Kiến thức y dược

Thứ ba: 11/02/2020 lúc 11:29
Nhâm PT

Tổng hợp đầy đủ cách dùng, liều dùng của thuốc Hydralazine

Hydralazine là thuốc giãn mạch tác dụng trực tiếp ngoại vi chọn lọc trên động mạch, Hydralazine được sử dụng như một chất chống tăng huyết áp, làm giảm mạch cản bằng cách giảm trương lực cơ. Cùng tìm hiểu về cách dùng, liều dùng cũng như những tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này trong bài viết dưới đây.

Hydralazine là gì?

Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch, thuốc chống tăng huyết áp.

Tên biệt dược: Apo-Hydralazine

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 10 mg, 20 mg, 100 mg, thuốc tiêm: 20 mg/ml

Thành phần: Hydralazine HCl.

Tên quốc tế: Hydralazine.

Tác dụng của thuốc Hydralazin

Hydralazin là thuốc giãn mạch ngoại vi hoạt động bằng cách thư giãn các mạch máu. Hydralazin là thuốc hoạt động bằng cách tiểu động mạch nhiều hơn tĩnh mạch chọn lọc trên động mạch. Hydralazin làm giảm mạch cản bằng cách giảm trương lực cơ, tăng cung cấp máu và oxy cho tim. Trong điều trị tăng huyết áp, Hydralazin thông qua cơ chế điều hoà cân bằng nội mô có chức năng như một chất chống oxy hóa giảm mạch cản sẽ dãn đến thận và não.

Hydralazin thường được sử dụng trong quá trình mang thai và đó được gọi là tiền sản giật. Thuốc cũng ức chế các enzyme gắn màng tạo thành các loại oxy phản ứng. Hydralazin có tác dụng trong việc điều trị suy tim cũng như suy tim sung huyết vì làm giảm mạch cản làm tăng lưu lượng của tim tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến các huyết áp và áp lực đổ đẩy tần số tim, thất trái.

Hydralazin là thuốc giãn mạch máu

Hydralazin là thuốc giãn mạch máu

Chỉ định:

Hydralazin được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta và có thể kết hợp với lợi tiểu hoặc các thuốc hạ áp khác

Hydralazin được sử dụng phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp để điều trị căn bệnh tăng huyết áp vừa và nặng. Chỉ định sử dụng khi cơn tăng huyết áp tăng, tăng huyết áp khi mang thai gồm sản giật, tiền sản giật, suy tim (điều trị tại bệnh viện).

Chống chỉ định:

Hydralazin chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Phình mạch tách.
  • Suy tim có tăng lưu lượng tim
  • Bệnh nhân có tiền sử lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
  • Hydralazin chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhịp tim nhanh, có triệu chứng quá mẫn với thuốc.
  • Tâm phế mạn.
  • Tiền sử lupus ban đỏ toàn thân
  • Hẹp van 2 lá hoặc van động mạch chủ
  • Chống chỉ định Hydralazin cho bệnh nhân bị viêm màng tim co thắt
  • Nhịp tim nhanh
  • Suy tim có tăng cung lượng tim
  • có triệu chứng quá mẫn với thuốc
  • Hẹp van hai lá hoặc van động mạch chủ
  • Viêm màng ngoài tim co thắt.

Liều lượng và cách dùng của thuốc Hydralazin

Cách dùng :

Thuốc Hydralazin được bác sĩ chỉ định dùng chủ yếu bằng đường uống để điều trị tăng huyết áp. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thuốc này sẽ được dùng đường uống hiệu quả hạ áp không ổn định. Có thể sẽ được chỉ định dùng tiêm bắp hoặc là tiêm tĩnh mạch để hạ huyết áp nhanh khi có cơn tăng huyết áp kịch phát.

Trường hợp dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch tốc độ tiêm thuốc hydralazin không vượt quá 0,2 mg/kg/phút và lưu ý là sử dụng nồng độ dung dịch tiêm tĩnh mạch không vượt quá 20 mg/ml. Sau một thời gian đã sử dụng đường tiêm tĩnh mạch thì hydralazin cần được chuyển sang sử dụng dạng uống để theo dõi dễ dàng hơn.

Liều lượng

Liều lượng Hydralazin thông thường sử dụng cho trường hợp bị tăng huyết áp:

Tăng huyết áp: người lớn ngày uống 2 lần, uống 25 mg một lần, tăng lên tới liều tối đa 50 mg/lần nếu cần,

Trẻ em: Liều đầu tiên không được vượt quá 25 mg, ngày chia làm 4 lần, 0,75 mg/kg sau đó tăng liều trong tối đa 7,5 mg/kg/ngày hoặc 200 mg/ngày thời gian 3 – 4 tuần.

Liều lượng Hydralazin thông thường sử dụng cho trường hợp bị suy tim:

Trong trường hợp bị suy tim ngày uống 3 – 4 lần, 25 mg một lần. Liều duy trì thông thường của thuốc này là 50 -75 mg, ngày uống 4 lần, tăng liều cách nhau 2 ngày nếu cần.

Trong trường hợp bạn sử dụng bằng thuốc tiêm khi:

Có cơn tăng huyết áp (bao gồm cả khi mang thai), người lớn, tiêm tĩnh mạch chậm5 – 10 mg pha loãng với 10 ml dung dịch natri clorid 0,9%; có thể tiêm lặp lại sau 20 – 30 phút nếu cần.

Liều lượng Hydralazin thông thường sử dụng cho trường hợp bị tăng huyết áp:

Truyền tĩnh mạch, 200 – 300 microgam/phút liều ban đầu, liều duy trì thông thường 50 – 150 microgam/phút.

Liều lượng Hydralazin thông thường sử dụng cho trẻ em ở trường hợp bị tăng huyết áp: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,1 – 0,2 mg/kg cách nhau 4 – 6 giờ (khi cần)

Liều lượng Hydralazin thông thường sử dụng cho trường hợp trẻ em bị suy thận hoặc suy gan: bác sĩ sẽ phải giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hydralazin

  • Thuốc Hydralazin điều trị tăng huyết áp, làm giãn động mạch nên gây kích thích cơ tim. Vì thế mà thuốc này cần phải dùng thận trọng cho người bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim
  • Dùng thận trọng cho người bị máu cục bộ vì rất có thể làm tăng đau thắt ngực
  • Thuốc Hydralazin không được dùng cho người bị nhồi máu cơ tim đến khi nào bệnh này được ổn định
  • Trước khi dùng hydralazine người đang nghi ngờ bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim phải được dùng vài ngày một thuốc chẹn beta để phòng ngừa các khả năng bị kích thích cơ tim.
  • Phải theo dõi hạ huyết áp tư thế và tim nếu dùng hydralazin cho người suy tim và người suy tim nên điều trị ở bệnh viện
  • Nếu dùng hydralazin cho người bị thiếu máu cơ tim cục bộ có thể làm tăng đau ngực
  • Phải thận trọng dùng hydralazin cho người bị suy tim, phải giảm liều dần dần
  • Nếu muốn ngừng điều trị hydralazine phải giảm dần.
  • Có thể sử dụng hydralazin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thời kỳ mang thai và cho con bú vì Hydralazin bài tiết vào sữa mẹ với số lượng ít
  • Không nên lái xe hoặc đứng máy trong giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc hydralazine
  • Lưu ý thận trọng dùng hydralazin cho người bị bệnh ở mạch máu não.
  • Phải giảm liều hydralazine khi người bệnh có tổn thương thận hoặc gan.
  • Trong các trường hợp phải dùng thuốc hydralazin dài ngày, người bệnh cần phải làm định kỳ xét nghiệm máu, nước tiểu

Tác dụng không mong muốn của thuốc Hydralazin

Những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Hydralazin trong thời gian dùng thuốc như:

  • Nhịp tim đập nhanh bất thường.
  • Bị tê, rát, đau
  • Cơ thể mệt mỏi như muốn bị ngất xỉu.
  • Bị sưng mặt, tay, chân hay bụng.
  • Có cảm giác bị ngứa ran khắp người.
  • Da nhợt nhạt và dễ bị thâm tím hơn.
  • Nước tiểu có màu đậm hơn so với bình thường.
  • Đi tiểu tiện đau đớn và dễ bị thâm tím.
  • Bị tiêu chảy, táo bón.
  • Bị lú lẫn
  • Bị đau hay có thể bị sưng khớp
  • Suy nhược cơ thể, đau vùng ngực
  • Đau nhức đầu.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Bị đau khớp hoặc đau cơ.
  • Bị ngứa hay bị nổi phát ban ở mức độ nhẹ.
  • Chảy nước mũi hay bị nghẹt mũi.
  • Buồn nôn.
  • Tạo cảm giác lo âu.
  • Tăng enzym gan
  • Đỏ bừng mặt, sốt, phản ứng quá mẫn
  • Giảm tiểu cầu, bạch cầu
  • Lo lắng, trầm cảm
  • Tắc mũi viêm cầu thận cấp tính.
  • Nhức đầu, tim nhanh, trống ngực
  • Triệu chứng giống lupus ban đỏ toàn thân
  • Nên đi cấp cứu nếu gặp phải tác dụng dụng phụ như khó thở, bị sưng mặt/ môi/ lưỡi/ họng.
  • Mọi người cần phải gặp bác sĩ nếu gặp phải tác dụng dụng phụ nghiêm trọng

Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc này không phải ai cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ nêu trên vì vậy tốt nhất mọi người nên dùng thuốc theo đúng các hướng dẫn của dược sĩ về liều lượng và cách dùng.

Những thông tin vừa cung cấp trên từ các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã cung cấp những thông tin giúp mọi người hiểu hơn về thuốc Hydralazine tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)