |
4 |
Kinh tế giáo dục |
7149001 |
A00; A01; D01; D10 |
16.0 |
5 |
Công nghệ thông tin |
7480201 |
A00; A01; A02; D01 |
16.0 |
Danh sách các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục
Ở nước ta còn khá ít các trường đại học đào tạo chuyên ngành Quản lí giáo dục. Hãy tham khảo danh sách các trường uy tín dưới đây nhé:
- Học viện Quản lý giáo dục
- Đại học Giáo dục – ĐHQGHN
- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQG TPHCM
- Đại học Vinh
Danh mục các môn học của ngành quản lý giáo dục
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
9 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
10 |
Tin học |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
11 |
Tâm lý học |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
12 |
Giáo dục học |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
13 |
Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
6 |
Ngoại ngữ |
14 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
7 |
Giáo dục Thể chất |
15 |
Logic học |
8 |
Giáo dục Quốc phòng |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
1 |
Xác suất và thống kê trong giáo dục |
12 |
Kế hoạch hóa phát triển giáo dục |
2 |
Kinh tế học giáo dục |
13 |
Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục |
3 |
Xã hội học giáo dục |
14 |
Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục |
4 |
Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống |
15 |
Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục |
5 |
Bảo đảm chất lượng trong giáo dục |
16 |
Tổ chức và Quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường |
6 |
Lịch sử các tư tưởng giáo dục |
17 |
Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD |
7 |
Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục |
18 |
Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục |
8 |
Tâm lý học quản lý |
19 |
Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường |
9 |
Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD |
20 |
Phát triển chương trình đào tạo |
10 |
Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục |
21 |
Lý luận dạy học hiện đại |
11 |
Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục |
|
|
Một số kỹ năng cần thiết của sinh viên học quản lý giáo dục
Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục được đào tạo chuyên nghiệp với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu xã hội. Một số kỹ năng cơ bản như sau:
- Kỹ năng giao tiếp, quản lý và làm việc nhóm.
- Kỹ năng lắng nghe, quan sát, dự đoán và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng ngoại ngữ tốt
- Khả năng chịu đựng được áp lực công việc cao, thích nghi với cái mới.
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin,
- Kỹ năng tư duy logic, tích cực sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Kỹ năng sư phạm.
Chuẩn bị kỹ các kỹ năng cần thiết để có cơ hội việc làm theo ý muốn
Hãy hoàn thành tốt chương trình đào tạo kiên thức chuyên ngành và kết hợp rèn luyện những kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận những vị trí công việc phù hợp với bản thân.
Theo Cao đẳng Y tế Khánh Hòa (tổng hợp)