Kiến thức y dược
Ráy tai tắc nghẽn nguyên nhân do đâu?
Ráy tai tắc nghẽn là nguyên nhân khiến cho bạn bị giảm thính lực cũng như một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như thính lực tốt hơn.
Tại sao phải lấy ráy tai thường xuyên?
Ráy tai là một chất bôi trơn tự nhiên được tạo ra từ các tuyến trong ống tai. Nó có nhiệm vụ bảo vệ vùng ống tai của bạn khỏi các vi sinh vật và các tác nhân khác từ bên ngoài. Với kết cấu dạng gel màu mỡ, ráy tai chứa nhiều tế bào chết sẽ giúp đẩy lùi các vi sinh vật có hại trong vùng ống tai.
Bởi vậy, tiết ra ráy tai là cách vệ sinh tốt nhất mà lỗ tai đang tự làm sạch cho chính nó, đồng thời có thể giữ da trong tai khỏe mạnh. Ráy tai, được bài tiết từ các tuyến trong ống dẫn tai, sau đó những sợi lông nhỏ sẽ đưa chất thải ra ngoài. Quá trình đưa ráy tai ra ngoài cũng giúp lấy đi bụi bẩn bám trong tai. Do đó, ráy tai mà ta lấy ra là sự kết hợp của chất sáp trong tai, bụi bẩn và tế bào da.
Tại sao cần phải lấy ráy tai thường xuyên?
Tuy nhiên, khi ráy tai tích tụ quá nhiều, chúng sẽ cản trở khả năng nghe của bạn, đồng thời gây ra các triệu chứng khác như ù tai, giảm thính giác. Vì vậy, vệ sinh tai thường xuyên là điều cực kì quan trọng để bảo vệ đôi tai của bạn.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết những chuyển động của hàm, chẳng hạn khi nói chuyện hoặc nhai thức ăn sẽ có tác dụng massage, đẩy ráy tai ra phía ngoài và rơi ra. Do đó bạn đừng cho rằng lấy ráy tai là phải thọc sâu vào bên trong tai, thực ra bạn không cần phải làm gì cả, ngoại trừ việc thỉnh thoảng lau sạch tai ngoài bằng khăn mềm. Tuy nhiên, cũng đừng làm quá thường xuyên, vì nó sẽ lấy đi luôn lớp sáp bảo vệ lớp niêm mạc ống tai, thậm chí làm tai ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Nguyên nhân nào dẫn đến ráy tai tắc nghẽn?
Hiện tượng ráy tai tắc nghẽn thường xảy ra khi ráy tai đang cố gắng chen ra ngoài. Khi đó bạn có thể tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.
Riêng đối với một số người, tai dễ bị tắc do một vài nguyên nhân như: ống dẫn tai hẹp hoặc rậm lông, tai sản sinh nhiều ráy tai hoặc ráy tai cứng, tình trạng da dầu, nhiễm trùng tai nhiều lần, sự tăng trưởng xương lành tính ở phần tai ngoài, tuổi tác (vì người càng lớn tuổi thì ráy tai càng khô), thiết bị trợ thính, đeo tai nghe trong thời gian dài cũng có thể gây cản trở cho quá trình ráy tai thoát ra ngoài nhưng không đáng kể.
Vậy làm thế nào để lấy ráy tai một cách an toàn và khoa học? Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
Lấy ráy tai an toàn và khoa học bằng cách nào?
Có khá nhiều cách giúp bạn có thể lấy ráy tai một cách an toàn và hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.
Dùng nước ấm
Cách dễ nhất để loại bỏ ráy tai chính là loại bỏ chúng ngay từ khi chúng mới bắt đầu hình thành. Di chuyển hàm của bạn trong khi nói chuyện hay nhai một cái gì đó thường là cách khiến ráy tai tự nhiên bị buộc phải tống cổ ra ngoài.
Và cách an toàn nhất và cách dễ dàng nhất để có thể ngăn ngừa sự tích tụ của ráy tai chính là xả sạch tai bằng nước ấm. Bạn chỉ việc để nước từ một vòi sen ấm áp vào tai của bạn bằng cách nghiêng đầu lần lượt sang cả hai bên trái phải. Mỗi lần nước ấm đi ra khỏi lỗ tai, bạn hãy nghiêng đầu theo chiều ngược lại. Và điều này sẽ khiến cho ráy tai thường bị bở hơn và tuôn theo lỗ tai thoát ra ngoài.
Có nhiều cách lấy ráy tai an toàn và khoa học bạn nên biết
Dầu ôliu
Dầu ô-liu nguyên chất cũng là một giải pháp tốt cho việc lấy ráy tai mà không làm tổn hại đến sức khỏe và sự an toàn cho vùng tai của bạn.
Dầu ô-liu có chứa nhiều axit béo và vitamin E, hai thành phần chủ đạo này sẽ hỗ trợ bôi trơn và bảo vệ ống tai khỏi viêm nhiễm.
Dung dịch Hydro Peroxide
Hydro peroxide, hoặc nước oxy hóa, là một sản phẩm tự nhiên giúp bạn loại bỏ ráy tai mà không hề gây ảnh hưởng đến ống tai.
Tính sát trùng của nó có tác dụng làm đánh tan ráy tai và vi khuẩn trong khi chất lỏng sẽ làm tiêu bã nhờn.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng dấm táo, dầu dừa, dầu hạnh nhân, hay dung dịch Glycerine,…để lấy ráy tai một cách an toàn và hiệu quả.
Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp