Kiến thức y dược

Thứ năm: 21/02/2019 lúc 11:38
Nguyễn Trang

Thuốc Loratadine có tác dụng như thế nào?

Loratadine là thuốc để điều trị bệnh lý gì? Liều dùng chỉ định điều trị bệnh như thế nào? Trước khi dùng thuốc điều trị bệnh mọi người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để dùng thuốc điều trị bệnh dứt điểm.

Thuốc Loratadine có tác dụng như thế nào?

Loratadine là một trong những loại thuốc kháng Histamin điều trị những triệu chứng như: bị chảy nước mũi, bị ngứa, chảy nước mắt, bị hắt hơi hay là bị những dị ứng khác. Loại thuốc này cũng có khả năng làm giảm đi được tình trạng ngứa do phát ban.

thuoc-loratadin-1
Thuốc Loratadine có tác dụng như thế nào?

Loratadine không có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay/ ngăn chặn, điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bởi vậy, khi đó các bác sĩ sẽ kê đơn Epinephrine nhằm điều trị những phản ứng dị ứng, mọi người nên mang theo dụng cụ tiêm Epinephrine bên mình. Tuy nhiên, mọi người cần phải lưu ý không được thay thế Loratadine để thay thế với Epinephrine.

Mọi người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về liều dùng thuốc Loratadine trước khi dùng. Không nên dùng loại thuốc này đối với trẻ < 6 tuổi trừ khi các bác sĩ chỉ định. Trường hợp sử dụng thuốc nhai, khi đó mọi người không nên dùng cho trẻ < 2 tuổi khi có chỉ định của các bác sĩ.

Liều dùng thuốc Loratadine như thế nào?

Liều dùng thuốc Loratadine dành cho mỗi người là không giống nhau. Bởi vậy, trước khi dùng thuốc các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, tình hình bệnh lý để chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng. Liều dùng thuốc được chỉ định cụ thể:

Liều lượng thuốc Loratadine dành cho người lớn

- Liều dùng đối với những người bị viêm mũi dị ứng: bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc Loratadine 10mg/ ngày.

- Đối tượng mắc bệnh mày đay: liều dùng thuốc tương ứng 10mg/ ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng: bác sĩ chỉ định liều dùng 10mg/ ngày.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Loratadine đối với trẻ em

+ Trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ được chỉ định liều dùng theo từng độ tuổi:

  • Trẻ từ 2 - 5 tuổi: bác sĩ chỉ định dùng thuốc Loratadine 5mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ > 6 tuổi: liều dùng tương ứng được chỉ định dùng 10mg/ lần/ ngày. (bác sĩ sẽ chỉ định dùng dạng thuốc Loratadine viên nén, viên nang hay dạng thuốc viên nén phân hủy).

+ Những trẻ bị nổi mề đay khi đó sẽ được các bác sĩ chỉ định:

  • Trẻ > 6 tuổi: khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng 10mg/ lần/ ngày.
  • Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi: liều dùng thuốc Loratadine được bác sĩ chỉ định dùng 5mg/ lần/ ngày.

Tuy nhiên, trước khi có ý định cho trẻ dùng thuốc Loratadine, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để biết được liều dùng cũng như cách dùng thuốc an toàn.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Loratadine an toàn

Trong những trường hợp dùng thuốc Loratadine tự điều trị không kê toa, khi đó hãy đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng trước khi dùng. Khi được các bác sĩ chỉ định về liều dùng thuốc, khi đó bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ và đọc thêm hướng dẫn ở trên nhãn thuốc. Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi đó mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để hiểu rõ hơn.

thuoc-loratadin-2
Hướng dẫn cách dùng thuốc Loratadine an toàn

Mọi người nên dùng thuốc Loratadine bằng đường miệng, không dùng thuốc cùng với thức ăn, thông thường không dùng thuốc 1 lần/ ngày hay tùy theo sự chỉ định của các bác sĩ. Những đối tượng dùng thuốc Loratadine viên nhai, mọi người cần phải nhai kỹ thuốc và nuốt.

Liều lượng dùng thuốc Loratadine điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi của mỗi bệnh nhân để đáp ứng được quá trình điều trị. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều/ kéo dài thời gian dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. Tuyệt đối không được tăng liều thuốc dùng vượt quá so với độ tuổi của bạn.

Mọi người hãy nên thông báo cho các bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc là 3 ngày nhưng tình trạng bệnh không được thuyên giảm, hay tình trạng phát ban kéo dài hơn khoảng 6 tuần. Tốt nhất mọi người hãy nên đi cấp cứu nếu như tình trạng bệnh xấu đi hay gặp phải những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe khi dùng thuốc.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Loratadine

Mọi người nên đi cấp cứu nếu trong thời gian dùng thuốc Loratadine gặp phải những tác dụng phụ như: khó thở, bị sưng môi/ mặt/ lưỡi/ họng.

Hãy gọi cho các bác sĩ nếu dùng thuốc Loratadine gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

+ Nhịp tim đập nhanh hay không đều.

+ Gây nên tình trạng vàng da.

+ Cảm giác cơ thể như bị ngất xỉu.

+ Xuất hiện tình trạng động kinh.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Loratadine gồm có:

  • Bị đau nhức đầu .
  • Cơ thể mệt mỏi/ gây cảm giác buồn ngủ.
  • Khi dùng thuốc Loratadine có thể sẽ gây nên tình trạng đau bụng, bị khản giọng.
  • Bị tiêu chảy và đau bụng.
  • Bị đỏ mắt hay tầm nhìn mờ hơn.
  • Nổi phát ban da.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Loratadine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi đó mọi người hãy quay trở lại trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ.

Những thông tin cung cấp trên liên quan đến thuốc Loratadine chỉ mang tính chất tham khảo về không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ về liều dùng.

Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)