Kiến thức y dược

Thứ hai: 14/10/2019 lúc 14:17
Nhâm PT

Thành phần, chỉ định và liều dùng thuốc chống lao Capreomycin

Capreomycin là một trong những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao hoặc thuốc cũng dùng cùng với những thuốc khác. Chúng ta chỉ dùng kháng sinh capreomycin khi việc điều trị với những thuốc chống lao hàng đầu không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.

Thông tin về thuốc Capreomycin

Capreomycin là kháng sinh polypeptid, chiết xuất từ Streptomyces capreolus, có tác dụng kìm khuẩn. Tên chung quốc tế: Capreomycin. Loại thuốc: Kháng sinh; thuốc chống lao.

Dạng thuốc và hàm lượng: Bột pha tiêm capreomycin sulfat tương đương với 1 g capreomycin base.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Dược lực học

Capreomycin là một thành viên của họ kháng sinh aminoglycoside. Những kháng sinh này có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây ra bệnh lao (TB). Khi thuốc capreomycin được dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác thì có thể ngăn ngừa sự xuất hiện kháng thuốc. Có sự kháng chéo một phần giữa capreomycin và kanamycin.

Capreomycin không được hấp thu qua đường tiêu hóa với lượng đầy đủ, do đó phải tiêm bắp. Thể tích phân bố: 0,40 ± 0,09 lít/kg. Capreomycin không thấm vào dịch não – tủy; đạt nồng độ cao trong nước tiểu.

Thời gian đạt nồng độ đỉnh huyết thanh: 1 đến 2 giờ sau khi tiêm bắp.

Nồng độ đỉnh huyết thanh: Trung bình, 28 - 32 microgam/ml, sau liều 1 g.

Thải trừ trong nước tiểu: 50 đến 60% (57% ± 1,9%), bài tiết dưới dạng không đổi trong vòng 12 giờ, do lọc qua cầu thận, capreomycin tích lũy trong huyết thanh người bệnh suy thận. Ðộ thanh thải: 0,61 ± 0,09 ml/phút/kg. Một lượng nhỏ thuốc Capreomycin có thể được bài tiết qua mật

Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động chính xác của capreomycin được cho là ức chế tổng hợp protein bằng cách liên kết với đơn vị ribosome 70S. Capreomycin cũng liên kết với các thành phần trong tế bào vi khuẩn dẫn đến việc sản xuất các protein bất thường. Những protein này là cần thiết cho sự sống còn của vi khuẩn. Do đó, việc sản xuất các protein bất thường này cuối cùng gây tử vong cho vi khuẩn.

Chỉ định

Thuốc Capreomycin là một loại kháng sinh dạng tiêm được sử dụng trong điều trị bệnh lao hoặc khi những thuốc này không thể dùng được nữa do độc tính.

Chống chỉ định

Không dùng cho những trường hợp bệnh nhân quá mẫn với capreomycin.

Thuốc Capreomycin là một loại kháng sinh dạng tiêm được sử dụng trong điều trị bệnh lao

Thuốc Capreomycin là một loại kháng sinh dạng tiêm được sử dụng trong điều trị bệnh lao

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Capreomycin

Cách sử dụng thuốc Capreomycin

Dùng thuốc Capreomycin như chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn được in ra đi kèm sản phẩm. Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

Theo các chuyên gia y dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang khuyến cáo rằng nếu bạn có ý định sử dụng thuốc này ở nhà, hãy tìm hiểu tất cả các hướng dẫn chuẩn bị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về việc dùng thuốc đúng cách.

Trước khi sử dụng thuốc bạn hãy kiểm tra xem thuốc có chuyển màu không. Nếu có hiện tượng lạ nên ngừng sử dụng.

Thuốc Capreomycin dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Chỉ dùng capreomycin sulfat vô khuẩn bằng cách tiêm bắp sâu vào một khối cơ to, vì mũi tiêm nông có thể gây đau nhiều hơn và gây áp xe vô khuẩn.

Liều lượng

Liều thông thường là 15 mg / kg / ngày (tối đa 1 gram mỗi ngày)chúng ta tiêm bắp trong 2 đến 4 tháng và nó luôn được dùng kết hợp với các thuốc chống nhiễm trùng khác.

Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị bệnh lao:

 – Thể hoạt động: 10 – 15 mg/kg (tối đa 1 g) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần mỗi 24 giờ hoặc 5 ngày một tuần.

Liều dùng capreomycin cho trẻ em là bị bệnh lao:

– Thể hoạt động: 15-30 mg / kg (tối đa 1 g) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 5-7 ngày mỗi tuần, 1 hoặc chia làm 2 lần.

Liều phải được điều chỉnh dựa trên chức năng thận.

Điều trị tiêm bắp bằng kháng sinh capreomycin chắc chắn tổn thương gan, tăng không triệu chứng trong huyết thanh hoặc tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng.

Nếu bạn đang dùng thuốc này bằng cách tiêm vào cơ bắp, hãy nhớ thay đổi vị trí tiêm với mỗi liều để tránh kích ứng. Ngoài ra, nên tiêm thuốc này vào một cơ lớn như mông hoặc đùi để giảm đau. Có thể cần tiếp tục điều trị bệnh lao trong 1 đến 2 năm. Nếu cần, bác sĩ có thể chuyển hướng điều trị dưới dạng thuốc uống.

Không sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn với quy định hoặc ngừng đột ngột trừ khi bác sĩ chỉ định làm như vậy. Thay đổi liều mà không có sự chấp thuận của bác sĩ có thể khiến lượng vi khuẩn lao tăng lên, làm cho nhiễm trùng khó điều trị hơn kháng thuốc hoặc làm giảm tác dụng phụ.

Tác dụng phụ khi dùng capreomycin

  • Những tác dụng phụ này có khả năng xảy ra nhiều nhất ở người suy thận, người cao tuổi, và người đang dùng những thuốc khác độc hại với thận hoặc độc hại với tai.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc capreomycin không mong muốn mà bạn có thể gặp phải như: đau, kích ứng hoặc cứng da tại chỗ tiêm.
  • Tác dụng độc hại với thận và với tai là những ADR nghiêm trọng nhất của capreomycin.
  • Thường gặp, độc hại với tai (mất thính giác hạ lâm sàng, mất thính giác lâm sàng, ù tai).
  • Tăng bạch cầu ưa eosin, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu. Ít gặp, 1/1000 < ADR
  • Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu của các vấn đề về thận như thay đổi lượng nước tiểu, chóng mặt ù tai, khó nghe, Yếu cơ, chuột rút, nhịp tim không đều, dễ chảy máu, bầm tím. Phát ban, ngứa, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở .

Tác dụng phụ khi dùng capreomycin như ù tai, khó nghe

Tác dụng phụ khi dùng capreomycin như ù tai, khó nghe

Đây không phải là một danh sách đầy đủ những tác dụng phụ khi bạn sử dụng thuốc capreomycin. Một vài tác dụng phụ có thể hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và xảy ra mỗi người khác nhau. Nếu bất kỳ phản ứng bất lợi nào trong số này kéo dài hoặc xấu đi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn kịp thời đặc biệt là nếu chúng không biến mất.

Thận trọng

Thuốc kháng sinh kìm khuẩn chống lao Capreomycin khi dùng cần chú ý những điều sau:

  • Vì có thể xảy ra giảm kali huyết trong khi điều trị với capreomycin, cần theo dõi thường xuyên nồng độ kali huyết thanh.
  • Cần theo dõi chức năng gan (SGOT, SGPT) mỗi tháng một lần trong khi điều trị với thuốc.
  • Phải đánh giá chức năng thận, thính giác, và tiền đình trước khi điều trị và định kỳ trong điều trị.
  • Chỉ dùng capreomycin khi đã xác định độ thanh thải creatinin và chức năng thính giác ở người suy thận và suy giảm thính giác.
  • Phải cân nhắc nguy cơ tăng suy thận và tổn thương dây thần kinh sọ VIII (dây thần kinh thính giác) với lợi ích có thể đạt được khi dùng capreomycin.
  • Phải dùng thận trọng capreomycin ở người có tiền sử phản ứng dị ứng, đặc biệt với thuốc.
  • Giảm bớt liều capreomycin khi sử dụng ở người đã biết hoặc nghi là suy thận
  • Nếu nồng độ nitrogen của urê huyết tăng trên 30 mg/decilit hoặc nếu có biểu hiện nào khác về giảm chức năng thận, phải xem xét cẩn thận người bệnh, và giảm liều capreomycin hoặc ngừng thuốc.
  • Không dùng capreomycin trong thời kỳ mang thai vì kháng sinh Capreomycin vào trong nhau thai
  • Người mẹ dùng capreomycin phải tránh cho con bú.
  • Sử dụng capreomycin có thể làm tăng thêm nhược cơ hoặc hội chứng Parkinson (capreomycin gây phong bế thần kinh cơ một phần khi dùng với liều cao.
  • Trước khi dùng thuốc này, hãy thông báo cho bác sĩ danh sách hiện tại những loại thuốc, sản phẩm không kê đơn vitamin, thảo dược bổ sung, v.v, dị ứng, những bệnh đang mắc
  • Cần tư vấn bác sĩ nếu người bệnh gặp một vài tình trạng sức khỏe vì có thể khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ của thuốc hơn.
  • Capreomycin triệu chứng nhiễm độc là hạ kali máu, giảm calci máu, hypomagnesemia, điện giải xáo trộn. Hãy nói với bác sĩ nếu tình trạng của bạn duy trì hay xấu đi
  • Thuốc này có thể làm cho bạn chóng mặt nên bạn không lái xe, sử dụng máy móc đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi bạn chắc chắn rằng mình có thể thực hiện các hoạt động đó một cách an toàn.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Capreomycin có thể khiến vắc-xin vi khuẩn sống như vắc-xin thương hàn không hoạt động tốt.
  • Kông được tiêm trong khi sử dụng thuốc này trừ khi bác sĩ chỉ định.
  • Người cao tuổi có thể có nguy cơ mắc các tác dụng phụ cao hơn trong khi sử dụng thuốc này.

Capreomycin có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Nếu bạn dùng các loại thuốc khác hoặc sản phẩm không kê đơn cùng lúc, công dụng của Capreomycin có thể thay đổi và có thể tăng rủi ro xảy ra tác dụng phụ hoặc làm cho thuốc không hoạt động đúng cách. VÌ thế để đảm bảo an toàn nhất hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung bạn đang dùng để bác sĩ có lời khuyên cho bạn.  

Kháng sinh Capreomycin có thể tương tác với những loại thuốc và sản phẩm sau:

Estrogens Conjugated

Colistin

Capastat

Cisplatin

Kanamycin

Gentamicin

Streptomycin

Neomycin

Tobramycin

Polymyxin B

Tránh sử dụng đồng thời thuốc tiêm aminoglycosid với capreomycin, vì có thể làm tăng tác dụng độc hại với thính giác, với thận và phong bế thần kinh và cơ.

Dùng cisplatin đồng thời thuốc độc hại tế bào (cisplatin) hoặc kế tiếp với capreomycin có thể làm tăng nguy cơ tác dụng độc hại với thính giác và với thận.

Các thuốc phong bế thần kinh cơ gồm thuốc mê ngửi hydrocarbon halogen – hóa khi dùng đồng thời với capreomycin có thể làm tăng phong bế thần kinh cơ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)