Kiến thức y dược

Thứ tư: 10/04/2019 lúc 11:28
Nhâm PT

Triệu chứng và nguyên nhân của ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HEN-awk SHURN-line PUR-pu-ruh) là một rối loạn gây viêm và chảy máu trong các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được về Ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cùng bạn những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh này.

Triệu chứng của ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Bốn đặc điểm chính của ban xuất huyết Henoch-Schonlein bao gồm:

  • Phát ban (ban xuất huyết):Xuất hiện các đốm màu đỏ tím, trông giống như vết bầm tím trên cơ thể. Đây là dấu hiệu đặc biệt và phổ biến nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein dễ nhận thấy nhất. Phát ban chủ yếu ở mông, chân và bàn chân, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở cánh tay, mặt và thân và có thể nghiêm trọng hơn ở các khu vực có áp lực.

Phát ban xuất huyết là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Phát ban xuất huyết là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

  • Sưng, đau khớp (viêm khớp): Những người mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường bị đau và sưng quanh khớp - chủ yếu ở đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp đôi khi xảy ra trước dấu hiệu phát ban từ một hoặc hai tuần khiến cơ thể khó đi lại. Tuy nhiên những triệu chứng này giảm dần khi bệnh khỏi và không để lại tổn thương lâu dài.
  • Triệu chứng đường tiêu hóa. Nhiều trẻ em mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein có các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc phân có máu. Những triệu chứng này đôi khi xảy ra trước khi phát ban mọi người nên để ý kỹ.
  • Triệu chứng về thận: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein cũng có thể ảnh hưởng đến thận. Trong hầu hết các trường hợp, điều này thể hiện dưới dạng protein hoặc máu trong nước tiểu, mà bạn thậm chí có thể không biết trừ khi làm xét nghiệm nước tiểu. Thông thường triệu chứng này sẽ biến mất khi bệnh khỏi. Nhưng trong một vài trường hợp, bệnh thận có thể phát triển và thậm chí vẫn ảnh hưởng đến bạn sau khi Ban xuất huyết Henoch-Schonlein đã khỏi.

Nguyên nhân nào gây ra ban xuất huyết Henoch-Schonlein?

Trong ban xuất huyết Henoch-Schonlein, một số mạch máu nhỏ trong cơ thể bị viêm, có thể gây chảy máu ở da, bụng và thận. Tại sao ban đầu tình trạng viêm này phát triển không rõ ràng? Có thể đó là kết quả của hệ thống miễn dịch phản ứng không phù hợp với các tác nhân từ bên ngoài.

Theo thống kê, gần một nửa số người mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein đã phát bệnh sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh. Các tác nhân gây nhiễm trùng có thể bao gồm thủy đậu, viêm họng liên cầu khuẩn, sởi và viêm gan. Các tác nhân khác có thể bao gồm một số loại thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh.

Nguyên nhân gây ra ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể do thủy đậu

Nguyên nhân gây ra ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể do thủy đậu

Những ai dễ mắc ban xuất huyết Henoch-Schonlein?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Trong đó các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein bao gồm:

  • Tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh niên, với phần lớn các trường hợp xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi.
  • Giới tính: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein phổ biến hơn một chút ở bé trai so với bé gái.
  • Chủng tộc: Trẻ em da trắng và châu Á có nhiều khả năng bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein hơn trẻ em da đen.
  • Mùa trong năm: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein chủ yếu xảy vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân nhưng hiếm khi vào mùa hè.

Biến chứng của ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Đối với hầu hết trường hợp, các triệu chứng cải thiện trong vòng một tháng, không để lại vấn đề. Nhưng nguy cơ tái phát ban xuất huyết Henoch-Schonlein khá phổ biến.

Các biến chứng liên quan đến ban xuất huyết Henoch-Schonlein bao gồm:

  • Thận hư: Biến chứng nghiêm trọng nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein là tổn thương thận. Nguy cơ này lớn hơn ở người lớn. Đôi khi, tổn thương nghiêm trọng đến mức bệnh nhân cần lọc máu hoặc ghép thận.
  • Tắc ruột: Trong một số trường hợp hiếm gặp, ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây ra chứng co thắt. Đây là tình trạng mà một phần của ruột gập vào chính nó, ngăn không cho vật chất di chuyển qua ruột. Trường hợp này là hiếm ở người lớn.

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Tình trạng này thường có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn gặp rối loạn ảnh hưởng đến thận, bạn sẽ cần tới sự chăm sóc y tế.

Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)