Kiến thức y dược
Tác dụng cũng như liều dùng của thuốc Hydrocortisone
Hydrocortisone là một loại thuốc được biết đến như một chất tự nhiên sản sinh bởi tuyến thượng thận. Thuốc sử dụng tốt cho việc điều trị eczema cấp và mãn tính. Trước khi sử dụng tốt nhất bạn cần nắm rõ được tác dụng cũng như liều dùng của thuốc này. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau để sử dụng thuốc đạt hiệu quả nhất.
Những thông tin về thành phần của thuốc Hydrocortisone
Nhóm thuốc: Hocmon, Nội tiết tố
Tên khác : Hydrocortison
Tên Biệt dược : Hydrocortisone sodium succinate; Umecorn
Thuốc biệt dược mới : Hydrocortisone acetate, A.T
Hydrocortisone, Anginovag, Axcel Hydrocortisone Cream, Canesten
Plus, Hydrocortison
Dạng thuốc : Hỗn dịch tiêm;Bột đông khô pha tiêm; Kem bôi da;Viên nén
Dạng thuốc và hàm lượng
Kem: 0,5%, 1%, 2,5%.
Gel: 0,5%, 1%.
Thuốc xức: 0,25%, 0,5%, 1%, 2,5%.
Thuốc mỡ: 0,25%, 1%, 2,5%.
Dung dịch (dùng ngoài): 0,5%, 1%, 2,5%.
Viên nén (uống): 5, 10, 20 mg.
Hỗn dịch hydrocortison acetat để tiêm: 25 mg/ml và 50mg/ml (tính theo dẫn chất acetat).
Dung dịch hydrocortison natri phosphat để tiêm: 50 mg/ml (tính theo hydrocortison).
Bột hydrocortison natri sucinat để tiêm: 100 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g (tính theo hydrocortison).
Thành phần : Hydrocortisone acetate
Tác dụng
Hydrocortisone được biết đến là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng dùng điều trị viêm ruột, viêm phế quản, viêm khớp, chống viêm, ban da, viêm mũi, mắt dị ứng. Hydrocortisone thường được các bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh như bệnh về da và mắt, rối loạn hệ miễn dịch, ung thư, viêm khớp, dị ứng ở mức độ nghiêm trọng, rối loạn máu/ hormone. Loại thuốc này ngoài ra còn có một số tác dụng suy giảm đáp ứng được hệ miễn dịch với một vài bệnh khác nhau để làm giảm được các triệu chứng bị sưng và triệu chứng về đau.
Hydrocortisone có tác dụng dùng điều trị viêm ruột
Chỉ định:
Hydrocortisone được các bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh cụ thể đó là:
Rối loạn nội tiết:
- Các tình trạng dị ứng: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, các tình trạng dị ứng nghiêm trọng, các trường hợp hen suyễn, kiểm soát viêm mũi dị ứng kéo dài, trong phản ứng quá mẫn do thuốc, mất khả năng chữa trị bệnh huyết thanh, các phản ứng do truyền máu.
- Các bệnh liên quan đến da: hồng ban đa dạng nặng, viêm da tróc vảy, viêm da có bọng nước dạng herpes, u sùi dạng nấm, hội chứng StevensJohnson, bệnh Pemphigus.
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Các rối loạn nội tiết: Suy thượng thận tiên phát hay thứ phát, ở những bệnh nhân suy giảm vỏ tuyến thượng thận hydrocortison hoặc cortison
-Sử dụng trước phẫu thuật và khi bị chấn thương
-Chỉ định sử dụng khi bị sốc hoặc không đáp ứng được các phương pháp đang điều trị
- Viêm tuyến giáp không sinh mủ
- Tăng canxi huyết do ung thư.
-Tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
- Viêm bao hoạt dịch hay viêm xương khớp
- Viêm túi hoạt dịch cấp và bán cấp
-Viêm đốt sống dạng thấp
- Viêm mõm lồi cầu
- Viêm khớp cấp do thống phong
- Viêm khớp do bệnh vẩy nến
- Viêm tim cấp trong bệnh thấp
-Viêm bao gân cấp không đặc hiệu
- Viêm da cơ
- Các bệnh da: Pemphigus
- Viêm da bóng nước do herpes
-Viêm da tiết bã nhờn nặng.
- Rối loạn huyết học: thiếu máu giảm sản, thiếu máu tan máu mắc phải, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, thiếu máu Diamond Blackfan, bất sản hồng cầu đơn thuần, trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát chống chỉ định dùng đường tiêm bắp, chỉ dùng đường tĩnh mạch
- Viêm màng não, trường hợp nhiễm giun xoắn ở cơ tim
- Blốc đe dọa tính mạng khi được sử dụng liệu pháp trị lao
- Các bệnh liên quan khối u lympho.
- Các bệnh ở mắt: viêm màng bồ đào và viêm mắt giao cảm, tình trạng viêm mắt tuy nhiên nó không đáp ứng với corticosteroid tại chỗ
- Các bệnh ở thận: hội chứng thận hư nguyên phát hoặc giảm protein niệu, do lupus ban đỏ
- Các bệnh hô hấp: lao phổi lan tỏa hoặc bộc phát, hội chứng nhiễm độc Berili, triệu chứng bệnh u hạt (sarcoidosis), viêm phổi tăng eosin tự phát
- Hệ thần kinh: u não nguyên phát hoặc di căn, đa xơ cứng, các đợt nặng cấp tính của phù não hoặc phẫu thuật sọ não.
- Bệnh thấp khớp: giúp bệnh nhân hỗ trợ để điều trị ngắn hạn qua đợt cấp tính hoặc đợt bệnh trầm trọng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cấp tính do gút, viêm khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp cần liệu pháp duy trì liều thấp
- Điều trị viêm da cơ, viêm đa cơ, viêm động mạch thái dương
Chống chỉ định
Thuốc hydrocortisone chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:
- nhiễm nấm bệnh hay kí sinh trùng
- Người bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus đặc biệt trong lao tiến triển, thủy đậu, zona, herpes giác mạc
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân
- Bệnh nhân bị quá mẫn với hydrocortisone hoặc mẫn cảm với bất kỳ các thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân sử dụng vắc xin sống hoặc những bệnh nhân sử dụng liều ức chế miễn dịch corticosteroid
- Bệnh nhân bị nhiễm trừ nếu như trong trường hợp sử dụng các liệu pháp chống nhiễm khuẩn một cách đặc hiệu
- Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát sử dụng tiêm bắp
Những lưu ý khi sử dụng thuốc hydrocortisone
- Thận trọng khi dùng thuốc hydrocortisone xoa và mỡ ngoài da
- Cần rất thận trọng ở người bệnh bị loãng xương
- Khi dùng liều cao, thận trọng ở người bệnh nối ruột, những trường hợp bị loạn tâm thần, tăng huyết áp do đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy tim lao ở trẻ em đang lớn.
- Khi dùng thuốc hydrocortisone tránh tiếp xúc với kết mạc mắt
- Khi dùng hydrocortisone trên một diện tích rộng của thân thể cho trẻ nhỏ thì phải quan tâm đến nguy cơ gây tác dụng không mong muốn toàn thân.
- Nếu dùng thời gian dài hydrocortisone phải quan tâm đến ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận
- Thận trọng nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn
- Không được dùng glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển
- Thận trọng dùng hydrocortisone khi có các phản ứng bất lợi ở thần kinh nghiêm trọng khi chúng ta dùng tiêm ngoài màng cứng
- Khi tiêm corticosteroid ngoài màng cứng đã được báo cáo một số trường hợp tử vong
- Các ảnh hưởng thần kinh nghiêm trọng cụ thể đã được báo cáo gồm: liệt chi dưới, mù vỏ não, đột quỵ, nhồi máu tủy, liệt tứ chi. Độ an toàn của đường tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hiện chưa được thiết lập
- Thận trọng tiêm hydrocortisone vì có thể dẫn tới các thay đổi da và mô dưới da tạo ra các vị trí lõm trên da ở vị trí tiêm
- Không được vượt quá liều tiêm hydrocortisone như khuyến cáo để giảm tỷ lệ teo da và mô dưới da
- Các bạn nên tránh tiêm vào cơ delta do tăng tỷ lệ teo mô dưới da.
- Sau khi bị stress bệnh nhân chỉ định tăng liều dùng corticosteroid
- Thời kỳ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần sử dụng thuốc hydrocortisone. Khi dùng thuốc hydrocortisone liều cao kéo dài sẽ gây nguy cơ ức chế vỏ thượng thận của thai
- Hydrocortison bài tiết qua sữa gây nguy cơ cho trẻ nhỏ vì thế nên tránh không dùng thuốc hydrocortisone trong thời kỳ cho con bú
Liều lượng và cách dùng thuốc Hydrocortison
Liều lượng hydrocortisone phụ thuộc từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của dược sĩ chuyên môn. Khi đã đạt hiệu quả nên dùng liều thấp nhất và cần giảm dần liều lượng hydrocortisone để duy trì đáp ứng. Nếu ngừng thuốc cần dừng dần dần và theo hướng dẫn của bác sĩ. Pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Liều lượng hydrocortisone nên sử dụng theo chỉ định của các dược sĩ chuyên môn
Liều lượng hydrocortisone điều trị thay thế suy vỏ thượng thận:
Uống: chia 2 lần (20 mg vào buổi sáng, 10 mg vào buổi chiều), liều thường dùng ở người lớn là 20 – 30 mg/ngày, và liều thường dùng ở trẻ em là 10 – 30 mg/ngày.
Liều lượng hydrocortisone điều trị suy vỏ thượng thận cấp:
Người lớn: Liều ban đầu 100 mg, liều duy trì là 20 – 30 mg/ngày, tiêm lặp lại trong 5 ngày để xuống
Trẻ em: trẻ đến 1 tuổi tiêm tĩnh mạch chậm 25 mg, trẻ 1 – 5 tuổi tiêm 50 mg, trẻ 6 – 12 tuổi tiêm 100 mg. Có thể tiêm chậm vào tĩnh mạch hoặc là truyền tĩnh mạch thuốc hydrocortison tan trong nước.
Liều lượng hydrocortisone điều trị tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc là hội chứng thượng thận – sinh dục:
Liều uống: chia làm 2 hoặc 3 lần, 0,6 mg/kg/ngày, uống cùng fluorocortison 0,05 – 0,2 mg/ngày
Liều lượng hydrocortisone điều trị hen nặng:
Tiêm tĩnh mạch lặp lại 3 – 4 lần, liều lượng là 100 – 500 mg, trẻ em tới 1 tuổi dùng 25 mg, trẻ 6 – 12 tuổi: 100 mg, trẻ 1 – 5 tuổi: 50 mg
Liều lượng hydrocortisone điều trị sốc nhiễm khuẩn:
Liều lượng hydrocortisone 50 mg/kg có thể tiêm tĩnh mạch, Liều lượng hydrocortisone điều trị lặp lại sau 4 giờ hoặc 24 giờ nếu cần, đề phòng tăng natri huyết tiêm không quá 48 – 72 giờ, duy trì đến khi tình trạng ổn định.
Liều lượng hydrocortisone điều trị sốc phản vệ:
Bạn có thể áp dụng tiêm adrenalin, sau đó tiêm tĩnh mạch 100 – 300 mg hydrocortisone.
Tác dụng phụ của thuốc hydrocortisone
Trong thời kỳ dùng thuốc Hydrocortison bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
Thường gặp:
- Hydrocortison gây loãng xương, teo cơ.
- Hội chứng dạng Cushing chậm lớn ở trẻ em
- Đau dạ dày nghiêm trọng
- Yếu cơ
- Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân
- Co giật.
- Chảy máu từ trực tràng
- Hydrocortison gây tăng cân nhanh chóng, đặc biệt là ở mặt và eo
- Hydrocortison gây mụn trứng cá
- Đau trực tràng hoặc nóng rát nhẹ
- Đau đầu đột ngột và dữ dội hoặc đau đằng sau mắt
- Người bệnh cảm thấy khó thở hoặc là thậm chí khi gắng sức nhẹ
- Hydrocortison gây đau trực tràng hay nóng rát dữ dội
- không đáp ứng thứ phát của vỏ thượng thận và tuyến yên
- Ở một mức độ nào đó sẽ gây stress như khi bị phẫu thuật hoặc bị bệnh đặc biệt trong thời gian chấn thương, tăng cân.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng ít gặp hơn có thể bao gồm:
- Tăng tiết mồ hôi
- Hydrocortison gây rậm lông trên khuôn mặt hoặc cơ thể.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Loét dạ dày tá tràng
- Bị chảy máu vết loét, loét ruột non
- Các trường hợp viêm da tiếp xúc, teo da, chậm lành sẹo.
- Trầm cảm khi ngừng thuốc.
- Hưng phấn quá độ, lú lẫn
Hiếm gặp
- Phản ứng dạng phản vệ kèm co thắt phế quản
- Phản ứng miễn dịch
- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội gây bệnh.
Những thông tin trong bài viết được các thầy cô trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng thay thế lời khuyên của các dược sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có hướng dẫn cụ thể.