Kiến thức y dược

Thứ ba: 19/11/2019 lúc 10:13
Nhâm PT

Những thông tin cần biết về thuốc Dantrolene

Thuốc Dantrolene là một thuốc giãn cơ tác dụng trực tiếp trên cơ vân, được sử dụng để điều trị căng cơ và chuột rút do những rối loạn thần kinh nhất định như tổn thương não, bại não, và bệnh đa xơ cứng.

Tên chung quốc tế: Dantrolene.

Loại thuốc: Thuốc trực tiếp giãn cơ vân.

Dạng thuốc và hàm lượng

Nang uống: 25 mg, 50 mg, 100 mg.

Lọ bột tiêm: Chứa một hỗn hợp đông khô vô khuẩn có 20 mg natri dantrolen, 3 g manitol và natri hydroxid vừa đủ để có pH khoảng 9,5 khi pha với 60 ml nước pha tiêm vô khuẩn.

Tác dụng

Dantrolene là thuốc giãn cơ làm mất tính co cơ khi bị kích thích, làm mất tính co cơ khi bị kích thích. Thuốc được sử dụng để điều trị căng cơ và chuột rút , như tổn thương tủy sống, đột quỵ hoạt động bằng cách làm giãn các cơ bắp. Thuốc Dantrolene có thể ức chế dị hóa cấp trong tế bào cơ vân, giúp giảm đau và cứng cơ, cho phép bạn hoạt động nhiều hơn cải thiện khả năng di chuyển xung quanh.

Với người bệnh nhân bị sốt cao ác tính do gây mê, Dantrolene kích thích trực tiếp nhằm giảm co cơ. Với người có tổn thương noron vận động ở vỏ não, kích thích trực tiếp thông qua phản xạ đi qua sinap. Dantrolene có tác dụng giãn cơ nhẹ, chuyển hóa qua gan thành acetamide hóa và hydroxyl hóa và thanh thải qua đường tiểu và đường mật.

Chỉ định

Dantrolene được dùng đường để điều trị triệu chứng co cứng cơ mạn tính do bị tổn thương các nơ ron vận động ở vỏ não, uống để điều trị triệu chứng giảm nhẹ tình trạng tổn thương tủy sống và hội chứng đột quỵ, bệnh xơ cứng rải rác, bại não,..

Dantrolene được tiêm tĩnh mạch cùng với các loại thuốc khác để điều trị cơn sốt cao ác tính.

Dantrolene không có tác dụng đối với điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh thấp khớp hoặc chấn thương cơ xương.

Dantrolene  là thuốc làm giãn cơ bắp, cơ chế hoạt động của giúp giảm cứng và đau cơ cho phép cơ thể di chuyển nhiều hơn từ đó tăng khả năng vận động

Thuốc Dantrolene  cũng có thể sử dụng cho các trường hợp người bệnh bị sốt cao do gây mê khi phẫu thuật.

Dùng để điều trị chứng bệnh hiếm gặp liên quan đến tim đập nhanh sốt, hoặc là do thuốc an thần gây ra hội chứng ác tính.

Thuốc còn được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh khác đã được nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng tùy từng trường hợp mà được sử dụng.

 Dantrolene là thuốc làm giãn cơ bắp giúp giảm cứng và đau cơ

Dantrolene là thuốc làm giãn cơ bắp giúp giảm cứng và đau cơ

Chống chỉ định

Dantrolene chống chỉ định dùng trong trường hợp có bệnh gan đang tiến triển, viêm gan và xơ gan.

Chống chỉ định dùng trong trường hợp co cứng cơ cấp tính

Liều dùng và cách sử dụng

Cách sử dụng Dantrolene:

Dùng thuốc bằng đường uống hoặc dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, bệnh nhân nên dùng Dantrolene theo chỉ định của bác sĩ. Mọi người nên uống thuốc vào một thời điểm trong ngày quen thuộc để không bị quên liều, khuyến cáo không dùng quá 400mg/ ngày. Không tự ý ngừng liều vì triệu chứng có thể quay lại nhanh chóng nếu như bạn đột ngột dừng uống thuốc. Nếu uống quá một liều khiến cơ thể bị sốc hãy nhanh chóng đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được hỗ trợ thăm khám kịp thời.

Liều lượng

Liều dùng của thuốc Dantrolene thường sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, giới tính, tuổi tác, mức độ đáp ứng và không có liều nào chung cho mọi người nên những thông tin sau đây chỉ để tham khảo.

Liều dùng Dantrolene thông thường cho người lớn để điều trị bệnh sốt cao ác tính:

Nên tiêm tĩnh mạch 2,5 mg/kg; nếu uống thì nên dùng 4-8 mg/kg/ngày chia thành 2- 3 lần.

Liều dùng Dantrolene thông thường cho người lớn để điều trị bệnh co cứng cơ mãn tính:

Liều dùng cho người lớn bạn nên uống 25mg/ ngày trong 7 ngày, tiếp sau đó chia làm 3 lần uống 50mg/ ngày.

 Liều dùng Dantrolene thông thường cho trẻ em để điều trị sốt cao ác tính:

Liều dùng thuốc Dantrolene cho trẻ em bạn nên tĩnh mạch 2,5 mg/kg; nếu uống 4-8 mg/kg/ngày chia thành 3 - 4 liều trước khi phẫu thuật. Trẻ em bị co cứng nên uống 0,5mg/ lần/ ngày trong 7 ngày, cuối cùng dùng 2mg/kg/ ngày chia thành 3 lần.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trong thời gian dùng thuốc bạn nên thận trọng một số vấn đề như sau:

  • Dantrolene để điều trị có thể gây buồn ngủ, vì thế người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc ngay sau khi dùng thuốc
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Dantrolene cho người bệnh có tiền sử bệnh gan
  • Người bệnh bệnh cơ tim hoặc suy chức năng phổi hoặc suy chức năng tim nặng cần thận trọng khi dùng thuốc Dantrolene
  • Đặc biệt người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên xem xét điều trị
  • Thời kỳ mang thai, tính an toàn hiện nay chưa được nghiên cứu và kết luận nên chỉ được dùng khi bác sĩ yêu cầu
  • Thời kỳ cho con bú
  • Người có vấn đề về gan nên kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Phải cho xét nghiệm chức năng gan cho người bệnh trước khi điều trị phải ngưng thuốc khi trị số tăng
  • Cần chủ động ngưng thuốc khi có các triệu chứng như buồn nôn, đau dạ dày, mệt mỏi vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,…
  • Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung sau khi tiêm tĩnh mạch không lái xe trong ít nhất 2 ngày.
  • Dantrolene có thể gây ra tổn thương gan nghiêm trọng
  • Thuốc Dantrolene có thể dẫn đến tử vong nếu bạn sử dụng hơn 400 – 800mg/ ngày.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy tim nặng, bệnh gan, bệnh nhân suy giảm chức năng phổi
  • Thận trọng khi dùng thuốc vì Dantrolene có thể tăng độ nhạy cảm của da nên khi đi ngoài trời nên bảo vệ da đầy đủ
  • Rượu và những đồ uống có cồn, chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ chóng mặt trong thời gian điều trị.

Không nên dùng thuốc Dantrolene cho người cho con bú

Không nên dùng thuốc Dantrolene cho người cho con bú

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng thuốc Dantrolene tuy nhiên mức độ khác nhau và chỉ phát sinh ở các bệnh nhân sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Tác dụng không mong muốn thường gặp:

  • Tác dụng phụ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi
  • Rơi vào trạng thái buồn ngủ triền miên
  • Hay bị tiêu chảy
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi tiêm tĩnh mạch để điều trị sốt cao ác tính.
  • Lúc nào cũng buồn nôn và nôn mửa nhiều vì sự thay đổi bất thường khi dùng thuốc
  • Thở nông, thở yếu
  • Da bầm tính, nhợt nhạt, chảy máu
  • Chóng mặt
  • Khó chịu
  • Co giật
  • Đi tiểu ít hơn, thậm chí không đi
  • Táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng
  • Ỉa chảy
  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Ho ra nhiều máu
  • Nước tiểu sẫm màu, phân và nước tiểu có máu
  • Dễ bị nghẹn, khó nuốt thức ăn
  • Nhiều lúc cảm thấy bị đau khi nuốt nước miếng

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Co cứng bụng
  • Nôn
  • Co giật
  • Nhìn đôi
  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Kích ứng dạ dày
  • Bí tiểu
  • Buồn nôn
  • Tinh thể niệu
  • Khó nuốt
  • Rối loạn khả năng giao tiếp
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Tiểu nhiều lần
  • Nhức đầu
  • Chức năng gan bất thường
  • Thay đổi vị giác
  • Chảy nước dãi

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • U lympho bào
  • Trầm cảm
  • Phát ban kiểu trứng cá
  • Đau lưng
  • Ra mồ hôi nhiều
  • Nổi mề đay
  • Suy hô hấp
  • Nhịp tim nhanh
  • Suy tủy
  • Viêm tĩnh mạch
  • Giảm bạch cầu
  • Nóng tính
  • Giảm tiểu cầu
  • Lú lẫn
  • Ngứa da
  • Phát ban da kiểu chàm
  • Tóc mọc bất thường
  • Thiếu máu
  • Suy tim
  • Đau cơ
  • Huyết áp không ổn định

Theo Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)