Tin tức
Một số điều cần biết khi sử dụng Paracetamol
Hiện nay, Paracetamol là loại thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng phổ biến, có tác dụng giảm đau nhức và hạ sốt nhanh. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ một số điều cần biết khi sử dụng Paracetamol.
Thuốc Paracetamol và tác dụng
Thuốc Paracetamol hay acetaminophen được điều chế chủ yếu dưới dạng viên nén hay viên sủi dưới nhiều dạng tên thương mại khác nhau. Đây là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong việc điều trị những chứng đau và sốt nhẹ đến sốt vừa.
Paracetamol là chất chuyển hóa hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng để thay thế aspirin. Thuốc được sử dụng trong những trường hợp đau và sốt ở cường độ thấp.
Thuốc cũng có tác dụng giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt. Thế nhưng, liệu pháp hạ sốt thường ít hiệu quả, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản. Paracetamol có khả năng tác dụng lên vùng dưới đồi làm hạ nhiệt, có tác dụng làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Thuốc ít có khả năng tác dụng đến hệ hô hấp và hệ tim mạch cũng như một số cơ quan khác, vì thế, nó được cho là khá “lành tính” so với những loại thuốc có cùng công hiệu.
Một số điều cần biết khi sử dụng Paracetamol
Tương tác nghiêm trọng với bệnh gan
Một nghiên cứu tại Anh về ảnh hưởng của paracetamol lên tế bào gan người cho thấy, thuốc có thể dẫn đến tổn hại gan bằng việc phá vỡ sự liên kết cấu trúc thiết yếu giữa những tế bào liền kề nhau. Từ đó làm cho cấu trúc gan bị tổn hại, tế bào không thể thực hiện chức năng của chúng và thậm chí có thể gây chết tế bào.
Trường hợp này thường xảy ra với những đối tượng bệnh nhân mắc chứng xơ gan, ung thư gan hay xơ gan. Thế nhưng, vẫn chưa có nghiên cứu xác định mối liên quan giữa độc tố trong paracetamol và những bệnh nêu trên.
Thuốc Paracetamol tương tác nghiêm trọng với người mắc chứng bệnh về gan
Việc sử dụng thuốc quá liều trong thời gian dài cũng có thể gây ứ đọng những enzyme gan thiết yếu. Điều này làm cho sự trao đổi chất tăng lên, gây tổn thương cho gan. Chính vì thế, cần thận trọng khi sử dụng paracetamol, đặc biệt là với những trường hợp suy gan.
Những thuốc tương tác với paracetamol gây hại
Thuốc có ảnh hưởng tiêu cực, tăng độc tính với gan khi kết hợp sử dụng với những loại đồ uống chứa ethanol như rượu, bia… và một số loại thuốc chống co giật.
Paracetamol cũng có thể gây tăng huyết áp khi sử dụng cùng với những loại thuốc chống huyết áp cao hay hạ nhiệt nghiêm trọng khi sử dụng với phenothiazine.
Khi sử dụng paracetamol cần lưu ý điều gì?
Không sử dụng paracetamol cho những trường hợp không sốt >38.5 độ C. Khi sử dụng cần kiểm tra công thức thuốc, tránh sự trùng lặp thuốc sẽ dẫn đến quá liều và những phản ứng tiêu cực.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc Paracetamol
Chống chỉ định paracetamol cho những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, hay những người mắc chứng bệnh liên quan đến gan, phổi, thận hay thiếu máu. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, tránh sử dụng những nước uống có chứa paracetamol hay barbiturate…Không sử dụng cho những bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Thuốc được sử dụng theo đường uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể dùng dạng đặt thực tràng. Khi uống paracetamol cần chú ý, nên ngậm một ít nước cho thuốc trương ra, tiếp đó nuốt hết nước và ngậm thuốc. Nên đặt thuốc dưới lưỡi khi sử dụng cho những bệnh nhân trên 10 tuổi.
Bên cạnh đó, cũng tránh sử dụng thuốc để điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày với trẻ nhỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do tình trạng đau kéo dài là biểu hiện của tình trạng bệnh lỹ cần được chuẩn đoán và điều trị.
Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như liều dùng phù hợp để tránh gây quá liều hay những phản ứng tiêu cực.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Không sử dụng paracetamol khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.