Kiến thức y dược
Thuốc Acemetacin Stada nên sử dụng như thế nào?
Acemetacin Stada là một loại thuốc có tác dụng chống viêm và điều trị viêm khớp hiệu quả. Vậy liều dùng và các tác dụng của thuốc Acemetacin Stada cụ thể như thế nào?.
Thông tin thuốc Acemetacin Stada
Tên hoạt chất: Acemetacin
Thương hiệu: Mocetasin, Rantudil, Rheugasin và Acemetacin Stada.
Thành phần của thuốc Acemetacin Stada
1 viên nang
(Lactose, tinh bột mì, talc, magnesi stearat)
Acemetacin có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang, thuốc uống: 60 mg; 90 mg.
Tác dụng của thuốc Acemetacin Stada ra sao?
Chỉ định thuốc
Acemetacin là một loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị đau và sưng trong viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và đau thắt lưng, viêm sau phẫu thuật.
Thuốc Acemetacin Stada cũng được chỉ định để điều trị viêm khớp mãn tính khi bị viêm khớp dạng thấp
Acemetacin Stada là nhóm thuốc có nguồn gốc từ axit indol-3-acetic, hoạt động chủ yếu thông qua chất chuyển hóa hoạt động indomethacin. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn lại quá trình sản xuất các hóa học trong cơ thể gây ra cơn đau, viêm khớp, cứng khớp, giảm lưu lượng não bằng cách điều chỉnh con đường oxit nitric và co mạch giúp chúng ta cải thiện được sự vận động tốt hơn hàng ngày.
Thành phần trong thuốc Acemetacin Stada làm giảm tổng hợp tuyến tiền liệt yếu, tạo ra tác dụng chống viêm và giảm đau, là một chất ức chế chọn lọc trong việc sản xuất chất trung gian gây viêm có nguồn gốc hoạt động của enzyme COX.
Các chất chống viêm ngoài các hành động chống viêm, thành phần trong thuốc Acemetacin Stada chúng còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt và ức chế tiểu cầu bằng cách ngăn chặn ức chế cyclooxygenase, chuyển axit arachidonic thành endycoxit. Sự ức chế tổng hợp tuyến tiền liệt cho các hoạt động giảm đau, hạ sốt và ức chế. Dấu hiệu giảm viêm cơ và khớp, acemetacin giúp cải thiện sự vận động.
Chống chỉ định
Thành phần trong thuốc Acemetacin Stada sẽ không tốt cho bệnh loét dạ dày, người có bất thường nghiêm trọng về huyết học, người viêm tụy, bệnh gan nặng, bệnh thận nặng, suy tim, tăng HA. Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai. Người bệnh quá mẫn cảm với acemetacin, indomethacin, salicylic acid.
Không dùng thuốc Acemetacin Stada cho trẻ em.
Trước khi dùng thuốc acemetacin bạn nên biết những điều gì?
Trước khi bạn bắt đầu uống thuốc Acemetacin Stada, hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh được các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi uống thuốc này.
Cô Nguyễn Hải Như, giảng viên khoa Dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang cho biết, một số loại thuốc đôi khi chỉ có thể được sử dụng khi có sự chăm sóc đặc biệt, không ai giống ai nên trước khi bắt đầu dùng thuốc acemetacin, hãy cho bác sĩ biết một số tình trạng sau.
Bạn bị hen suyễn hoặc có vấn đề về thận hoặc gan, bệnh tim, hoặc bệnh mạch máu hoặc tuần hoàn máu.
Nếu bạn bị rối loạn dị ứng bất kỳ loại thuốc khác, đã từng bị đau dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng, hoặc rối loạn viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai, ý định có thai hoặc đang cho con bú.
Bị huyết áp cao, từng bị rối loạn đông máu, rối loạn mô liên kết
Nếu bạn dưới 18 tuổi hoặc trên 65 tuổi.
Nếu bạn đang dùng loại thuốc không kê toa như các loại thảo dược và thực phẩm chức năng.
Nên sử dụng thuôc bằng cách uống ngay, không nhai và mở các viên nang
Liều dùng
Liều dùng thuốc acemetacin cho người lớn:
Liều dùng từ 120 mg đến 180 mg mỗi ngày chia thành các liều nhỏ tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tăng liều lên ba viên nang mỗi ngày. Nên uống thuốc sau bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính để bảo vệ dạ dày của bạn khỏi tình trạng khó tiêu.
Liều dùng thuốc acemetacin cho trẻ em:
Hiện nay liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc acemetacin?
Một số tác dụng phụ rất phổ biến của acemetacin bao gồm: các vấn đề về tiêu hóa như, tiêu chảy, loét, đau dạ dày, chảy máu hoặc thủng dạ dày. Buồn nôn, ăn không ngon miệng.
Gặp phải triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và mất ngủ, trạng thái trầm cảm, dễ kích thích.
Đôi khi làm tăng các thông số về gan, tim mạch, thận, viêm kẽ thận, hội chứng thận hư và suy thận.
Có thể dẫn đến bị ngứa, mề đay, phát ban đỏ, ban da, rụng tóc, phù mạch thần kinh. Dễ bị bầm tím trên da hoặc màng nhầy mà không giải thích được nguyên nhân.
Khi dùng thuốc acemetacin có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt và mất ngủ
Một số tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc acemetacin bao gồm:
Hiếm gặp giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, suy giảm tủy xương.
Hiếm khi gặp ù tai, mờ giác mạc và hiếm gặp đau mắt, hiếm gặp trường hợp bị nôn ra máu, viêm màng não hoặc các triệu chứng giống viêm màng não như sốt, cảm giác mất phương hướng.
Hãy trao đổi với bác sĩ ngay nếu bạn bị các dấu hiệu hiếm gặp trên hay bất cứ dấu hiệu quá mẫn nào với thành phần của thuốc. Vì không phải ai cũng có biểu hiện và các tác dụng phụ như trên nên dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ.
Tương tác thuốc
Thuốc Acemetacin Stada có thể tương tác được với các nhóm thuốc như Diflunisal. Probenecid, thuốc chống đông nhóm coumarin, chẹn beta, captopril, lithi, methotrexate, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, furosemide, Triamcinolon.
Bạn nên bảo quản thuốc acemetacin như thế nào?
Bảo quản thuốc Acemetacin Stada ở nhiệt độ bình thường, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, không bảo quản trong tủ đông. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý: Những thông tin được cung cấp trong bài viết không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.