Kiến thức y dược
Những thông tin hướng dẫn cách dùng thuốc Daktari hiệu quả
Daktarin là loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng để trị và dự phòng nhiễm Candida ở khoang miệng, hầu họng và đường tiêu hóa. Trước khi dùng thuốc này người bệnh cần tìm hiểu kỹ về thông tin thuốc, liều dùng và cách sử dụng an toàn. Người dùng có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Thông tin thuốc Daktarin
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Dạng bào chế: Gel
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 10g
Thành phần: Miconazole, Mỗi gam Daktarin có chứa 20mg miconazol
Tá dược: Tinh bột tiền gelatin hóa, natri saccharin, polysorbat 20, hương cam, hương cacao, cồn, glycerin, nước tinh khiết.
Tác dụng của thuốc Daktarin®
Tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh thuốc được sử dụng, thông thường thì thuốc Daktarin® được biết đến là một loại thuốc được dùng để trị và dự phòng nhiễm Candida ở trong khoang miệng, đường tiêu hóa hay hầu họng. Là một loại thuốc kháng nấm nhóm Azolem hoạt động hiệu quả bằng cách ức chế sự phát triển của nấm.
Thuốc Daktarin® là thuốc được dùng để trị và dự phòng nhiễm Candida trong khoang miệng
Chỉ định:
Điều trị những bệnh nhiễm nấm ở khoang miệng, đường tiêu hóa hay hầu họng
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định dùng thuốc cho những người quá mẫn cảm với miconazol, thành phần khác của thuốc
- Trẻ < 6 tháng tuổi hoặc những trẻ mà chưa có phản xạ nuốt phát triển hoàn chỉnh.
- Chống chỉ định dùng thuốc cho những người bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan
Liều lượng – cách dùng
Liều lượng dùng bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, theo đó, liều dùng thuốc Daktarin® như sau:
Liều dùng thuốc Daktarin® dành cho người lớn nhiễm Candida miệng hầu họng:
- Người bệnh dùng 2.5ml và uống 4 lần/ ngày, duy trì điều trị ít nhất 1 tuần
Liều dùng thuốc Daktarin® dành cho người lớn mắc bệnh nhiễm Candida dạ dày - ruột:
-Liều dùng 20mg/kg/ngày và được chia ra thành 4 lần/ngày, cần duy trì điều trị 1 tuần
Liều dùng thuốc Daktarin® dành cho trẻ em > 2 tuổi
+ Liều dùng điều trị như người lớn.
+ Đối với trẻ từ 4 - 24 tháng tuổi: cha mẹ nên cho trẻ dùng liều 1.25m và được chia ra thành 4 lần/ ngày.
Liều dùng thuốc Daktarin® dành cho trẻ em bị nhiễm Candida dạ dày - ruột:
+Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên liều dùng như người lớn.
Cách dùng thuốc Daktarin®
Để dùng thuốc Daktarin® an toàn người bệnh nên dùng ngón tay quấn gạc sạch và rơ thuốc vào trong khoang miệng cho đều, nếu được hãy giữ thuốc trong miệng càng lâu càng tốt. Lưu ý không được nuốt thuốc. Những ai mang răng giả thì cần phải tháo bỏ răng trước khi rà thuốc điều trị và trước khi đi ngủ nhằm giảm thiểu được việc răng giả không bị nhiễm trùng.
Người bệnh nêndùng thuốc sau mỗi bữa ăn
Tuyệt đối không được dùng nhiều hơn chỉ định của các bác sĩ. Thận trọng khi dùng thuốc này cho trẻ vì trẻ dễ bị nghẹt thở khi đặt thuốc trước miệng.
Khi rà quá liều nên đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám
Người bệnh nên dùng ngón tay quấn gạc sạch và rơ thuốc vào trong khoang miệng
Thận trọng lúc dùng Daktarin
- Đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú. Mặc dù không có kết luận về việc Daktarin gây độc hại cho phôi nhưng nên được cân nhắc với ích lợi điều trị mong muốn
- Giám sát và điều chỉnh kỹ Nếu phải dùng đồng thời Daktarin và thuốc chống đông máu
- Cần phải thận trọng đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chắc chắn rằng gel không làm tắc nghẽn cổ họng.
- Người bệnh đang trong quá trình sử dụng các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng, kê toa, không kê toa.
- Người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Người bệnh đang gặp các vấn đề bệnh lý, nhất là các bệnh về gan
- Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và điều khiển máy móc
- Theo dõi bệnh để tránh nghẹt thở
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Daktarin
Trong một số trường hợp có thể xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc Daktarin như:
- Thuốc Daktarin có thể gây ra các phản ứng của tác dụng phụ như gặp các vấn đề về răng, đau hoặc sưng ở nướu răng
- Có cảm giác nóng rát hoặc đau ở trong khoang miệng
- Cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy các tác dụng phụ không quá nghiêm trọng
- Có vấn đề vị giác
- Cảm giác đau đầu, mệt mỏi, khô miệng
- Ho
- Hiện tượng lở loét trong miệng hoặc ở trên lưỡi
- Choáng váng, khó thở,
- Tình trạng da nhợt nhạt
- Tim đập nhanh và cảm thấy khó tập trung
- Xuất hiện một số tác dụng phụ hiếm gặp như: tình trạng phù môi, mặt, lưỡi, kích ứng da bị nổi mẩn đỏ, bầm tím, khó thở, khó nuốt
Bài viết do giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp