Kiến thức y dược

Thứ năm: 10/10/2019 lúc 16:37
Nhâm PT

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalotin

Cefoxitin là một kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1m, có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu, diệt khuẩn bằng cách ngăn cản sự phát triển và phân chia vi khuẩn. Vậy thuốc Cefalotin có những tác dụng phụ gì?.

Thành phần thông tin thuốc Cefalotin

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm

Tên khác : Cephalothin

Thuốc biệt dược mới : Cefalotin, Cefalotin 2g, Cefalotin 1g,

Cefalotin 1g, Cephalothin 2g, Cephalothin 2g

Dạng thuốc : viên nén, viên nang; Thuốc bột pha tiêm

Thành phần : Cefaloti

Cefalotin có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc tiêm: 1 g/50 mL, 2 g/50 mL.

Bột pha thuốc tiêm: 1 g, 2 g.

Cefalotin có tác dụng gì?

Cefoxitin là một kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu kể cả các chủng tiết penicillinases và cephalosporinases của cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Các cầu khuẩn gram dương nhạy cảm bao gồm các chủng Staphylococcus kháng methicilin bị coi là luôn luôn kháng Cephalosporin. Phần lớn các chủng Streptococcus nhạy cảm với kháng sinh Cefalotin, tuy nhiên thuốc không có tác dụng trên Streptococcus pneumoniae kháng penicillin.

 Thuốc có tác dụng tốt trên các trực khuẩn Gram dương và có tác dụng trung bình trên các vi khuẩn đường ruột Gram âm.

Chỉ định:

  • Cefalotin là thuốc lựa chọn thứ hai để điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng, được dùng để điều trị thay thế penicilin, trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn Gram dương và trực khuẩn Gram dương nhạy cảm.
  • Cefalotin được chỉ định trong nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm xương – tủy và các thể nhiễm khuẩn nặng khác.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng như viêm thận - bể thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang nặng tái phát
  • Nhiễm khuẩn ngoại khoa như áp-xe bụng, áp-xe màng bụng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
  • Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn khác như viêm mủ màng phổi, nhiễm khuẩn nặng đường ruột
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi nặng do vi khuẩn, viêm phế quản - phổi, áp xe phổi
  • Các chỉ định khác: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, như viêm bàng quang nặng tái phát
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: như viêm phổi nặng do vi khuẩn, viêm phế quản phổi, áp xe phổi
  • Nhiễm khuẩn ngoại khoa như: áp xe bụng, áp xe màng bụng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
  • Cần xét nghiệm chức năng thận khi có chỉ định.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc này cho những người quá mẫn với cefoxitin hoặc Cephalosporin khác

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Cefalotin

Thuốc Cefalotin thường được các bác sĩ chỉ định tiêm vào tĩnh mạch hoặc là tiêm bắp.  Nếu như bạn dùng thuốc Cefalotin tại nhà hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng về các hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và sử dụng thuốc để tránh xảy ra các biến chứng.

Nên kiểm tra thuốc bằng mắt thường để nhằm tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn/ biến đổi về màu sắc hay không trước khi dùng thuốc Cefalotin. Nếu như phát hiện ra tình trạng này khi đó mọi người hãy ngưng sử dụng thuốc.

Thuốc Cefalotin được hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc duy trì ở mức độ ổn định. Bởi vậy, tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp.

Mọi người hãy dùng thuốc cho đến khi hết liều lượng thuốc các bác sĩ chỉ định, không được tự ý chấm dứt khi đang trong quá trình điều trị vì việc ngừng thuốc dùng quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng tái phát bệnh nhiễm trùng.

Liều dùng kháng sinh Cefalotin

Liều lượng đối với kháng sinh Cefalotin được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Do đó, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ.

- Liều dùng đối với người lớn các trường hợp nhiễm khuẩn:

Liều thường dùng là từ 0,5g - 1g, thời gian cách nhau từ 4 - 6 giờ/lần bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 3 - 5 phút hoặc tiêm liên tục hoặc gián đoạn. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, bạn có thể điều chỉnh liều dùng có thể tăng lên tới 12g mỗi ngày.

- Liều dùng đối với trẻ em: Tính tới thời điểm hiện tại, kháng sinh Cefalotin vẫn chưa được nghiên cứu và đưa ra quyết định điều trị đối với các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ em. Do đó,để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Liều dùng kháng sinh Cefalotin cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định

Liều dùng kháng sinh Cefalotin cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalotin

Cefalotin được biết đến là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, trong thời gian người dùng sử dụng thuốc kháng sinh Cefalotin sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có khả năng xuất hiện những triệu chứng như:

  • Trong đó, các tác dụng phụ thường gặp là ban da dạng sần và đau nhức tại vùng da tiêm thuốc.
  • Bị mẫn đỏ, sưng phù hoặc đau nhức tại vùng tiêm thuốc.
  • Nổi sốt, đau họng kéo dài.
  • Những tác dụng phụ đi kèm đó là cơ thể dễ bị bầm tím, nhịp tim đập nhanh hơn, cơ thể mệt mỏi và có thể bị co giật.
  • Thuốc kháng sinh Cefalotin có khả năng gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng đối với đường ruột do một số loại vi khuẩn có sức đề kháng gây nên.
  • Quá trình sử dụng thuốc Cefalotin trong thời gian kéo dài có thể gây nên tình trạng bị tưa miệng, chứng nhiễm trùng nấm men ở âm đạo.
  • Thông báo ngay lập tức với các bác sĩ nếu dùng thuốc bị tiêu chảy trong vài ngày, đau dạ dày đau bụng
  • Choáng váng nặng và đường hô hấp có vấn đề.
  • Những tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc Cefalotin hiếm gặp gồm có: cơ thể bị ngứa, bị dị ứng
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, có thể bị viêm đại tràng màng giả.
  • Gặp bác sĩ nếu những vết đốm trắng ở miệng xuất hiện, dịch âm đạo tiết hay những triệu chứng khác đi kèm
  • Ngoài ra, kháng sinh Cefalotin còn có thể gây ra các phản ứng toàn thân như sốt, đau họng kéo dài, mệt mỏi, đôi khi phản ứng giống bệnh huyết thanh và phản vệ.
  • Cefalotin cũng gây tăng bạch cầu ưa eosin, biến chứng chảy máu, giảm bạch cầu trung tính hay giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, thử nghiệm Coombs dương tính.
  • Ảnh hưởng tới thận bao gồm nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết, viêm thận kẽ
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu gặp những dấu hiệu nặng hơn các bạn hãy thông báo với các bác sĩ để được thăm khám sức khỏe cụ thể.

Tuy nhiên người dùng lưu ý không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Vì vậy tốt nhất khi dùng thuốc có những dấu hiệu bất thường mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám.

Thận trọng

  • Trước khi dùng thuốc cefalotin bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bị dị ứng với cefalotin hoặc với các loại thuốc kháng sinh cephalosporin khác (như cefazolin); hoặc với penicillins (như asamoxicillin); hoặc nếu bạn mắc phải các chứng dị ứng khác.
  • Trước khi sử dụng thuốc này, thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử y khoa của bạn, đặc biệt là bệnh thận.
  • Không được tiêm chủng/chủng ngừa trong khi đang sử dụng loại thuốc này mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Loại thuốc này có thể chứa các thành phần không hoạt tính, điều này có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.
  • Cephalothin có thể làm cho vắc-xin vi khuẩn sống (như vắc-xin thương hàn) không hoạt động hiệu quả.
  • Trước khi phẫu thuật, thông báo với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các loại dược phẩm mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, và các sản phẩm thảo dược).
  • Lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ

Tương tác thuốc

- Nguy cơ tăng độc tính trên thận khi sử dụng đồng thời với kháng sinh nhóm Aminoglycosid và các thuốc gây độc thận khác (furosemid).

- Hãy viết danh sách những thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng và cho bác sĩ xem

- Probenecid ức chế bài tiết và có thể đòi hỏi giảm liều.

- Dùng đồng thời với thuốc gây độc thận, như kháng sinh aminoglycosid (gentamicin) có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

- Có thể do sự đối kháng giữa cefalotin và các chất kìm khuẩn.

Lưu ý: Những thông tin trên về thuốc Cefalotin trong bài viết trên do giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang chỉ mang tính tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng và cách dùng để tránh xảy ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)