Kiến thức y dược
Những lưu ý bạn không nên bỏ qua khi dùng thuốc Cimetidin
Cimetidin có nhiều tên biệt dược như tagamet, apocimetidin với nhiều dạng dùng và hàm lượng khác nhau đây là loại thuốc rất phổ biến được nhiều chuyên gia bác sĩ khuyên dùng với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trong chứng trào ngược dạ dày - thực quản và trong các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị.
Dạng thuốc và hàm lượng
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Tên khác : Cimetidin
Tên Biệt dược : Abanax Tablets; Binomete 200mg; Brumetidina 200
Thuốc biệt dược mới : Acitidine, Axocidine, Brumetidina 400, Cimetidin 200 mg, Cimetidin Kabi 300, Cimetidine
Dạng thuốc : thuốc được bào chế theo dạng viên nén , viên nén bao phim hàm lượng 200mg (dành cho trẻ em), 300mg, 400mg,800mg và dạng dung dịch tiêm, siro uống Viên nén; Viên nén bao phim; Dung dịch tiêm
Thành phần : Thành phần chính của thuốc là Cimetidin
Thành phần tá dược: Tinh bột sắn, Hydroxypropyl methylcellulose, Lactose, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate, Talc, Titanium dioxide, Povidone, Polyethylene glycol 6000, Polysorbate 80. Các chất tạo màu: Màu oxide sắt đen, Màu xanh táo, Màu Quinoline, Ethanol 96%).
Tác dụng thuốc Cimetidin
- Cimetidin ức chế rất rõ cytocrom P450 ở gan, gây kháng androgen(do gắn vào receptor-androgen.
- Cimetidin có tác dụng do ức chế receptor H2 làm giảm bài tiết acid dịch vị bởi histamin, gastrin.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị do công thức gần giống histamin làm ngăn cản tiết dịch vị bởi các nguyên nhân gây tăng tiết histamin ở dạ dày.
Chỉ định :
- Cimetidin cản trở việc gắn histamin lên thụ thể H2 do đó ức chế việc tăng tiết acid do bệnh lý, do thức ăn, do dùng các chất kích thích tại dạ dày.
- Cimetidin được sử dụng để điều trị loét dạ dày và ruột, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã được chữa lành.
- Loét dạ dày tá tràng lành tính, loét tái phát, loét miệng nối,
- Cimetidin cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh dạ dày và cổ họng do tăng axit dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản bào mòn hoặc trào ngược axit dạ dày vào thực quản
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và Zollinger Ellison, bệnh trào ngược dạ dày thực quản/GERD
- Trường hợp cần giảm quá trình tiết axit dạ dày
- Thuốc cũng có thể dùng để ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng của axit đến hệ tiêu hóa của bạn như bị viêm loét, ung thư thực quản.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với Cimetidin hoặc quá mẫn với các thành phần khác của thuốc.
Những bệnh có thể dùng được thuốc Cimelitin
Liều lượng và cách dùng thuốc Cimetidin
Cimetidin là thuốc được dùng theo đơn, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định liều lượng của bác sĩ chuyên môn. Liều lượng được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị loét tá tràng:
Bạn nên dùng bằng đường uống liều lượng là 800mg - 1600mg uống 1 lần mỗi ngày trước khi ngủ hoặc tiêm tĩnh mạch liều lượng là 300mg cách nhau từ 6 - 8 giờ.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị dự phòng loét tá tràng:
Bạn nên dùng đường uống với liều 400mg/ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ hoặc tiêm truyền 300mg từ 1 - 2 lần/ngày.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị viêm thực quản bào mòn: Sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp liều lượng 300mg cách nhau 6 giờ/lần. Hoặc uống 800mg Cimetidin 2 lần/ngày hoặc liều 400mg dùng 4 lần/ngày.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị dự phòng loét dạ dày do căng thẳng:
Nên sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 300mg cách nhau 6 giờ/lần.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Nên truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ trước khi tiêm tĩnh mạch 150mg. Liều tối đa hàng ngày không vượt quá 2,4g.
Điều trị chứng khó tiêu:
Nên dùng thuốc uống liều lượng 200mg ngay sau khi ăn hoặc uống trước ăn 30 phút. Liều dùng tối đa là 2 liều trong thời gian 24 giờ.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
Bạn nên tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp liều lượng 300mg cách nhau 6 giờ/lần hoặc dùng bằng thuốc uống liều lượng 300mg/ngày dùng 4 lần trong bữa ăn hoặc trước khi ngủ.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với người lớn điều trị loét dạ dày:
Bạn nên sử dụng liều lượng tiêm bắp tương tự điều trị dự phòng loét dạ dày. Nếu dùng thuốc uống liều lượng là 800mg/ngày dùng 2 lần hoặc liều 400mg mỗi ngày 4 lần.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với trẻ em điều trị trào ngược dạ dày, thực quản:
Đối với trẻ sơ sinh: Nên sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều từ 5 - 10mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần cách nhau từ 8 - 12 giờ.
Đối với trẻ nhỏ: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch từ 10 - 20mg/kg/ngày chia thành nhiều lần cách nhau từ 6 - 12 giờ.
Liều dùng thuốc Cimetidin đối với trẻ em điều trị chứng khó tiêu:
Trẻ em lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi dùng 200mg, 2 lần/ngày dùng trước khi ăn.
Bạn nên dùng cimetidine như thế nào?
Liều lượng và thời gian điều trị được dựa trên tình trạng sức khỏe và thích ứng với điều trị của người bệnh vì thế nên thực hiện cẩn trọng theo quy định để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, hãy dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.
Uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn không được tự ý tăng liều hoặc dùng thuốc thường xuyên hơn so với chỉ định.
Tác dụng phụ của cimetidin
Tác dụng phụ của thuốc cimetidin hay gặp là:
- Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn
- Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị từ 1 tháng trở lên.
- Trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác
- Tiêu chảy
- Phát ban ngoài da, tăng enzym gan tạm thời (tự hết khi ngừng thuốc)
- Thuốc cimetidin cũng gây một số bất lợi khi dùng không đúng liều đúng cách như làm giảm acid của dạ dày nhưng nếu giảm acid quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa thức ăn.
- Mặt khác, dùng cimetidine có thể làm chảy máu hay thủng dạ dày.
- Ức chế tiết acid song nếu dừng thuốc đột ngột sẽ tái phát sự tăng acid cấp tính
- Trong thời gian dùng thuốc Cimetidin có thể xảy ra những tác dụng phụ đối với đối với sức khỏe như: tăng enzym gan tạm thời, cơ thể nổi sốt, dị ứng viêm mạch quá mẫn,....
- Làm giảm khả năng tinh dục ở nam giới: Cimetidin kháng androgen ở nam, nên nếu dùng liên tục trên 8 tuần sẽ làm giảm lượng tinh dịch, kéo dài ềăng năm có thể gây bất lực
- Với nữ giới nếu dùng liên tục sẽ làm tăng tiết prolactin làm chảy sữa, căng vú. Để khắc phục có thể dùng giảm liều.
- Người cao tuổi dùng thuốc này dễ bị gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng, suy gan thận, giảm độ chuyển hóa. Người cao tuổi có thể dùng giảm liều từ 30-50% so với người bình thường.
- Tăng histamin trong máu, loạn nhịp tim, giảm huyết áp thường xảy ra trong khi truyền với tốc độ nhanh.
- Người bệnh tuyệt đối không được tự truyền cimetidin tại nhà
- Khi dùng thuốc này có thể gặp phải một số bất lợi như nếu ngừng đột ngột sẽ làm tái phát sự tăng acid cấp tính (có thể làm chảy máu hoặc thủng dạ dày) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Nên gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải một số triệu chứng hiếm gặp như: mạch chậm, mạch nhanh, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, viêm gan mãn tính, chẹn nhĩ - thất tim, viêm tụy, rối loạn chức năng gan, nổi ban đỏ nhẹ, rụng tóc…
Tuy nhiên không phải ai trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những dấu hiệu kể trên. Bởi vậy, trong thời gian dùng thuốc Cimetidin nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi rõ cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nhất về cách dùng thuốc, tránh rủi ro xảy ra.
Những lưu ý trong thời gian dùng thuốc Cimetidin
Trước khi dùng thuốc Cimetidin các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không được dùng cimetidin liều cao, kéo dài, không dùng cimetidin cùng với các thuốc an thần gây ngủ.
- Lưu ý những trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Cimetidin làm tăng nồng độ thuốc chữa bệnh tiểu đường metformin (làm hạ đường huyết), làm hạ huyết áp đột ngột, làm suy hô hấp, làm ức chế quá mức vận động. Những tương tác bất lợi này cần được người bệnh chú ý
- Cẩn trọng cho những đối tượng đang hay đã từng mắc bệnh về thận/ gan
- Trước khi có ý định dùng thuốc Cimetidin để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày cần loại trừ khả năng ung thư vì khi chúng ta dùng thuốc này sẽ có khả năng che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán
- Tuy chưa có nghiên cứu nào về sự nguy hiểm đến thai nhi nhưng những đối tượng này cũng không được sử dụng nó đi qua nhau thai, bạn phải trao đổi kỹ với các bác sĩ về liều dùng thuốc sao cho phù hợp.
- Thuốc Cimetidin có thể bài tiết qua sữa mẹ và nồng độ cao hơn nồng độ trong huyết tương của người mẹ.
Cẩn trọng nếu dùng thuốc Cimetidin cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thuốc Cimetidine bảo quản như thế nào?
Mọi người cần phải đọc hướng dẫn cách bảo quản thuốc ở thông tin trên bao bì. Chúng ta nên bảo quản thuốc thích hợp nhất ở nhiệt độ phòng, không cho thuốc bảo quản trong phòng tắm hay ánh nắng mặt trời khi đó có thể làm ảnh hưởng đến thành phần của thuốc. Hãy bỏ vỏ thuốc vào thùng rác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêu hủy thuốc an toàn. Hoặc có thể trao đổi kỹ với các bác sĩ được biết về liều dùng thuốc cũng như cách bảo quản thuốc sao cho an toàn nhất cho mình.
Lưu ý: Những thông tin về thuốc Cimetidin trong bài viết do TS Hoàng Thanh Mai, khoa Dược, Cao đẳng y dược Nha Trang tổng hợp và chia sẻ chỉ mang tính tham khảo thêm, người dùng không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.