Kiến thức y dược

Thứ hai: 09/09/2019 lúc 16:09
Nhâm PT

Thành phần, chỉ định và liều dùng thuốc Ceporex®

Ceporex® được biết đến là một trong những loại thuốc kháng sinh kê đơn sử dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn gồm các trường hợp nhiễm khuẩn ở đường hô hấp hay nhiễm khuẩn da, tiết niệu.

Dưới đây là các thông tin liên quan tới thuốc Ceporex® mà các chuyên gia dược của Cao đẳng Y Dược Nha Trang chia sẻ tới bạn đọc.

Thành phần của thuốc Ceporex®

Tên gốc: cephalexin

Tên biệt dược: Ceporex®

Phân nhóm: cephalosporin

Tên hoạt chất: Ceporex® 

Ceporex được bào chế theo dạng viên nang và thuốc tiêm.

  • Viên nang 250mg: mỗi hộp 100 viên.

  • Viên nang 500mg: hộp 100 viên.

  • Thuốc tiêm 1g: mỗi hộp 1 ống thuốc.

Thuốc Ceporex® có những dạng và hàm lượng sau:

  • Hỗn dịch dạng uống: cephalexin monohydrate 125 mg/ml

  • Hỗn dịch dạng uống: cephalexin monohydrate 250 mg/ml

  • Viên nén bao phim dạng uống: cephalexin monohydrate 1g

  • Viên nén bao phim dạng uống: cephalexin monohydrate 250 mg

  • Viên nén bao phim dạng uống: cephalexin monohydrate 500 mg

Dược lực học: cephalexin có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicilline. Là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Thành phần cephalexin có trong thuốc tác động bền vững lên penicillinase của Staphylococcus và kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với penicilline hay ampicilline do có khả năng sản xuất enzyme p nicillinase. 

Dược động học:  Thành phần cephalexin dường như không bị ảnh hưởng bởi các bệnh tiêu hóa, hầu như được hấp thụ hoàn toàn, ngay cả khi có sự hiện diện của thức ăn. 

Tác dụng của thuốc Ceporex® là gì?

Ceporex® được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng sau: 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

  • Nhiễm khuẩn viêm tai

  •  Nhiễm trùng da và mô mềm 

  • nhiễm khuẩn đường tiết niệu bao gồm viêm tuyến tiền liệt cấp tính và nhiễm trùng răng.

  • Ngoài ra nó cũng được sử dụng để để điều trị thêm một số bệnh lý khác theo chỉ định bác sĩ.

Uống thuốc Ceporex với một ly nước đầy

Cephalexin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn chống lại vi khuẩn trong cơ thể

Chỉ định

Ceporex® được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.

Ceporex® được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng như: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu như các triệu chứng bị viêm bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.

Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.

Chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

Chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.

Điều trị bệnh lậu và giang mai 

Ceporex® được chỉ định trong điều trị trong nha khoa: Ceporex® có thể thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với pénicilline cho một số bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân mẫn cảm với cephalosporine hoặc các thành phần có trong thuốc Ceporex®.

Liều dùng thuốc Ceporex® phù hợp nhất cho người lớn và trẻ em

Liều dùng thuốc Ceporex® cho trong phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Người bệnh nên uống 2g, một liều duy nhất 1 giờ trước khi phẫu thuật.

Liều dùng Ceporex cho người lớn viêm họng

Người bệnh nên uống 250mg uống mỗi 6 giờ hoặc 500 mg uống mỗi 12 giờ.

Liều dùng cho người lớn trong viêm bàng quang

Bạn nên dùng 250mg, mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ trong 7 đến 14 ngày.

Liều dùng Ceporex cho người lớn trong viêm tai giữa

Người bệnh nên uống 500mg mỗi 6 giờ trong 10-14 ngày.

Liều thông thường cho người lớn viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận

Người bệnh nên dùng 500mg, mỗi 6 giờ trong 14 ngày.

Liều dùng thuốc Ceporex cho người lớn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Người bệnh nên dùng từ  250-500 mg thuốc, uống mỗi 6 giờ trong 7-10 ngày.

Liều dùng thuốc Ceporex cho người lớn nhiễm khuẩn da hay mô mềm

Người lớn nên dùng 250mg thuốc, uống mỗi 6 giờ hoặc 500 mg uống mỗi 12 giờ.

Liều dùng thuốc Ceporex cho người lớn viêm xương tủy

Người lớn bị viêm xương tủy nên dùng 500mg  thuốc Ceporex mỗi 6 giờ. Quá trình điều trị nên được kéo dài trong 4-6 tuần tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng người bị nhiễm khuẩn. Nếu trong trường hợp người bệnh bị viêm tủy xương mạn tính bắc sĩ có thể yêu cầu thêm một hoặc hai tháng điều trị kháng sinh.

Liều dùng cho người lớn nhiễm khuẩn

Người lớn nhiễm khuẩn nên dùng 250-500 mg uống mỗi 6 giờ. Nên được điều trị tiếp tục trong khoảng 7-21 ngày, tùy theo tính chất và mức độ của bệnh.

Liều dùng thuốc Ceporex® cho trẻ em:

Liều dùng thuốc Ceporex® cho trẻ em nên tính toán liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể, đặc biệt là ở các trẻ nhỏ dựa trên liều lượng bình thường 25-60 mg/kg/ngày.

Trẻ 4 tháng-2 năm: dùng 62,5-125 mg x 4 lần mỗi ngày hay 125-500 mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ từ 3-6 tuổi: 125-250mg x 4 lần mỗi ngày hay 250-500 mg x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em 7-12 tuổi: 250-500 mg x 4 lần mỗi ngày hay 500-1 g x 2 lần mỗi ngày. 

Liều dùng thuốc Ceporex cho trẻ viêm tai giữa

Bạn cho trẻ dùng 12,5-25 mg/kg uống mỗi 6 giờ.

Liều dùng thuốc Ceporex cho trẻ viêm họng

Trẻ trên 1 tuổi bị viêm họng do liên cầu khuẩn: bố mẹ nên cho trẻ dùng 12,5-25 mg/kg uống mỗi 12 giờ.

Liều dùng thuốc Ceporex cho trẻ viêm da hoặc mô mềm do nhiễm khuẩn

Bố mẹ nên cho trẻ dùng 12,5-25 mg/kg uống mỗi 12 giờ.

Liều dùng thuốc Ceporex cho trẻ trong phòng ngừa viêm nội tâm mạc vi khuẩn

Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng 50 mg/kg (tối đa 2g), uống 1 lần 1 giờ trước khi phẫu thuật.

Chú ý: đối với hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng cấp nên điều trị ít nhất hai ngày sau khi các dấu hiệu trở lại bình thường và các triệu chứng giảm bớt. 

Cách dùng thuốc Ceporex

Bạn nên sử dụng thuốc Ceporex đúng theo chỉ định và thực hiện các hướng dẫn như trên nhãn thuốc, không sử dụng thuốc với số lượng lớn hơn, ít hơn hoặc sử dụng lâu hơn so với khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra, không được tự ý bỏ liều vì  có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh.

Bạn có thể hòa tan thuốc Ceporex với nước để uống, không nên nuốt hoặc nhai viên nén. Với hỗn dịch uống (dạng lỏng) bạn nên lấy thuốc với một ống tiêm có sẵn đi kèm hoặc một muỗng chia liều sau đó khuấy hỗn hợp và uống ngay trước khi bạn đo liều.

Uống thuốc Ceporex với một ly nước đầy

Uống thuốc Ceporex với một ly nước đầy

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nếu quên một liều thuốc, bạn hãy uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nếu quá liều bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bất kỳ loại thuốc nào uống quá liều cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên bạn cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Ceporex®

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng cephalexin bao gồm:

  • Triệu chứng bị tiêu chảy

  • Một số ít bệnh nhân dùng thuốc Ceporex có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa 

  • Chóng mặt, cảm giác mệt mỏi

  • Cảm thấy bị nhức đầu, đau khớp

  • Ceporex có thể gây tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh đôi khi có thể xuất hiện Candida albicans dưới dạng viêm âm đạo, ngứa âm đạo.

  •  Ít khi có nổi ban do thuốc, mề đay 

  •  Một số rất ít bệnh nhân có xảy ra giảm bạch cầu trung tính

  • Phù mạch và hiếm khi ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì độc hại.

Trong trường hợp có dấu hiệu của phản ứng dị ứng với cephalexin sau bạn nên gọi cấp cứu:

  • Sưng mặt, môi lưỡi hoặc họng.

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy có máu

  • Phát ban

  • Khó thở

  • Đi tiểu ít hoặc bí tiểu

  • Kích động, lú lẫn ảo giác

  • Da nhợt nhạt hoặc vàng, nước tiểu sẫm màu

Xảy ra một số phản ứng da nghiêm trọng như sốt, phát ban đỏ, tím, phồng rộp, bong tróc.

  • Dễ bầm tím, chảy máu bất thường ở trong mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng.

Bệnh nhân cần lưu ý đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra với tất cả mọi người. Bạn có thể gặp những tác dụng phụ khác, nếu tình trạng xấu đi hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi dùng thuốc Ceporex® bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:

  • Thuốc Ceporex có thể gây phản ứng dương tính giả tạo trong xét nghiệm glucose niệu với dung dịch Benedict hay dung dịch Fehling hoặc có dương tính giả tạo với các viên nén Clinitest

  • Trước khi sử dụng cephalexin, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào đặc biệt là penicillin

  • Thận trọng khi dùng Ceporex cho bệnh nhân bệnh thận

  • Ở bệnh nhân bệnh gan 

  •  Ceporex có thể ảnh hưởng lên xét nghiệm créatinine bằng picrate kiềm, cho một kết quả cao giả

  •  Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị tiền sử các vấn đề đường ruột rối loạn dạ dày hoặc ruột như viêm đại tràng

  • Thận trọng khi dùng Ceporex cho bệnh nhân bệnh tiểu đường hoặc là bạn bị suy dinh dưỡng

  • Không nên sử dụng thuốc Ceporex nếu bạn bị dị ứng với các kháng sinh như Ceftin®, Cefzil®, Omnicef®.

  • Dạng thuốc nước của thuốc Ceporex có thể chứa đường, điều này có thể ảnh hưởng đến bạn nếu bị bệnh đái tháo đường.

  • Cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…). Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và kinh nghiệm trong lâm sàng Cephalexin không gây hại cho thai nhi, tuy nhiên bạn nên thận trọng khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ như đối với mọi loại thuốc khác. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy cho bác sĩ biết khi đang mang thai hoặc dự định có thai trong thời gian sử dụng thuốc. 

Cẩn trọng dùng cho phụ nữ mang thai

Cẩn trọng dùng cho phụ nữ mang thai

Tương tác thuốc

Người bệnh không được dùng chung thuốc Ceporex với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định. Thuốc có thể sẽ gây ra một số kết quả bất thường với các kết quả xét nghiệm lâm sàng hoặc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Vì thế chỉ được dùng thuốc chung với loại khác khi dược sĩ chỉ định. 

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng gồm các loại thuốc như thảo dược và thực phẩm chức năng, thuốc kê toa để bác sĩ xem trước. 

Không sử dụng thuốc này với các loại kháng sinh cephalosporin khác, như:

  • cefaclor (Raniclor®)

  • cefadroxil (Duricef);

  • cefdinir (Omnicef);

  • cefditoren (Spectracef);

  • cefixime (Suprax);

  • cefprozil (Cefzil);

  • ceftazidime (Fortaz); hoặc là

  • cefuroxim (Ceftin).

  • cephradine (Velosef®).

Thuốc Ceporex® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống như một số loại thức ăn, rượu và thuốc lá. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bạn nên bảo quản thuốc Ceporex®  như thế nào?

Tốt nhất nên bảo quản thuốc Ceporex® ở nhiệt độ phòng không quá 25°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh và bỏ vỏ thuốc bừa bãi. 

Lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, người dùng không tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro có thể xảy ra. 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)