Kiến thức y dược
Tìm hiểu thông tin thuốc chống co giật Clonazepam
Clonazepam thuộc nhóm benzodiazepin có đặc tính chống co giật, an thần, giãn cơ và giải lo âu. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
Thông tin thuốc Clonazepam
Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
Tên Biệt dược : Antaspan; Rivotril
Thuốc biệt dược mới : Antaspan 0.25, Antaspan 0.5, Antaspan 0.5 flash, Antaspan 0.5 flash, Antaspan 1, Antaspan 1
Dạng thuốc và hàm lượng Viên chứa 0,5 mg hoặc 1 mg hoặc 2 mg clonazepam. Ống tiêm chứa 1 mg trong 1 ml và một ống chứa 1 ml nước cất vô khuẩn
Thành phần : Clonazepam
Tác dụng
Clonazepam thuộc nhóm benzodiazepine, được chỉ định để ngăn ngừa và kiểm soát cơn động kinh bao gồm cơn vắng ý thức hoặc hội chứng Lennox-Gastaut. Thuốc cũng được dùng để điều trị các cơn hoảng loạn và lo âu ở người lớn và trẻ em.
Clonazepam có đặc tính chống co giật, an thần, giãn cơ và giải lo âu
Chỉ định:
- Thuốc Clonazepam có tác dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh sử dụng để điều trị một số thể động kinh, bao gồm cơn vắng ý thức hoặc hội chứng Lennox-Gastau.
- Thuốc cũng dùng để điều trị mọi trạng thái động kinh và co giật của bệnh động kinh nhất là đối với động kinh cơn nhỏ, động kinh liên tục, điển hình hoặc không điển hình.
- Clonazepam cũng dùng điều trị các chứng hoảng sợ, rối loạn hoảng sợ.
- Ngoài ra còn có các tác dụng với bệnh mộng du, giai đoạn hưng cảm của cyclothymia, tâm thần kích động, triệu chứng cai rượu ảo giác, mê sảng rượu cấp tính hoặc đe dọa.
Chống chỉ định:
Không sử dụng thuốc Clonazepam với người bị bệnh gan, bệnh glôcôm góc đóng cấp
Chống chỉ định đối với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các chất benzodiazepin. Không dùng cho người bị nhược cơ, rối loạn ý thức, hôn mê suy hô hấp cấp tính trầm cảm nặng, mãn tính phổi tắc nghẽn, ngộ độc rượu cấp tính
Không sử dụng thuốc Clonazepam với người mang thai hoặc cho con bú
Thận trọng
- Thận trọng đối với người bệnh có rối loạn chức năng thận
- Người có bệnh hô hấp vì thuốc gây tăng tiết nước bọt và có khả năng ức chế hô hấp.
- Thận trọng khi điều trị clonazepam ở người bệnh động kinh.
- Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc
- Người bệnh có động kinh có thể gia tăng tỷ lệ xuất hiện nhanh các cơn động kinh co giật toàn bộ.
- Do clonazepam có khả năng gia tăng nguy cơ gây dị dạng bẩm sinh cho thai nhi nên trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được dùng clonazepam. Trong trường hợp cần thiết nếu thuốc phải dùng trong thời kỳ mang thai phải có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn
- Việc ngừng thuốc clonazepam phải được tiến hành từng bước và theo chỉ dẫn của bác sũ
Liều lượng và cách dùng thuốc Clonazepam phù hợp
Liều dùng đối với người lớn điều trị dự phòng bệnh động kinh:
Theo một số chuyên gia nghiên cứu dược, khoa Dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang cho biết, liều đầu tiên không vượt quá 1,5mg/ngày chia thành 3 lần dùng cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát. Liều duy trì khoảng 4 - 8mg/ngày chia thành 3 lần, liều tối đa là 20mg/ngày.
Liều dùng đối với người lớn điều trị chứng hoảng sợ, lo âu:
Liều dùng khởi đầu là 0,25mg/lần và dùng 2 lần mỗi ngày, có thể tăng đến 1mg/ngày và dùng cho đến khi chứng hoảng sợ được kiểm soát. Liều tối đa là 4mg/ngày.
Liều dùng đối với trẻ em điều trị dự phòng động kinh:
Liều dùng đối với trẻ còn bú sữa mẹ và trẻ dưới 10 tuổi hoặc 30kg liều khởi đầu từ 0,01 - 0,03mg/kg/ngày và chia thành 3 lần.
Liều dùng có thể tăng thêm không quá 0,25 - 0,50mg/24 giờ và chia thành 3 lần. Liều duy trì: từ 0,1 - 0,2mg/kg/24 giờ và chia thành 3 lần. Liều tối đa điều trị dự phòng động kinh là 0,2mg/kg/24 giờ.
Tác dụng không mong muốn
Những tác dụng không mong muốn đều do tác dụng an thần và giãn cơ của clonazepam gây nên. Những phản ứng thường gặp đó là:
- Buồn ngủ
- Táo bón, đau bụng
- Tăng cân, phù nề.
- Khó chịu vùng bụng, viêm dạ dày
- Rối loạn tác phong, biến đổi nhân cách
- Ðôi khi có tăng tiết nước bọt và tăng tiết dịch phế quản
- Rối loạn điều phối (30%).
- Rối loạn hành vi (25%)
- Tăng tiết phế quản
- Ðau ngực, đánh trống ngực.
- Thống kinh
- Nhức nửa đầu, dị cảm, run
- Mất ngủ, lo lắng, bị kích thích và ác mộng
- Hiếm gặp trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu