Kiến thức y dược

Thứ ba: 18/02/2020 lúc 10:15
Nhâm PT

Làm thế nào để sử dụng thuốc Itraconazole an toàn và hiệu quả?

Itraconazole là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, cách sử dụng đúng cách ra sao là những thắc mắc mà những ai đang sử dụng thuốc này quan tâm tới. Để biết thông tin về loại thuốc này mọi người hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Việc tìm hiểu thật kỹ những cách sử dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc… sẽ phần nào giúp các bạn sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao sau quá trình sử dụng.

Những thông tin cơ bản của thuốc Itraconazole

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Tên khác : Itraconazol

Tên Biệt dược : Sporal ;Canditral; Eurotracon; Itaspor

Thuốc biệt dược mới : Canditral, Hasanox, Ibisaol, ItraAPC 100,

Itraconazole 100mg, Itrakon

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nang 100 mg; dung dịch uống: 10 mg/ml (150 ml).

Thành phần : Itraconazole

Thuốc Itraconazole có tác dụng như thế nào?

Thuốc Itraconazole được biết đến là loại thuốc điều trị những bệnh nhiễm trùng nấm. Nó thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus, thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng nấm nhóm azol. Thuốc Itraconazole thường được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị các bệnh nhiễm nấm Candida ở miệng, phụ khoa do nhiễm nấm Candida. Ngoài ra thì thuốc Itraconazole còn có những tác dụng khác chữa nấm nội tạng, nấm móng, nấm men…Tùy vào tình trạng bệnh lý sức khỏe của mỗi người mà khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng phù hợp. Mọi người không được tự ý dùng thuốc nếu như chưa có được hướng dẫn của các dược sĩ.

Thuốc Itraconazole là loại thuốc điều trị những bệnh nhiễm trùng nấm

Thuốc Itraconazole là loại thuốc điều trị những bệnh nhiễm trùng nấm

Chỉ định :

Thuốc Itraconazole được chỉ định cho điều trị dùng cho các trường hợp sau:

  • Nấm Candida ở miệng - họng.
  • Nấm Candida âm hộ - âm đạo.
  • Nhiễm nấm ngoài da, lang ben, niêm mạc, nhãn khoa viêm giác mạc mắt do nấm.
  • Lang ben.
  • Nấm móng do dermatophyte và/hoặc nấm men.
  • Bệnh nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay.
  • Bệnh nấm móng chân, tay (tinea unguium).
  • Bệnh nấm Blastomyces phổi và ngoài phổi.
  • Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazol như bệnh do Microsporum spp, Epidermophyton floccosum, Trichophyton spp
  • Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh nấm Histoplasma rải rác, bệnh mạn tính ở khoang phổi không ở màng não.
  • Bệnh nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi
  • Phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát ở những người bệnh AIDS
  • Nhiễm nấm nội tạng do nấm Aspergillus
  • Các bệnh nhân nhiễm Cryptococcus ở hệ thần kinh trung ương
  • Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị nhiễm Cryptococcus
  • Nhiễm nấm Histoplasma, Paracoccidioides, Blastomyces Sporothrix, và các nhiễm nấm nội tạng
  • Nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp khác.
  • Ðề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính

Chống chỉ định

Thuốc Itraconazole chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp như:

  • Người bệnh đang điều trị với triazolam dạng uống, astemisol, terfenadin, midazolam dạng uống và cisaprid
  • Những người mẫn cảm với itraconazol và các azol khác.
  • Thuốc Itraconazole chống chỉ định sử dụng cho trường hợp đang điều trị bệnh nấm móng cho phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.

Chống chỉ định dùng Itraconazole với những loại thuốc:

  • Thuốc Midazolame và Triazolame đường uống
  • Những thuốc ức chế HMG-CoA reductase
  • Những loại thuốc được tác động và chuyển hóa bởi CYP3A4 Astemizole, Dofetilide, Cisapride, Mizolastine, Lavacetylmethadol, Quinidine có thể làm kéo dài các đoạn CT
  • Thuốc Ergot alkaloid: Ergotamine, Ergometrine, Methylergometrine, Dihydroergotamine

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Itraconazole

Bác sĩ khuyến cáo khi dùng thuốc Itraconazole, người bệnh nên thận trọng những vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng người bệnh cần thận trọng sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử bị suy tim sung huyết hoặc đang bị
  • Thuốc Itraconazole không được khuyến cáo bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh tim, bệnh van tim, bệnh phổi nặng (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), bệnh suy thận, bệnh thiếu máu cục bộ, và một số rối loạn phù nề khác.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc Itraconazole trừ khi được bác sĩ chỉ định và cần cân nhắc các lợi ích và nguy cơ có hại cho bào thai
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Itraconazole phụ nữ ở độ tuổi sinh con cần có các biện pháp tránh thai phù hợp
  • Phụ nữ đang cho con bú ần cân nhắc những lợi ích mà thuốc mang lại so với nguy cơ vì thuốc Itraconazole sẽ tiết ra trong sữa mẹ. Tốt nhất khi sử dụng người bệnh cần ngưng cho con bú
  • Trong suốt thời gian chữa bệnh bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu như có các triệu chứng suy tim sung huyết.
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc chẹn kênh canxi và Itraconazole vì nó có khả năng gây tác động và ức chế những chuyển hóa của các dạng thuốc.
  • Không nên cho trẻ em sử dụng thuốc Itraconazole
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc nếu như nhận thấy có những triệu chứng xấu xuất hiện cho sức khỏe
  • Nên thường xuyên quan sát và điều chỉnh liều dùng thuốc ở những bệnh nhân bị suy thận có dấu hiệu giảm
  • Thận trọng với các trường hợp xuất hiện suy gan cấp hoặc nhiễm độc gan nặng
  • Khi điều trị với thuốc Itraconazole bệnh nhân bị xơ gan cần được điều chỉnh liều dùng thuốc

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Itraconazole, mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Người bệnh có thể gặp phả phản ứng dị ứng, quá mẫn
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Choáng váng
  • Đau dầu
  • Giảm kali huyết
  • Suy tim sung huyết
  • Một số bệnh lý về thần kinh ngoại biên
  • Yếu cơ, nổi mẩn đỏ ở da, ngứa.
  • Triệu chứng như bị cảm cúm chảy nước mũi, sốt
  • Đầy hơi, cảm giác nôn và buồn nôn, tiêu chảy, táo bón
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Cảm giác khó thở, ù tai và các vấn đề về thính giác
  • Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như hoa mắt, ảnh hưởng đến thị lực
  • Đau bụng, nôn mửa, suy nhược
  • Thay đổi nhịp tim
  • Rối loạn hô hấp, trung thất và ngực
  • Nhiễm độc gan nặng, suy gan cấp
  • Nổi mề đay
  • Hội chứng Stevens – Johnson
  • Phù mạch
  • Hói đầu
  • Tăng men gan có phục hồi, viêm gan
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Phù nề nơi tiêm truyền.
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Phát ban, ngứa ngày
  • Nước tiểu có màu vàng sậm

Theo các chuyên gia y dược tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, đây chưa phải là tất cả những tác dụng phụ của thuốc này tuy nhiên những tác dụng phụ này đều có khả năng gây hại đến sức khỏe. Vì vậy nếu như bạn nhận thấy có những dấu hiệu bất thường nên ngừng sử dụng thuốc và báo lại cho bác sĩ được biết.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)