Kiến thức y dược

Thứ hai: 25/03/2019 lúc 11:39
Nhâm PT

Viêm nướu được điều trị như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi là một bệnh phổ thông mà chắc hẳn tất cả chúng ta đều mắc phải một lần trong đời. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Cách chữa bệnh này như thế nào?

Viêm nướu là gì?

Viêm nướu là tình trạng nướu (lợi) bị viêm, thường do nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, nó có thể tiến triển thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, viêm nướu và viêm nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.

Viêm nướu do các vi khuẩn hoặc thức ăn thừa bám vào gây ra

Viêm nướu do các vi khuẩn hoặc thức ăn thừa bám vào gây ra

Nguyên nhân gây viêm nướu

Có nhiều yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh nướu răng là mảng bám răng—màng mỏng chứa vi khuẩn thường xuyên bám vào răng. Nướu của bạn thực sự gắn vào răng ở điểm thấp hơn các cạnh nướu mà chúng ta thấy, tạo thành một khoảng trống nhỏ gọi là sulcus. Thực phẩm và mảng bám có thể bị mắc kẹt trong chỗ trống này và gây nhiễm trùng nướu hoặc viêm nướu.

Mảng bám là một màng mỏng của vi khuẩn. Nó liên tục hình thành trên bề mặt răng của bạn. Khi mảng bám tiến triển, nó cứng lại và trở thành cao răng. Bạn có thể bị nhiễm trùng khi mảng bám kéo dài bên dưới đường nướu.

Nếu không được kiểm soát, viêm nướu có thể khiến nướu tách ra khỏi răng. Điều này có thể gây tổn thương cho các mô mềm và xương nâng đỡ răng. Răng sẽ trở nên lỏng lẻo và không ổn định. Nếu nhiễm trùng tiến triển, cuối cùng bạn có thể mất răng hoặc cần đến nha sĩ để loại bỏ nó.

Ngoài những thói xấu quen thuộc dẫn đến bệnh về nướu như lười chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, còn có một số nguyên nhân ít được biết đến hơn gây ra nhiễm trùng miệng.

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng như: vệ sinh răng miệng kém, dùng những loại thuốc làm giảm hệ miễn dịch, bị nhiễm trùng do vi-rút gây ra, thay đổi hoóc-môn trong quá trình thai nghén, căng thẳng, bệnh tiểu đường không được kiểm soát, dùng quá độ thức uống có cồn, hút thuốc lá.

  • Chải răng không đúng cách

  •  Do vi khuẩn mảng bám răng
  •  Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người bị bệnh tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm nướu

Sau đây là các yếu tố nguy cơ gây viêm nướu:

  • Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường
  • Sử dụng một số loại thuốc (thuốc tránh thai, steroid, thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh canxi và hóa trị liệu)
  • Hàm răng khấp khểnh
  • Trám răng bị hỏng
  • Mang thai
  • Yếu tố di truyền
  • Hệ miễn dịch bị tổn thương (như với HIV / AIDS)

Các biểu hiện của viêm nướu

Nhiều người không hề nhận ra rằng họ bị viêm nướu. Bệnh nướu răng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sau đây là một số biểu hiện thường thấy của viêm nướu:

  • Nướu đỏ, mềm hoặc sưng
  • Nướu bị chảy máu khi bạn đánh răng hoặc xỉa răng
  • Răng lung lay
  • Có mủ trong khoảng trống giữa răng và nướu
  • Đau khi nhai
  • Răng nhạy cảm
  • Hơi thở có mùi hôi mà không mất đi sau khi bạn đánh răng.

Viêm nướu được điều trị như thế nào?

Bạn phải thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách để điều trị viêm nướu. Bạn cũng nên cắt giảm việc hút thuốc và kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Làm sạch răng: Có một số kỹ thuật có thể được sử dụng để làm sạch răng mà không cần phẫu thuật. Tất cả đều loại bỏ mảng bám và vi khuẩn để ngăn ngừa kích ứng nướu: loại bỏ cao răng bên trên và dưới nướu; loại bỏ mảng bám và cao răng từ bề mặt chân răng; dùng laser có thể loại bỏ cao răng, ít đau và chảy máu hơn so với những cách khác...

Làm sạch cao răng và mảng bám sẽ giúp chữa khỏi viêm nướu

Làm sạch cao răng và mảng bám sẽ giúp chữa khỏi viêm nướu

  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị viêm nướu:

+ Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine để khử trùng miệng.

+ Kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị các khu vực viêm nướu kéo dài.

+ Doxycycline, một loại kháng sinh, có thể giúp giữ cho các enzyme không gây tổn thương cho răng.

+ Phẫu thuật nắp là một thủ thuật trong đó nướu được nâng trở lại trong khi mảng bám và cao răng được lấy ra. Nướu sau đó được khâu tại chỗ để vừa khít quanh răng.

+ Ghép xương và mô có thể được sử dụng khi răng và hàm bị tổn thương quá nhiều để chữa lành.

+ Phẫu thuật

Làm thế nào có thể ngăn ngừa viêm nướu?

Viêm nướu có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách và phù hợp. Hãy chắc chắn bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và thường xuyên đến nha sĩ. Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride, có thể kèm theo súc miệng với các loại nước súc miệng.

Nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nướu răng có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu đã đến giai đoạn viêm nha chu thì việc điều trị sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển, không cho phá hủy xương và mô xung quanh răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách và đều đặn là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nướu răng.

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh viêm nướu răng. Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết đến các bạn để có thể phòng ngừa các bệnh về răng miệng đúng cách hơn, có một hàm răng khỏe mạnh.

Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)