Kiến thức y dược

Thứ tư: 12/02/2020 lúc 14:31
Nhâm PT

Thuốc Heparin khi sử dụng cần lưu ý những gì?

Heparin có tác dụng như thế nào? Khi sử dụng cần lưu ý những gì? Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến thuốc Heparin để mọi người được biết và sử dụng thuốc hiệu quả nhất.

Thông tin chung về thuốc Heparin

Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch

Tên khác : Heparinic acid

Tên Biệt dược : Heparin

Thuốc biệt dược mới : Contractubex, Halinet Inj., Henalip,

Heparin, Heparin-Belmed, Hesorin Injection

Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng thuốc : Dung dịch tiêm

Ống tiêm lọ 1 ml, 2 ml, 2,5 ml, 3 ml, 5 ml, 10 ml và 30 ml hàm lượng 10, 100, 1000, 2500, 5000, 7500, 10000, 15000, 25000 và 40000 IU trong 1 ml.

Thành phần : Heparin sodium

Tác dụng của thuốc heparin là gì?

Thuốc Heparin được biết đến là loại thuốc chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể có tính acid mạnh thông qua tác dụng lên antithrombin III kháng thrombin có khả năng ngăn chặn được sự hình thành những cục máu đông.

Heparin thường gắn với protein là thuốc chống đông máu, các bác sĩ thường chỉ định loại thuốc Heparin để ngăn ngừa được tình trạng máu đông trong tĩnh mạch động mạch hay ở phổi. Theo đó, bạn có thể dùng herparin sử dụng trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu. Heparin cũng có thể được sử dụng trong một số tình huống khác mà chưa được liệt kê đầy đủ ở tờ hướng dẫn sử dụng.

Thuốc có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể

Thuốc có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể

Thuốc Heparin dùng để phòng và điều trị khối nghẽn mạch phổi sau đại phẫu thuật cho người bệnh có nguy cơ cao như có tiền sử huyết khối nghẽn mạch và người bệnh cần điều trị hỗ trợ trong nhồi máu cơ tim cấp. Điều trị cho người bệnh cần bất động trong thời gian dài sau phẫu thuật,  người bệnh có nguy cơ cao suy tim sung huyết, bị sốc, loạn nhịp kéo dài, nghẽn động mạch, có nhồi máu cơ tim trước đó để giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra heparin còn dùng tuần hoàn ngoài cơ thể khi phẫu thuật, chất chống đông máu trong truyền máu, phòng huyết khối ở phụ nữ mang thai, bảo quản máu xét nghiệm, thận nhân tạo. Heparin không có hoạt tính tiêu fibrin.

Chỉ định

  • Heparin chống chỉ định với những bệnh nhân mẫn cảm với heparin.
  • Thuyên tắc mạch máu phổi, huyết khối tĩnh mạch (viêm tĩnh mạch), ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối, huyết khối động mạch (nhồi máu cơ tim) và những biểu hiện huyết khối nghẽn mạch khác.
  • Chống chỉ định người dọa sảy thai, loét dạ dày và u ác tính
  • Có vết loét dễ chảy máu, trừ khi có kèm theo đông máu nội mạch
  • Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp bị rối loạn đông máu nặng
  • Chọc dò tủy sống hoặc quanh màng cứng
  • Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn và phong bế giao cảm.
  • Người có các vấn đề dị ứng với những thành phần của thuốc
  • Trường hợp bị tổn thương chấn thương và phẫu thuật ở thần kinh trung ương
  • Các tổn thương ở mắt và ở tai
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu khi dùng heparin và có khả năng chảy máu
  • Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp Viêm nội mạc nhiễm khuẩn cấp, bị xuất huyết não
  • Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp giảm tiểu cầu nặng thời gian đông máu, thời gian cephalin khi dùng hepar

Liều dùng và cách sử dụng thuốc heparin

Cách sử dụng thuốc heparin như thế nào?

Với thuốc Heparin người bệnh có thể dùng bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm vào tĩnh mạch qua tĩnh mạch. Hoặc bạn có thể dùng Heparin vào tĩnh mạch qua tĩnh mạch ở nhà tuy nhiên cần sự theo dõi của nhân viên y tế. Nếu ống tiêm thuốc Heparin đổi màu sắc bạn nên chuyển từ thuốc Heparin tiêm thành dạng uống làm loãng máu. Không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc này đến khi bác sĩ cho phép. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cả tiêm và đường uống Heparin trong một thời gian ngắn.

Liều lượng thuốc Heparin

Liều lượng Heparin dành cho người lớn cho người bị tắc nghẽn mạch máu:

Dạng thuốc Heparin dùng trong trường hợp truyền tĩnh mạch liên tục sử dụng khoảng 5000 đơn vị/ lần, khoảng cách giữa các liều dùng 8 – 12 giờ sau đó bạn có thể cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ. Bạn cũng có thể tiêm tĩnh mạch một liều 80 đơn vị/ lần, sau đó cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 18 đơn vị/ kg.

* Dạng thuốc Heparin tiêm dưới da trường hợp điều trị cho người bị tắc nghẽn mạch máu

Sử dụng 5000 đơn vị để tiêm dưới da, liều lượng dùng nên được điều chỉnh để duy trì, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

* Dạng thuốc Heparin tiêm dưới da trường hợp điều trị cho người bị bệnh thuyên tắc phổi:

Dùng trong trường hợp điều trị cho người

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đã thuyên tắc phổi, dạng thuốc truyền tĩnh mạch dùng liều ban đầu là khoảng 5000 đơn vị/ lần, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ và sau đó dùng liều 1500 đơn vị/ giờ.

* Dạng thuốc Heparin tiêm dưới da trường hợp điều trị cho người bị nhồi máu cơ tim

Dùng trong trường hợp cho người bị nhồi máu cơ tim bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng 17500 đơn vị, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

* Dạng thuốc Heparin truyền tĩnh mạch trường hợp điều trị cho người bị đau thắt ngực:

Dùng trong trường hợp cần điều trị cho người bị đau thắt ngực bạn cần sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu theo đường truyền tĩnh mạch liên tục, sau đó là 1000 đơn vị/ giờ

* Dạng thuốc Heparin truyền tĩnh mạch trường hợp điều trị cho người bị chống đông máu cho phụ nữ khi mang thai:

Dùng trong trường hợp điều trị trên nên dùng 5000 đơn vị cho liều ban đầu theo đường truyền tĩnh mạch liên tục sau đó là sử dụng 1000 đơn vị/ giờ khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

* Dạng thuốc Heparin truyền tĩnh mạch trường hợp điều trị cho người bị ệnh huyết khối, huyết khối tắc mạch:

Dùng trong trường hợp này cần cho bệnh nhân sử dụng 1000 đơn vị/ ml cho liều ban đầu dưới dạng truyền tĩnh mạch và khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Liều lượng dành cho trẻ em dùng trong trường hợp trẻ bị huyết khối, huyết khối tắc mạch:

Đối với nhóm trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên cho con dùng 10 đơn vị/ ml, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Đối với nhóm trẻ em: Nên cho trẻ sử dụng 100 đơn vị/ml, và khoảng cách giữa các liều dùng là từ 6 – 8 giờ.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng thuốc này để đảm bảo an toàn nhất, phụ huynh không được tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ.

Thận trọng

Trong thời gian sử dụng thuốc người dùng cần lưu ý thận trọng một trong các vấn đề dưới đây:

  • Thận trọng nếu dùng thuốc Heparin liều cao cho người bệnh mới có phẫu thuật.
  • Tăng nguy cơ chảy máu nếu như bạn phối hợp dùng với các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu như các salicylate và chức năng đông máu
  • Thận trọng đặc biệt với người cao tuổi (nữ trên 60 tuổi).
  • Thận trọng khi dùng cho người bị giảm tiểu cầu, người bị suy thận, suy gan nặng
  • phải ngừng thuốc ngay trong khi dùng heparin có xuất hiện huyết khối mới kèm giảm tiểu cầu
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc này.
  • Cần thận trọng khi dùng heparin thời kỳ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ do tăng nguy cơ xuất huyết của mẹ.
  • Hội chứng cục máu trắng
  • Heparin không nguy hiểm cho trẻ bú mẹ, nhưng gây loãng xương nhanh
  • Thời kỳ cho con bú
  • Nói cho các bác sĩ được biết nếu bạn đang dùng gồm cả thuốc kê đơn hoặc không được kê đơn như Vitamin/ khoáng chất, thuốc các bạn được kê đơn, không được kê đơn
  • Mọi người cần phải trao đổi với bác sĩ nếu đang trong thời gian dùng như: thuốc kháng Histamin khi đó thì các bác sĩ sẽ xem xét để điều chỉnh được liều dùng phù hợp sớm điều trị bệnh lý dứt điểm.
  • Trường hợp người có nồng độ tiểu cầu thấp
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt
  • Những trường hợp có liên quan đến não, mắt, tủy sống, hay những cơn đau tim.
  • Trong thời gian gần đây các bạn bị sốt/ bị nhiễm trùng
  • Trường hợp đang tiến hành phẫu thuật cần phải khai báo rõ cho các bác sĩ để chỉ định thuốc Heparin phù hợp
  • Cần phải báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết rõ nếu như có máu đông ở chân, phổi/ bất kỳ nơi nào
  • Hay bị mắc bệnh về gan, loét dạ dày/ ruột, tăng huyết áp, cơ thể bầm tím bất thường
  • Hãy báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu bạn đang dung nạp nhiều bia rượu và hút thuốc lá vì bạn ngừng sử dụng trong thời gian dùng thuốc Heparin.

 Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc Heparin

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc Heparin

Tác dụng phụ của thuốc Heparin

Mỗi một loại thuốc đều sẽ có một số những tác dụng phụ riêng biệt có gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Trong thời gian dùng thuốc Heparin người bệnh có thể sẽ gặp phải một số các tác dụng phụ như:

  • Ở chân bị ngứa nhẹ.
  • Có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ đổ mồ hôi
  • Cảm giác buồn nôn/ khó thở
  • Choáng váng
  • Trong thời gian tiêm thuốc Heparin hay sau đó vị trí tiêm truyền có cảm giác đau, sưng
  • Da đổi màu xanh.
  • Nghiêm trọng hơn thì da có thể bị mưng mủ

Tác dụng phụ nguy hiểm hơn như:

  • Thị lực cũng bị ảnh hưởng.
  • Gây tình trạng khó thở
  • Cơ thể bị suy nhược, bị cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ.
  • Tuy nhiên hiếm gặp bị đau tức ngực
  • Bị tê đột ngột, nhất ở một bên cơ thể.
  • Sưng và đau nhức ở hai bên chân
  • Gặp phải những vấn đề về lời nói
  • Bị đau đầu ở mức độ dữ dội, lú lẫn
  • Có các triệu chứng của cảm cúm, chảy nước mũi, nước mắt, sốt kèm theo
  • Sưng, nóng/ nổi mẩn đỏ ở cả 2 chân.
  • Gây cảm giác buồn ngủ, suy nhược cơ thể
  • Cơ thể bị sốt, ớn lạnh và chảy nước mũi/ nước mắt.
  • Thở trong tình trạng hổn hển.

Mọi người nên ngừng dùng thuốc Heparin và trao đổi với các bác sĩ nếu như gặp phải các dấu hiệu tác dụng phụ nghiêm trọng. Trên đây là một số các tác dụng phụ bạn có thể sẽ gặp phải tuy nhiên không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Heparin cũng sẽ gặp phải các tình trạng trên vì thế hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định về cách dùng và liều dùng của bác sĩ. Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu lạ nghiêm trọng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh sao cho kịp thời nhất.

Tương tác thuốc Heparin

Tương tác thuốc sẽ gây ra một số các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của bạn, thuốc Heparin có thể xảy ra tương tác với một số các loại thuốc điều trị khác vì vậy để tránh bị tương tác thuốc điều trị bằng thuốc Heparin an toàn, bạn hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng nhất là nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc dưới đây:

  • Ibuprofen (Advil, Motrin).
  • Thuốc chống đông máu khác như warfarin, Pamprin Cramp Formula, Digoxin (digitalis, Lanoxin, Lanoxicaps), KneeRelief, Salicylates như aspirin, Hydroxychloroquine (Plaquenil, Quineprox), Trilisate, Pepto-Bismol, Dipyridamole (Persantine), Tricosal, Kaopectate và những thuốc khác.
  • Thuốc lá nicotine
  • Thuốc trị cảm lạnh, dị ứng
  • Kẹo cao su, viên ngậm, miếng dán da
  • Indomethacin (Indocin).
  • Thuốc kháng sinh như: Nitroglycerin (Nitro Dur, Nitrostat, Nitrolingual, Transderm Nitro và những loại khác), doxycycline (Ampodox, Avidoxy, Adoxa, Doryx, Oracea, Vibramycin Foraxyl,), minocycline (Minocin, Solodyn Dynacin,).
  • Hoặc thuốc ngủ (Chlor-Trimeton, Dimetapp, Allerest, Sominex, Tylenol PM Benadryl và những loại khác ).
  • Ngoài ra tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của thuốc như vừa mới trải qua một ca phẫu thuật lớn mắt, não, cột sống hoặc đang trong quá trình chuẩn bị cho một ca phẫu thuật lớn
  • Bị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn
  • Người bệnh thường xuyên bị tăng huyết áp và những người đang ở giai đoạn nặng.
  • Có các bệnh lý về gan.
  • Những bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nặng hoặc bất thường.
  • Những bệnh nhân đang có bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày hoặc ruột.
  • Người bệnh đang mắc các vấn đề về chảy máu, giảm tiểu cầu trong máu

Bài viết do các chuyên gia y dược tại Caodangyduocnhatrang.vn tổng hợp cung trên nhằm giúp ích cho bạn đọc hiểu hơn về thuốc cũng như cách dùng thuốc Heparin. Tuy nhiên các thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm cho sản phẩm và các bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng nếu chưa có chỉ định của dược sĩ có chuyên môn.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)