Kỳ thi THPT Quốc Gia
Có nên học Kinh doanh thương mại hay không?
Kinh doanh thương mại là ngành nghề như thế nào, có nên học hay không, và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về ngành học này để sẵn sàng cho công việc nghề nghiệp nếu bạn theo đuổi nó trong tương lai với các bạn yêu thích khối ngành kinh tế, thích tiếp xúc khách hàng.
Kinh doanh thương mại là ngành nghề như thế nào?
Kinh doanh thương mại là ngành học chuyên nghiên cứu về mảng kinh doanh, ngành kinh doanh thương mại chính là nhân tố tham gia trực tiếp các công việc kinh doanh trong tổ chức bao gồm các hoạt động như sau:
- Quản trị nhân lực bán hàng
- Tổ chức hoạt động bán hàng có hiệu quả cao
- Lên kế hoạch phát triển, tổ chức, điều hành hoạt động bán lẻ của công ty
- Lên kế hoạch nghiên cứu, nắm bắt về tâm lý, hành vi mua hàng hóa của khách hàng
- Xây dựng các chuỗi cung ứng phát triển phù hợp với công ty
- Nắm bắt các vấn đề có liên quan về môi trường kinh doanh quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng của môi trường này.
Từ những nghiên cứu trên, người làm Kinh doanh thương mại sẽ nhận dạng và định vị được hoạt động kinh doanh của tổ chức, công ty sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh.
Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?
Theo học Kinh doanh thương mại, bạn sẽ có các kiến thức sâu rộng về hoạt động bán hàng, về xuất – nhập kho hay quản trị hoạt động bán lẻ. Kinh doanh thương mại là ngành học chú trọng nhiều về kỹ năng thực tế hơn là phân tích và tính toán.
Ngành Kinh doanh thương mại chú trọng và hoạt động bán hàng
Sinh viên theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học,nghiệp vụ ngoại thương, luật vận tải và bảo hiểm, kinh tế đối ngoại, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại,…
Sinh viên có cơ hội tiếp cận những kiến thức về bán hàng, nghiên cứu thị trường, PR, marketing, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính, lập kế hoạch kinh doanh phát triển công ty, quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. …
Ngoài ra, sinh viên học ngành Kinh doanh thương mại còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại. Hầu hết các hoạt động tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp phải cần có nguồn nhân lực tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại để quản lý và xử lý rủi ro trong kinh doanh.
Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh thương mại như thế nào?
Học Kinh doanh thương mại ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, bạn có thể đảm nhận các công việc như:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên Marketing
- Trưởng ngành hàng
- Trưởng bộ phận thu mua
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất
Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn trên tại các công ty sản xuất, các doanh nghiệp, tổ chức cả trong nước lẫn các doanh nghiệp, tổ chức có liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh doanh thương mại
Học Kinh doanh thương mại, nên hay không?
Học ngành Kinh doanh thương mại, bạn sẽ được trang bị những kiến thức về hoạt động bán hàng, kinh doanh như: quản trị bán lẻ, những phương pháp bán hàng hiệu quả, hoạt động chiêu thị, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, nghiệp vụ bán hàng hay lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính,… Đây là những kiến thức và kĩ năng cần thiết để bạn có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Vậy có nên học Kinh doanh thương mại hay không? Các công việc mà nhân sự trong ngành Kinh doanh thương mại đảm nhiệm giữ vai trò quan trọng trong mô hình kinh tế hiện nay. Các hoạt động tổ chức kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến nguồn nhân lực Kinh doanh thương mại. Do đó, đây là ngành nghề luôn có nhu cầu nhân lực ở mức cao.
Bên cạnh đó, tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, người học có nhiều cơ hội trong lựa chọn các công việc đa dạng, hấp dẫn để phát triển bản thân.
Ngành Kinh doanh thương mại thi khối nào, trường nào?
Với sự mở rộng của các khối thi, các thí sinh có thể thi tuyển vào ngành Kinh doanh thương mại với nhiều khối thi khác nhau như: A00, A01, C02, C04, D01, D07 và D10.
Một số trường Đại học có chất lượng tốt trong đào tạo ngành Kinh doanh thương mại là:
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế TPHCM
- Đại học Kinh tế (thuộc) Đại học Huế
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Tài chính Ngân hàng
Điểm trúng tuyển ngành Kinh doanh thương mại của một số trường đại học uy tín năm 2018:
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: điểm trúng tuyển 19 với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, tiếng Anh).
- Trường Đại học Văn Lang: điểm trúng tuyển 16.25 với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh).
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM: dự kiến tuyển sinh năm 2019 với điểm chuẩn từ 18 - 25 điểm đối với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, sử, Địa).
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: điểm trúng tuyển 21.7 với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân: điểm trúng tuyển 23.15 với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- Trường Đại học Cần Thơ: điểm trúng tuyển 19.25 với các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), C01 (Văn, Sử, Địa).
Kinh doanh thương mại là ngành nghề được quan tâm trong những năm gần đây vì công ty và doanh nghiệp ngày càng mở rộng… Hiện nay ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại để thí sinh chọn lựa. Đây cũng là ngành nghề đem lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn sau khi tốt nghiệp. Khi bạn hiểu rõ ngành kinh doanh thương mại sẽ giúp bạn tự tin hơn với quyết định chọn ngành của mình.
Cao đẳng Y Dược Nha Trang (tổng hợp)