Kiến thức y dược
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefotaxim
Cefotaxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng được bác sĩ chỉ định định trong điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefotaxim.
Thông tin chung về thuốc Cefotaxim
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Tên khác : Cefotaxim
Tên Biệt dược : Beartaxim Inj; Braciti; Cefacyxim 1g Inj
Thuốc biệt dược mới : Cefotaxime sodium for Inj, Cefotaxime sodium for Injection, Cefocent, Cefotaxim 2g, Cefotaxime 1g, Cefotaxime 1g
Dạng thuốc : Thuốc bột pha tiêm;Bột pha dung dịch tiêm
Thành phần: Cefotaxime sodium
Dạng bào chế – hàm lượng:
Thuốc Cefotaxim có những dạng bào chế và hàm lượng sau:
Bột pha tiêm: 0.5g, 1g, 2g kèm ống dung môi để pha.
Hỗn dịch tiêm: 250mg, 500mg, 1g.
Tác dụng thuốc Cefotaxime
Cefotaxime là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng như các vi khuẩn sau:
Vi khuẩn thường nhạy cảm với thuốc: E.coli, Serratia, Shigella, Enterobacter, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus spp, Haemophilus influenzae,...
Các loại vi khuẩn kháng cefotaxim: Listeria, Staphylococcus kháng methicillin, Enterococcus, Pseudomonas cepiacia, Xanthomonas hydrophilia,...
Cefotaxim nếu mang so với các cephalosporin thế hệ 1, 2 thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn vi khuẩn gram dương, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, tuy nhiên lại tác dụng lên các vi khuẩn gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1.
Cefotaxime là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như các vi khuẩn
Chỉ định
Thuốc Cefotaxim được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm những trường hợp sau:
- Áp xe não
- Viêm màng trong tim
- Nhiễm khuẩn huyết
- Bệnh lậu
- Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (dùng để phối hợp với Metronidazole)
- Viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes)
- Viêm phổi
- Viêm tai giữa
- Bệnh thương hàn
- Viêm xoang
- Viêm phế quản
- Nhiễm khuẩn đường niệu sinh dục
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ tuyến tiền liệt, sinh mổ, nội soi,…
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
- Viêm ruột lỵ trực khuẩn
- Ngoài ra, thuốc Cefotaxim còn được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm khác bạn có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Cefotaxim cho những trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc hoặc bệnh nhân đã từng dị ứng với nhóm kháng sinh cephalosporin.
Tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh cefotaxim
Là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin có thể gây ra một số các tác dụng phụ nguy hiểm như sau:
- Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất của cefotaxim trên đường tiêu hóa là tiêu chảy.
- Tiêu chảy nước hoặc có máu
- Phát ban da, bầm tím, ngứa ngáy, tê, đau, yếu cơ
- Có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
- Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, triệu chứng cúm
- Sốt, đau họng và đau đầu rộp nặng, bong tróc và phát
- Các tác dụng phụ ít gặp hơn ở đường máu như: giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu
- Nhịp tim không đều
- Thuốc thay đổi vi khuẩn chí ở ruột và có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp...
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường
- Co giật
- Vàng da (vàng da hoặc mắt).
- Ban da đỏ
- Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
- Đau đầu
- Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile
- Gan: tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.
- Ngứa hoặc khó chịu âm đạo.
- Ảnh hưởng tới gan các enzym của gan trong huyết tương.
- Phản ứng quá mẫn gồm phát ban trên da, ngứa ngáy, có cảm giác tê, nguy cơ sốc phản vệ
Theo một số TS khoa dược, Cao đẳng y dược Nha Trang cho biết, những tác dụng phụ kể trên chưa phải là đầy đủ và không phải ai cũng sẽ gặp phải tác dụng phụ như nhau. Vì thế bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và báo cho bác sĩ nếu tình trạng phức tạp.
Thông tin về liều dùng và cách dùng thuốc an toàn
Cách dùng:
Thuốc Cefotaxim được các bác sĩ chỉ định tiêm vào cơ bắp hoặc qua tĩnh mạch, những trường hợp dùng thuốc ở nhà mọi người cần tìm hiểu cách dùng thuốc và hãy kiểm tra tra cụ thể thuốc có bị biến đổi màu hay bị nổi hạt hay không. Hãy loại bỏ những tạp chất Y tế một cách an toàn nhất trước khi dùng thuốc.Nên sử dụng đúng chỉ định về liều lượng và cách sử dụng được các bác sĩ đưa ra.
Thuốc Cefotaxim thường được tiêm, truyền tĩnh mạch
Liều dùng:
Theo bác sĩ, liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefotaxim tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Liều lượng còn được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như khả năng điều trị.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bị nhiễm khuẩn mà các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Liều dùng đối với người lớn:
- Điều trị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương:
Liều thường dùng là 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau từ 4 - 6 giờ/lần.
- Liều thông thường dành cho người lớn bị nhiễm khuẩn:
Dùng cefotaxime 1-2g tiêm tĩnh mạch với thời gian cách nhau từ 6 - 8 giờ. Liều dùng tối đa không nên vượt 2g cách nhau 4 giờ/lần. Thời gian điều trị duy trì liên tục trong 14 ngày. Bạn có thể chuyển qua uống kháng sinh thay thế trong một thời gian khi bệnh nhân có thể chịu đựng được thuốc.
- Liều thông thường dành cho trường hợp mổ lấy thai:
Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi cắt dây rốn trẻ sơ sinh, các liều kế tiếp tiêm tĩnh mạch 1g cách nhau từ 6 - 12 giờ/lần.
- Liều thông thường cho người lớn viêm nắp thanh quản: Dùng 2g cefotaxime tiêm tĩnh mạch với liều thường dùng 2g cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ/lần, với thời gian điều trị duy trì trong 7 - 10 ngày.
- Nhiễm lậu cầu - lan tỏa: Liều thường dùng là tiêm tĩnh mạch 1g cách nhau 8 giờ. Thời gian điều trị liên tục trong 24 - 48 giờ sau khi triệu chứng lâm sàng được cải thiện.
- Liều thông thường cho người lớn nhiễm trùng trong ổ bụng: Bạn nên dùng từ 1-2 g cefotaxime tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ; Liều tối đa tiêm tĩnh mạch 2 g cefotaxime mỗi 4 giờ; Thời gian điều trị là 7-14 ngày.
Liều thông thường dành cho người lớn nhiễm lậu cầu không biến chứng:
Người bệnh nên dùng liều 500mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với trường hợp nhiễm trùng không biến chứng cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng. Bệnh lậu trực tràng ở nam giới dùng liều 500mg hoặc liều 1g tiêm bắp một lần duy nhất.
- Liều thông thường dành cho người lớn nhiễm trùng khớp: Tiêm tĩnh mạch 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị trong 1 - 4 tuần tùy vào mức độ nhiễm trùng.
- Người dùng bị viêm màng não: Tiêm tĩnh mạch với liều 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị là 4 - 6 tuần.
- Liều Cefotaxim thông thường dành cho người lớn viêm phổi: Liều thường dùng là tiêm tĩnh mạch 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, thời gian điều trị là 14 ngày.
- Nếu bị nhiễm khuẩn huyết: Liều thường dùng Cefotaxim là 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ/lần. Thời gian điều trị là 14 ngày.
- Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: dùng 1 - 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau 12 giờ/lần. Thời gian điều trị trong 3 - 7 ngày với nhiễm trùng không biến chứng và từ 2 - 3 tuần với bệnh phức tạp.
Liều dùng đối với trẻ em
Liều dùng đối với trẻ em bị bệnh Lyme: Nếu trẻ bị bệnh Lyme giai đoạn đầu có liên quan đến hệ thần
kinh, viêm khớp Lyme liên quan đến thần kinh, hoặc neuroborreliosis giai đoạn sau:
Đối với trẻ từ 1 tháng trở lên: dùng 150-200 mg/kg/ngày cefotaxime tiêm tĩnh mạch và chia thành 3 hoặc 4 liều, điều trị từ 14 đến 28 ngày.
Nếu trẻ từ 13 tuổi trở lên, cho sử dụng liều lượng như người lớn.
- Trẻ em 1 tuần tuổi: Liều thường dùng là 50mg/kg/ngày, thời gian cách nhau 12 giờ/lần.
- Trẻ em từ 1 - 4 tuần tuổi: Liều thường dùng là 50mg/kg/ngày, thời gian tiêm cách nhau 8 giờ/lần.
- Trẻ em 1 tháng - 12 tuổi và < 50kg: Dùng liều từ 50 - 100mg/kg/ngày chia thành 2 - 4 lần
Thận trọng khi dùng thuốc Cefotaxim
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefotaxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin hoặc thuốc khác có dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin
- Đối với các chế phẩm cefotaxim có chứa lidocain chỉ được dùng để tiêm bắp và không bao giờ được tiêm tĩnh mạch
- Thận trọng khi dùng cefotaxim cho người bệnh bị dị ứng với penicillin
- Cefotaxim có khả năng gây độc cho thận như thuốc aminoglycosid, cần theo dõi và kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
- Dùng kết hợp Cefotaxim với thuốc Colistin có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
- Cẩn trọng đặc biệt là ở những người bệnh có chức năng thận suy yếu.