Tin tức đời sống
Người bị bệnh bạch cầu tăng cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe,chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cao. Bài viết dưới đây xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho những bệnh nhân này.
- Thuốc acirax 800 là gì? Liều lượng sử dụng như thế nào?
- TOP những thực phẩm giúp tóc khỏe mỗi ngày
- Đi tìm nguyên nhân trong những ngày "Đèn đỏ" chị em luôn trong cảm giác đói
Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
Theo các chuyên gia nhận định bạch cầu là một trong những thành phần quan trong trong máu của mỗi người. Nhiệm vụ chủ yếu của bạch cầu nhằm tăng cường được sức đề kháng trong cơ thể để chống lại được những tác động gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng.
Đối với những người bình thường bạch cầu sẽ dao động trong khoảng tầm từ 4.000 - 10.000/mm3 máu. Trường hợp > 10.000/ mm3 máu tức có nghĩa bạch cầu đang trong tình trạng tăng cao.
Những người trong tình trạng bạch cầu tăng cao sẽ gây cản trở được quá trình lưu thông máu và làm ảnh hưởng đến một số chức năng quan trọng trong cơ thể, nhất là việc sản sinh ra những tế bào máu khỏe. Vậy, trường hợp bạch cầu tăng cao nên ăn gì để có thể khắc phục?
Người bạch cầu tăng cao nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng là một trong những cách giúp mọi người hạn chế được tình trạng bạch cầu tăng cao. Theo như lời khuyên của Thạc sĩ N.H.Đ - Giảng viên Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chia sẻ những người đang trong tình trạng bạch cầu tăng cao cần lựa chọn những thực phẩm:
- Củ dền: đây là một trong những loại củ được chứng minh có tác dụng tăng cường được số lượng hồng cầu trong máu hiệu quả nhất. Với loại củ này mọi người có thể nấu canh, nấu cháo hay có thể ép lấy nước uống.
- Rau má: Loại mau má có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã từng bị tổn thương. Mọi người có thể nấu canh rau má hay ép lấy nước uống mỗi ngày.
- Bí ngô: đây là loại thực phẩm có tác dụng tăng cường thêm lượng hồng cầu trong máu, đặc biệt trong bí ngô chứa khá nhiều lượng Vitamin A giúp cơ thể tạo ra lượng protein và lượng tiểu cầu cần thiết. Mọi người có thể sử dụng bí ngô để nấu canh, nấu sữa bí ngô hay nấu chè, nấu cháo,...
- Củ cải: một số nghiên cứu chứng minh rằng trong củ cải có chứa một lượng Fe tương đối lớn, kèm theo đó là lượng Vitamin và khoáng chất. Những hợp chất này trong củ cải có tác dụng sản sinh hồng cầu, tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển tối da lượng oxi có trong máu.
- Ngoài những thực phẩm mọi người có thể ăn thêm các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó,... những loại hạt này nhằm đẩy mạnh quá trình tăng hồng cầu trong máu và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.
- Các loại thịt đỏ như: thịt cừu, dê, lớn,... có chứ nhiều sắt và hỗ trợ tối đa quá trình tái tạo các hồng cầu đã bị tổn thương trước đó và sản sinh tế bào hồng cầu mới.
- Các loại hản sản: đây được đánh giá là một trong những nguồn dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể trong quá trình sản sinh hồng cầu. Với những món ăn được chế biến từ cua, tôm, ngao, hàu,... sẽ tăng cường thêm lượng hồng cầu cho cơ thể.
Bên cạnh việc tăng cường những thực phẩm trên khi bạch cầu tăng cao, người bệnh cần phải kiểm soát và hạn chế một số loại thực phẩm như: tỏi, sữa chua, trà xanh và lượng Vitamin C trong cơ thể,... Bên cạnh đó, những người bệnh thường tái khám sức khỏe để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra được chính xác lượng bạch cầu trong cơ thể.