Kiến thức y dược

Thứ ba: 01/10/2019 lúc 14:13
Nhâm PT

Tổng hợp những thông tin về thuốc Cefuroxim

Cefuroxim là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm cephalosporin được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật. Cách sử dụng thuốc Cefuroxim như thế nào? Khoa Dược - Cao đẳng Y Dược Nha Trang sẽ chia sẻ và tổng hợp đến người dùng dưới đây.

Thành phần chung Cefuroxime

Tên chung quốc tế: Cefuroxime.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Dạng thuốc và hàm lượng:

Cefuroxim axetil: Dạng thuốc uống, liều biểu thị theo số lượng tương đương của cefuroxim.

Hỗn dịch uống 125 mg/5 ml; 250 mg/5 ml; viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg.

Cefuroxim natri: Dạng thuốc tiêm, liều biểu thị theo số lượng tương đương của cefuroxim.

Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.

Dung môi pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: Nước cất pha tiêm.

Dung môi pha truyền tĩnh mạch liên tục: Thuốc tiêm natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5%, thuốc tiêm dextrose 10%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,45% và thuốc tiêm natri lactat M/6.

Thành phần: Cefuroxim 500mg ( dưới dạng Cefuroxim acetil 602mg )

Tá dược vừa đủ 1 viên

Hàm lượng của các dạng thuốc:

Dạng thuốc uống: Cefuroxim axetil

✓ Dung dịch: 250 mg/5 ml ;125 mg/5 ml,

✓ Viên nén: 250 mg, 500 mg, 125 mg,

Dạng thuốc tiêm: Cefuroxim natri

✓Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.

Dược động học :

Sau khi người bệnh uống thuốc, cefuroxime axetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxime vào hệ tuần hoàn.Thuốc Cefuroxim hấp thu tốt nhất khi được uống trong bữa ăn.

Tác dụng Cefuroxim

Cefuroxime là kháng sinh phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, thuốc tiêm dạng muối natri, thuốc uống dạng axetil este. Cefuroxim là thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, bệnh lậu hay chốc lở ngoài da do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp phẫu thuật, Cefuroxim được sử dụng với mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Cefuroxim rất bền với nhiều enzym beta - lactamase của vi khuẩn gram âm, có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta - lactamase/cephalosporinase.

 Cefuroxim là thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, mô mềm

Cefuroxim là thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, mô mềm

Chỉ định:

Dạng uống:

✓ Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Cefuroxim để chữa các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, xoang, avidan, viêm họng. viêm tai,…

✓ Thuốc Cefuroxim được dùng để chữa viêm đường tiết niệu, viêm da hay các triệu chứng nhiễm khuẩn nặng khác.

✓ Thuốc Cefuroxim được sử dụng để điều trị bệnh sốt phát ban đỏ do Borrelia burgdorferi gây ra.

✓Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng

✓Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn da và mô mềm như bệnh nhọt, mủ da, chốc lở.

✓Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế quản cấp và mạn.

✓ Bệnh lậu không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

Dạng tiêm:

✓ Công dụng của thuốc tiêm Cefuroxim natri cũng khá tương tự như dạng uống, giúp cơ thể kháng khuẩn

✓ Thuốc tiêm Cefuroxim được dùng trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm màng não.

✓ Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ho, cảm cúm, kể cả bệnh viêm phổi.

✓ Thuốc Cefuroxim được chỉ định dùng để đề phòng lây nhiễm vi khuẩn trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định :

Những trường hợp không nên sử dụng thuốc:

  • Bạn bị dị ứng với thuốc hoặc với bất kì loại kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin; betalactam; penicillin hay một số loại thuốc khác
  • Bệnh nhân từng bị bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Những người có vần đề về thận
  • Cơ thể mẫn cảm với các thuốc kháng sinh nhóm betalactam như Penicillin hay Carbapenems.
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi cũng không được dùng thuốc Cefuroxim nên trước khi quyết định dùng thuốc vẫn cần kiểm tra thận.
  • Thận trọng khi kê đơn thuốc này với những thuốc lợi tiểu vì ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của thận.

Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng Cefuroxime cho một số nhóm đối tượng sau:

  • Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mắc các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận. Người đang mắc bệnh về thận khi vào cơ thể, Cefuroxime được đào thải qua thận. Nếu chức năng thận bị suy giảm, nồng độ cefuroxime không được đào thải hết sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Nên giảm liều thuốc Cefuroxim tiêm ở những người suy thận
  • Trao đổi lại với bác sĩ điều trị nếu bạn đang trong thai kì, dù chưa xác định được rủi ro nào đối với bào thai. Tuy nhiên cũng chưa chắc chắn rằng bạn sẽ không có bất kì phản ứng nào xấu cho thai nhi khi bà bầu sử dụng.
  • Thuốc có khả năng đi vào tuyến sữa và khiến trẻ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn, thận trọng khi cho con bú
  • Cần theo dõi người bệnh cẩn thận nếu dùng Cefuroxim dài ngày
  • Thận trọng khi sử dụng Cefuroxime cho người cao tuổi vì ở người cao tuổi, chức năng thận bị suy giảm dẫn đến việc đào thải thuốc chậm hơn nên những đối tượng này sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nhiều hơn.
  • Hết sức thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho những người có bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
  • Nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng trong khi điều trị, phải ngưng sử dụng thuốc.
  • Khi dùng thuốc cần thải theo dõi bệnh cẩn thận vì dùng Cefuroxim dài ngày có thể làm cho những chủng không nhạy cảm pháp triển quá mức

 Thận trọng đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận

Thận trọng đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận

Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxime an toàn

Theo khuyến cáo, khi dùng thuốc Cefuroxime cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Cách dùng thuốc Cefuroxime:

Có thể dùng thuốc Cefuroxime cùng với bữa ăn hoặc không đều được. Uống thuốc đầy đủ trong thời gian quy định, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc, hợp bỏ liều có thể làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và kháng thuốc kháng sinh.

Liều lượng thuốc Cefuroxime

Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng cũng như tình trạng bệnh.Thuốc sẽ vô hiệu nếu dùng không đúng dạng và hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng thuốc Cefuroxime cho người lớn bị viêm phế quản:

- Dùng Cefuroxime từ 250 - 500 mg, mỗi ngày uống 2 lần. Hoặc có thể dùng 750mg – 1,5g tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong thời gian từ 5 -10 ngày.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim dành cho người bị viêm họng, viêm xoang hàm, viêm amidan: uống 250mg, 12 giờ một lần.

- Thuốc Cefuroxim cho người bị viêm bàng quang: Nếu người bệnh không có biến chứng, dùng cefuroxime 250mg, 2 lần/ngày. Hoặc dùng 750mg tiêm vào tĩnh mạch cách nhau 8 giờ liên tục từ 7 đến 10 ngày.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim dành cho người nhiễm trùng khớp: Người bệnh nên dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch, cách 8 giờ/ lần và điều trị liên tục trong khoảng 3-4 tuần.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim dành cho người bị bệnh lậu cổ tử cung, niệu đạo không biến chứng, bệnh lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: uống liều duy nhất 1g.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi bị viêm nắp thanh quản: tiêm cefuroxime 1,5g vào tĩnh mạch, cách nhau từ 6 - 8 giờ tùy thuộc vào tính chất  và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi điều trị bệnh Lyme: Dùng cefuroxime 500mg 2 lần/ngày và liên tục trong 20 ngày.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi bị viêm màng não: Dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 giờ hoặc 3g cách nhau 8 giờ trong 14 ngày.

- Dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, điều trị liên tục trong khoảng 4-6 tuần tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng nếu bạn bị viêm xương tủy

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi điều trị bệnh viêm tai giữa: uống hai lần/ngày trong 10 ngày

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi điều trị bệnh viêm phúc mạc: Người bệnh nên dùng thuốc cefuroxime 750mg đến 1,5 g tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ, trong 10-14 ngày.

- Dùng cefuroxime 750mg đến 1,5g uống cách nhau 8 giờ hoặc 250-500mg, 2 lần/ngày trong 14 ngày khi chẳng may bị viêm bể thận

- Dùng cefuroxime 750mg tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ nếu không biến chứng viêm phổi. Nếu bệnh phức tạp, bạn có thể dùng từ 1,5g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch và cũng cách nhau 8 giờ.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết: Bạn nên dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch, cách 6-8 giờ, kết hợp với aminoglycoside. Nên điều trị liên tục trong 7-21 ngày tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng.

- Liều dùng thuốc Cefuroxim khi điều trị bệnh nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Dùng cefuroxime 250-500mg uống 2 lần/ngày (không biến chứng nhiễm trùng) hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong 10 ngày.

- Nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp trên: Bạn hãy dùng cefuroxime 250-500mg uống hai lần/ngày.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là bệnh không biến chứng, hãy dùng cefuroxime 250mg uống hai lần/ngày trong 7-10 ngày hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ. Trong trường hợp bệnh phức tạp bạn hãy dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Cefuroxim

Trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh Cefuroxim có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tiêu chảy
  • Ðau rát và viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền
  • Nổi ban sần sùi
  • Táo bón, đau bụng, khó chịu ở dạ dày.
  • Phản ứng phản vệ toàn thân, nhiễm nấm candida.
  • Buồn nôn.
  • Tăng bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm dương tính.
  • Sốt cao da vàng ứ mật, thiếu máu tan máu.
  • Có hiện tượng động kinh, chảy máu bất thường.
  • Bị tê, đau, yếu cơ.
  • Có triệu chứng vàng da, da phát ban, bong tróc, rộp, bầm tím, ngứa,...
  • Lên cơn co giật, đau đầu, kích động, không kiểm soát hành vi.
  • chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ khủng khiếp.
  • Thận nhiễm độc có tăng tạm thời ure huyết, viêm thận kẽ.
  • Một số trường hợp xương khớp bị đau, có thể liên quan đến tiền sử bệnh tái phát.
  • Bị sưng, tăng cân, khó thở
  • Bị ho, nghẹt mũi, có đốm trắng, lở loét trong miệng hoặc trên môi.
  • Ngứa âm đạo
  • Hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, hăm tã ở trẻ sơ sinh.
  • Cơ thể bị sốt, sưng hạch, nổi mẩn, đau khớp, ớn lạnh.

Ngoài những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của thuốc Cefuroxim, người bệnh cũng cần phải tìm hiểu kỹ cơ thể của mình xem có bị dị ứng hoặc phản ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không để tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng.

Tương tác thuốc

Nên dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, vì những thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.

Thuốc sẽ giảm tác dụng khi sử dụng với Ranitidin với natri bicarbonate, làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim axetil.

Cách bảo quản thuốc cefuroxim

Bạn nên bảo quản thuốc cefuroxime ở nhiệt độ phòng, cách xa độ ẩm và nhiệt độ cao, đóng chặt bình khi không sử dụng. Không nên bảo quản thuốc cefuroxime lỏng trong tủ lạnh hoặc trong ngăn đá. Vứt bỏ thuốc cefuroxime lỏng cũ không sử dụng hơn 10 ngày.

Lưu ý: Những thông tin chia sẻ về công dụng, liều dùng của thuốc Cefuroxime trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Đọc xong, người dùng tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết được tổng hợp bởi TS, giảng viên khoa Dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)