Kiến thức y dược
Những tác dụng phụ khi dùng cefepime là gì?
Cefepim được biết đến là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin và được coi là thuộc thế hệ 4 sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Vậy khi dùng thuốc này có thể gặp phải những tác dụng phụ nào?.
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng
virus,kháng nấm
Tên khác : Cefepim
Tên Biệt dược : Orpime; Maxipime
Thuốc biệt dược mới : Capime 1g, Cefepim 1g, Cefepim
Fresenius Kabi 2g, Cefepime 1g, Cefepime 2g, Cefepime Gerda 2g
Dạng thuốc : Bột pha tiêm,Thuốc bột pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Thành phần : Cefepime hydrochloride
Dạng thuốc và hàm lượng Bột cefepim hydroclorid để pha tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: Lọ 0,5 g; 1 g; 2 g, tính theo cefepim base khan
Tác dụng
Cefepime là một loại kháng sinh nhóm cephalosporin được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Do có phổ tác dụng rộng hơn các cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được dùng theo đường tiêm để điều trị nhiễm khuẩn đường niệu nặng có biến chứng (kể cả trường hợp có viêm bể thận kèm theo).
Cefepim cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc của da do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin hoặc do Streptococcus pyogenes nhạy cảm với cefepim.
Thuốc Cefepime hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Chỉ định :
Cefepim được dùng để điều trị viêm phổi nặng, viêm phổi có kèm theo nhiễm khuẩn huyết và du khuẩn huyết. Các nhiễm trùng đường hô hấp dưới mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi nặng, các nhiễm trùng đường tiểu có và không có biến chứng, các đợt sốt ở những bệnh nhân bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính và nhiễm trùng đường mật.
Cefepim cũng được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
Cefepim cũng được chỉ định cho trẻ em: Viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu có hoặc không có biến chứng, nhiễm khuẩn huyết, sốt giảm bạch cầu và viêm màng não, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Chống chỉ định
Người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Người bệnh dị ứng với L - arginin (một thành phần của chế phẩm)
Thận trọng
- Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng bị dị ứng, bệnh thận, bệnh gan hoặc viêm đại tràng
- Giảm liều ở người bệnh suy thận.
- Cần kiểm tra bằng mắt các dung dịch thuốc cefepim trước khi tiêm để xem có tủa không.
- Người bệnh có tiền sử phản ứng phản vệ với penicilin
- Trường hợp nhiễm khuẩn nặng phải dùng thuốc nhưng phải theo dõi chặt chẽ và phải có sẵn sàng các phương tiện điều trị sốc phản vệ.
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Có thể dùng cefepim cho người mang thai, nhưng cần phải cân nhắc kỹ lợi hại cho mẹ và cho thai nhi
- Chưa xác định được tác dụng và tính an toàn của thuốc ở trẻ dưới 12 tuổi.
- Có vấn đề có thể xảy ra cho trẻ bú sữa người mẹ dùng cefepim
- Cần theo dõi trẻ bú sữa người mẹ có dùng cefepim.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefepime
Cefepime sẽ kèm theo những tác dụng phụ như:
+ Bị đau nhức đầu.
+ Bị ngứa/ xuất hiện những dịch ở vùng âm đạo.
+ Bị đau bụng, buồn nôn hay có thể bị nôn mửa.
+ Đau nhức, bị sưng phù hay có thể bị nổi phát ban ở vùng da tiêm thuốc.
+ Xuất hiện những đốm trắng/ lở loét miệng ở môi hay trong miệng
+Lú lẫn, ảo giác, hoặc co giật
+ Phát ban da, thâm tím, ngứa ran ở mức độ nặng, tê cóng, đau nhức, yếu cơ
+Tiêu chảy nước hoặc có máu
+Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm
Theo khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp