Tin tức
Dùng thuốc acetylcystein như thế nào?
Acetylcystein thuộc nhóm thuốc long đàm, được sử dụng trong những trường hợp mắc bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản mạn, viêm phế quản cấp. Đây được xem là loại thuốc hiệu quả để trợ tiêu đờm và chất nhày. Dưới đây là một số điều cần biết để sử dụng thuốc acetylcystein hiệu quả.
Tìm hiểu về thuốc acetylcystein và tác dụng
Acetylcystein có khả năng điều hòa chất nhày theo cơ chế làm tan đàm. Đây là chất của amino- acid tự nhiên, được sử dụng để làm giảm chất nhầy cũng như giải độc paracetamil trong trường hợp sử dụng quá liều. Acetylcystein có khả năng tác đôi đầu nối disulfua trong mucoprotein, giúp giảm sự đặc quánh của đờm và đưa đờm ra ngoài.
Thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp mắc bệnh đường hô hấp có nhầy quánh, có tác dụng làm sạch thường quy trong mở khí quản. Đồng thời, Acetylcystein cũng được sử dụng trong điều trị chứng khô mắt và tiết chất nhầy bất thường.
Acetylcystein là thuốc tan đàm và điều hòa chất nhầy
Ngoài ra, Acetylcystein cũng giúp bảo vệ gan, có khả năng chống gây độc cho gan với cơ chế chuyển hóa thành cysteine, kích thích khả năng tổng hợp glutathione của gan, từ đó có thể bảo vệ gan trong trường hợp bắt đầu điều trị sau quá liều paracetamol trong vòng 12 giờ.
Nên sử dụng thuốc Acetylcystein như thế nào?
Để đảm bảo an toàn cho người dùng và tránh những phản ứng phụ, cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có tiểu sử bệnh hen vì những người này có thể gặp phản ứng co thắt phế quản với những loại thuốc chứa Acetylcystein.
Tránh sử dụng thuốc với những thuốc ho khác hay những loại thuốc giảm bài tiết phế quản. Trong thời gian điều trị có thể xuất hiện đờm loãng phế quản, trường hợp này cần hút đờm để giảm ho cho người bệnh.
Với những trường hợp sử dụng quá liều, thường có những triệu chứng số phản vệ, hạ đường huyết hay những vấn đề khác như làm tan máu, suy hô hấp, suy gan… Lúc này, cần đưa bệnh nhân đến Bệnh viện hay Trung tâm y tế cần nhất để xử lý kịp thời. Ở một số trường hợp nặng, việc sử dụng Acetylcystein có thể dẫn đến tử vong.
Liều lượng sử dụng Acetylcystein
Liều lượng sử dụng thuốc được khuyến cáo cho từng trường hợp bệnh, cụ thể như sau. Với trường hợp sử dụng làm thuốc tiêu chất, có thể phun mù 3-5ml dung dịch 20% hay 6-10ml dung dịch 10% qua đầu ohun nhỏ hay mặt nạ, mỗi ngày sử dụng 3-4 lần.Có thể nhỏ trực tiếp vào khí quản, liều lượng 1-2ml dung dịch 10-20%/lần/ giờ.
Liều lượng sử dụng thuốc acetylcystein
Nếu sử dụng dạng uống, người lớn dùng liều 200mg/3 lần/ngày. Khi sử dụng cần hòa tan với nước. Trẻ em 2-6 tuổi sử dụng 200mg/2 lần/ngày.
Trường hợp sử dụng để điều trị khô mắt, dùng 5% dung dịch kết hợp với hypromellose, 1-2 giọt/lần. Một ngày sử dụng 3-4 lần.
Tác dụng phụ và trường hợp cần thận trọng khi sử dụng
Phản ứng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Acetylcystein là buồn nôn. Một số phản ứng ít gặp khác là nhức đầu, buồn ngủ, viêm miệng hay chảy nước mũi, ù tai hay những phản ứng dị ứng như mày đay, phát ban.. Trường hợp hiếm gặp là co thắt phế quản và phản ứng phản vệ toàn thân. Những tác dụng phụ của thuốc không phổ biến với tất cả đối tượng sử dụng mà chỉ xảy ra với một hay một số trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong trường hợp người bệnh có huy cơ phát hen hay những phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú hay những đối tượng quá mẫn cảm với những thành phần của thuốc.
Ngoài ra, cũng cần chú ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ 15-30 độ C, tránh nơi có độ ẩm cao hay ánh sáng trực tiếp. Trường hợp thuốc đã tiếp xúc với không khí, cần bảo quản ở 2-8 độ C để làm chậm quá trình oxy hóa, và không sử dụng thuốc khi đã tiếp xúc với môi trường quá 96 giờ
Những thông tin về Acetylcystein chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không sử dụng sản phẩm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Nguồn: Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp