Kiến thức y dược

Thứ tư: 09/10/2019 lúc 16:47
Nhâm PT

Tác dụng phụ và những lưu ý trước khi dùng thuốc Cefamandol

Cefamandol là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết...Cùng tìm hiểu để nắm được tác dụng phụ và những lưu ý trước khi dùng thuốc Cefamandol.

 Thông tin chung về thuốc Cefamandol

Giống như các cephalosporin thế hệ 2 hiện có, cefamandol có tác dụng tương tự hoặc thấp hơn đối với các cầu khuẩn Gram dương.

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm

Tên khác : Cefamandol

Tên Biệt dược : Tarcefandol

Thuốc biệt dược mới : Cefam, Vicimadol, Cefam, Cefamandol 0,5g, Cefamandol 1G, Cefamandol 1g

Dạng thuốc và hàm lượng: Bột cefamandol nafat pha tiêm: Lọ 1 g, 2 g, 10 g (có chứa natri carbonat với liều 63 mg/g cefamandol).

Thành phần : Cefamandole

Cefamandol có tác dụng gì?

Cefamandol là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng có tác dụng với các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, các chủng enterococcus và một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiellápp, Enterobacter spp...

Cefamandol có tác dụng tương tự hoặc thấp hơn đối với các cầu khuẩn Gram dương, nhưng lại mạnh hơn đối với vi khuẩn Gram âm in vitro.Cefamandol không bị phân giải bởi các beta-lactamase của một số vi khuẩn nhóm Enterobacteriaceae.

Nồng độ ức chế tối thiểu của cefamandol với vi khuẩn gram dương khoảng 0,1-0,2 mcg/ml và đối với vi khuẩn gram âm là khoảng 0,5- 0,8 mcg/ml.

Cefamandol là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn viêm phúc mạc

Cefamandol là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn viêm phúc mạc

Chỉ định :

  • Thuốc chỉ định điều trị các bệnh viêm đường hô hấp dưới, gây ra bởi Haemophilus bao gồm viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, viêm xương khớp.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Dự phòng trong phẫu thuật.
  • Cefamandol dùng để điều trị các bệnh nhiễm hỗn hợp khuẩn hiếu khí và kỵ khí trong phụ khoa.
  • Thuốc Cefamandol cũng dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi mổ

Chống chỉ định:

Chống chỉ định dùng Cefamandol cho người bệnh quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng

Người bệnh nên dùng thuốc cefamandole ở dạng dung dịch để tiêm, phải được các nhân viên y tế tiêm vào ven hoắc bắp.

Liều dùng

Liều dùng thuốc cefamandole cho người lớn nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng:

Dùng liều 500 mg mỗi 8 giờ là đủ.

Đối với nhiễm trùng cấu trúc da và viêm phổi không biến chứng:

Dùng liều 500mg và cách 6h dùng 1 lần

Liều dùng thuốc Cefamandol trong nhiễm khuẩn nặng:

Bạn nên dùng liều 1g mỗi 4-6 giờ.

Đối với nhiễm trùng đe dạ tính mạng hoặc nhiễm trùng do vật ít nhạy cảm, bạn dùng liều lên đến 2g mỗi 4 giờ nếu cần thiết.

Liều dùng thuốc cefamandole cho trẻ em

Bạn nên cho trẻ dùng 50-100 mg/kg/ngày với liều lượng bằng nhau, chia mỗi 4-8 giờ. Tổng liều có thể tăng đến 150mg/kg (không được vượt quá liều người lớn) trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Thận trọng

  • Trước khi điều trị với cefamandole, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận để xem bạn có phản ứng quá mẫn với cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác.
  • Phải tránh dùng thuốc cephalosporin cho người bệnh đã có phản ứng mẫn cảm tức thì (phản vệ) với penicillin
  • Phải dùng thuốc thận trọng cho người bệnh đã có phản ứng muộn như ban, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin với penicilin hoặc thuốc khác. Nếu có các phản ứng dị ứng xảy ra trong khi điều trị bằng cephalosporin, phải ngừng thuốc và điều trị người bệnh một cách thích hợp theo chỉ định (thí dụ dùng adrenalin, corticosteroid, duy trì thông khí và oxy đầy đủ).
  • Kháng sinh Cefamandol có có nguy cơ gây dị ứng, dị ứng chéo giữa các beta - lactamase bao gồm penicillin, cephalosporin, cephamycin và carbapenem. Do đó, trước khi điều trị với Cefamandol cần kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng với các kháng sinh này.
  • Dùng kháng sinh nhóm cephalosporin kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, đặc biệt là Enterobacter, Pseudomonas. Nếu có bội nhiễm, phải điều trị thích hợp.
  • Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng và chỉ dùng kháng sinh cefamandol
  • Với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, bởi kháng sinh Cefamandol được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp như các kháng sinh nhóm Cephalosporin khác. Vì thế mà cha mẹ cần thận trọng trong trường hợp này để tránh các tai biên nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
  • Thận trọng khi dùng Cefamandol ở những người có tiền sử về bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Vì viêm đại tràng màng giả liên quan đến kháng sinh đã được thông báo xảy ra khi dùng cephalosporin nên cần phải xem xét, chẩn đoán phân biệt ở người bệnh bị ỉa chảy trong khi hoặc sau khi điều trị bằng cephalosporin.
  • Trong thời gian điều trị bằng Cefamandol không nên uống các chất kích thích như rượu, bia vì kháng sinh nhóm cephalosporin có mạch nhánh N - methylthiotetrazole, có thể ức chế enzym acetaldehyde dehydrogenase, dẫn đến tích tụ acetaldehyde trong máu.
  • Khi dùng đồng thời các thuốc tan huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì có mạch nhánh N - methylthiotetrazole trên cefamandol.
  • Dùng kết hợp với Probenecid có thể làm giảm bài tiết cefamandol ở ống thận, do đó làm tăng và kéo dài nồng độ cefamandol trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng nguy cơ độc tính.
  • Enterococcus hoặc nấm Candida. Trường hợp có bội nhiễm cần phải có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp.

Chỉ dùng những thuốc này trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết

Chỉ dùng những thuốc này trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefamandol

Trong thời gian dùng thuốc Cefamandol có thể để lại một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Thuốc Cefamandol khiến lượng tiểu cầu trong máu giảm.
  • Tạo cảm giác buồn nôn và ói mửa.
  • Cũng tương đồng như một số Cephalosporin và Penicillin khác, viêm gan/ bị vàng ứ mật cũng là một trong những tác dụng cũng ít khi xảy ra.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Tăng SGGT, STGT ở gan hay Phosphatese kiềm.
  • Những triệu chứng về tiêu hóa của viêm đại tràng giả mạc cũng có thể xảy ra trong/sau khi sử dụng kháng sinh.
  • Tình trạng sốc phản vệ, phát ban hay có thể là tình trạng nổi mề đay, tăng số lượng bạch cầu Eosin hay có thể gây sốt.
  • Một số trường hợp gây phản ứng tại chỗ khi tiêm bắp.
  • Kháng sinh Cefamandol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó thường gặp nhất là tiêu chảy
  • Tăng thanh thải Creatinin thận.
  • Có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn với nhóm Cephalosporin như ngứa ngáy, thậm chí phản vệ.
  • Bệnh nhân khi sử dụng thuốc này có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu máu tán huyết miễn dịch, giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt, tan máu và chảy máu lâm sàng do rối loạn đông máu và chức năng tiểu cầu.
  • Ngoài ra, Cefamandol cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhưng hiếm gặp khác như xuất hiện một số vấn đề ở gan, bao gồm tình trạng tăng nhẹ transaminase và phosphatase kiềm trong huyết thanh.
  • Viêm thận kẽ cấp tính, thậm chí suy thận, đặc biệt suy yếu chức năng thận trong thời gian điều trị
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa bao gồm đau bụng và có thể xuất hiện viêm đại tràng màng giả nếu dùng thuốc dài ngày.

Theo các giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Cefamandol cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Vì thế người dùng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng thuốc đúng chỉ định về liều dùng và cách dùng thuốc an toàn.

Tương tác thuốc

Người dùng không nên uống rượu đồng thời với tiêm cefamandol vì cephalosporin này có mạch nhánh N -methylthiotetrazol, có thể ức chế enzym acetaldehyde dehydrogenase, dẫn đến tích tụ acetaldehyd trong máu.

Trong vòng từ 15 đến 30 phút sau khi uống rượu bạn có thể bị co cứng bụng hoặc bị dạ dày, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, vã mồ hôi nên người bệnh không uống rượu, không dùng thuốc có chứa rượu trong khi đang dùng cefamandol.

Dùng đồng thời các thuốc tan huyết khối với cefamandol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Dùng đồng thời cefamandol với các thuốc tan huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nặng, vì vậy không nên dùng.

Lưu ý: Những thông tin được cung cấp trong bài viết không thể thay thế cho lời khuyên của các dược sĩ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)