Kỳ thi THPT Quốc Gia
Giới thiệu tổng quan về ngành Dược Việt Nam
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
Ngành Dược là gì?
Ngành Dược là tên gọi chung của một ngành nghề y tế chuyên về bào chế và sản xuất các loại thuốc cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc. Người làm công việc trong lĩnh vực ngành dược được gọi là dược sĩ, ngành Dược được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu ra các loại thuốc mới, sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc để đảm bảo chất lượng dược phẩm khi phân phối ra thị trường, quản lý dược. Ngành dược có liên hệ mật thiết đến ngành hóa học.
Ngành Dược tại Việt Nam có cơ cấu như thế nào?
Tại thị trường Việt Nam, thuốc generic chiếm 51 % và biệt dược chiếm 22%, chủ yếu thuốc được phân phối ở bệnh viện, phòng mạch tư nhân và nhà thuốc đơn lẻ chiếm phần lớn phân phối thuốc.
Ngành Dược tại Việt Nam đang có những bước tiến nhanh chóng
Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam thì ngành Dược sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong vòng 5 năm tới và đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên tại Việt Nam ngành dược vẫn đang chịu sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa hoàn thiện được khung pháp lý.
Một thống kê cho thấy có khoảng gần 180 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất thuốc, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược khoảng gần 300 cơ sở. Điều đáng nói là một số doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào sự phát triển của dược phẩm Việt Nam, điều này tạo tiền đề rất lớn cho sự phát triển ngành dược phẩm.
Xu hướng phát triển của ngành Dược trong những năm tới thị trường dược phẩm sẽ tiếp tục lột xác với những bước phát triển tích cực. Có thể kể đến một số xu hướng phát triển như:
- Tận dụng ưu thế về sản xuất cho ngành Dược, chính phủ cam kết tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước lên khoảng 80% đến năm 2020.
- Thị trường dược Việt Nam thu hút những tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực y học cổ truyền.
- Chú trọng hòa nhập với quá trình toàn cầu và hội nhập hóa, thanh lọc doanh nghiệp phát triển chậm và đầu tư vào doanh nghiệp tăng chất lượng.
- Đảm bảo ngành Dược tăng trưởng lên hai con số đến năm 2021.
Theo TS Đinh Mạnh Hùng, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Nha Trang chia sẻ: “Sự tăng trưởng ngành dược trong những năm tới đây là rất khả quan vì ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân hiện nay tăng cao rõ rệt do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được nâng cao nên ngành Dược sẽ có đầu ra tiềm năng hơn”.
Hiện nay ngành Dược tại Việt Nam đang là một trong những ngành hot đúng với câu nói quen thuộc “Nhất y, nhì Dược”, được rất nhiều thí sinh lựa chọn mỗi năm thi ĐH, CĐ. Cũng vì nhu cầu học tăng cao nên nhiều trường CĐ hiện nay cũng mở đào tạo ngành Dược với chất lượng đào tạo uy tín.
Chiến lược phát triển của ngành Dược Việt Nam
Ngành Dược Việt Nam là ngành tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển nhưng cũng nhiều thách thức và rủi ro. Chiến lược phát triển của ngành Dược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đang được dự kiến sẽ thay đổi một số chu trình để cải thiện.
Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ đã ký và và phê duyệt một số nội dung như:
Chú trọng hơn nữa các chính sách và mục tiêu cung ứng thuốc cho đối tượng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người dân nghèo. Mục tiêu sao cho đến năm 2030 về cơ bản thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân về quá trình sản xuất thuốc, phân phối thuốc, sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị.
Ngành Dược Việt Nam hiện nay có thể phát triển được về chủng loại gồm tây y (tân dược), đông y (đông dược) với chủng loại và chức năng phòng bệnh cao hơn cho con người.
Thuốc tân dược đã có tại nước ta từ rất lâu, kết hợp với y học hiện đại, thuốc tân dược được sản xuất từ hóa chất, vi nấm, các cây cỏ được bào chế tinh khiết tốt cho sức khỏe.
Thuốc tân dược có tác dụng chữa khỏi bệnh nhanh, tiện lợi, dễ dùng, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng vì tân dược có thể gây nên một số phản ứng tác dụng phụ không có lợi cho người bệnh.
Thuốc đông dược (đông y) là thuốc có nguồn gốc từ thực vật như cây cỏ, dược liệu quý, thân, củ, quả, rễ cây...được bào chế theo bài thuốc cổ truyền, thuốc có hình dạng như viên nén, viên nang,... nhiều người sử dụng đông y vì tuy hiệu lực phát triển chậm hơn tân dược nhưng thuốc đông y lại hiệu quả trong việc điều trị một số căn bệnh mãn tính.
Ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành dược có cơ hội việc làm cao, ra trường bạn có thể yên tâm có thể tìm việc tại nhiều cơ quan khác nhau. Các sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm chế tạo thuốc, viện nghiên cứu thuốc, kiểm định chất lượng thuốc, mở quầy thuốc tư nhân, làm tại bệnh viện, phân phối thuốc hoặc có năng lực giảng dạy tại một số trường Đại học, cao đẳng có đào tạo ngành dược.
Nhiều sinh viên chọn học y dược để phát triển tương lai
Ngành dược hiện nay đang đứng trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng nên chọn học ngành này bạn sẽ có tương lai công việc khá ổn định.
Địa chỉ học ngành dược uy tín, chất lượng
ĐH Y Hà Nội
ĐH Dược Hà Nội
ĐH Y dược TP.HCM
Học viện Y học Cổ truyền
ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
ĐH Y dược Cần Thơ
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Cao đẳng Dược Trung Ương
Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Cao đẳng Y tế Cộng đồng,..
Dự kiến trong vòng 5 năm tới đây sinh viên đăng ký theo học chuyên ngành dược sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều lĩnh vực ngành Dược trong và ngoài nước. Hướng tới mục tiêu 5 năm tới ngành Dược Việt Nam sẽ nằm trong top 20 quốc gia có sự phát triển ngành dược ổn định nhất thế giới.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành dược Việt Nam, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể hiểu được phần nào về ngành dược Việt Nam và có những quyết định ngành học tương lai đúng đắn cho mình.