Kiến thức y dược

Thứ hai: 25/03/2019 lúc 10:11
Nhâm PT

Nhận biết ung thư miệng bằng cách nào?

Bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe mỗi chúng ta, và ung thư miệng cũng vậy. Hơn thế nữa, ung thư miệng có thể còn nguy hiểm hơn bởi những triệu chứng ban đầu của nó dễ làm người bệnh nhầm lẫn với nhiệt miệng hay loét miệng. Hãy tìm hiểu thật lỹ về căn bệnh này dưới đây.

Nguyên nhân nào dẫn tới ung thư miệng?

Ung thư miệng bao gồm ung thư của môi, miệng, lưỡi, lợi và tuyến nước bọt. Căn bệnh này xuất hiện là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào ở một số vùng của miệng. Nó có thể xảy ra trong má, dưới giữa và phía trước của lưỡi, hoặc trên lớp mô của miệng hoặc nướu răng.

Ung thư miệng là căn bệnh có thể chẩn đoán và phát hiện từ sớm nhưng những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị bỏ qua do nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn với chứng loét miệng, nhiệt miệng, cho nên chỉ đến khi bệnh nặng người bệnh mới đi khám, lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị kém hiệu quả.

 Ung thư miệng bao gồm ung thư của môi, miệng, lưỡi, lợi và tuyến nước bọt

 Ung thư miệng bao gồm ung thư của môi, miệng, lưỡi, lợi và tuyến nước bọt

Ung thư miệng thường ảnh hưởng nặng tới cuộc sống bình thường của con người, từ ăn uống đến nói năng, giao tiếp.... Rất ít trường hợp được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi người bệnh hay nhầm lẫn là mắc nhiệt miệng hoặc loét miệng.

Nguyên nhân nào có thể dẫn đến căn bệnh này? Có khá nhiều nguyên nhân quen thuộc mà bạn không ngờ tới như thuốc lá (được coi là yếu tố chính gây ung thư miệng); uống nhiều rượu (có tới 75 – 80% số người bị ung thư miệng thường xuyên uống rượu); ánh nắng mặt trời; tuổi tác và giới tính.

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.

Với những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư là rất cao. Những người có thói quen hút thuốc và uống rượu đứng trước nguy cơ ung thư miệng rất cao.

Uống rượu quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư miệng

Nếu môi trường làm việc của bạn hay phải ở ngoài trời thì chính ánh nắng mặt trời chiếu xuống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.

Người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc cũng dễ bị ung thư miệng

Dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.

Ung thư miệng có nguy cơ rõ rệt đối với người ở độ tuổi sau 40, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 - 70 tuổi

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng bạn cần lưu ý

Ung thư miệng có những dấu hiệu ban đầu rất dễ gây nhầm lẫn, tuy vậy, nếu chú ý quan sát và nhớ kỹ những dấu hiệu nhận biết sau đây, bạn có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

  • Loét miệng kéo dài: Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các vét loét trong miệng nhưng lại không hề gây đau đớn. Tuy nhiên, thời gian dài cơn đau có xu hướng tăng lên nếu các vết loét bị rách và chảy máu. Nếu trong miệng có vết loét như vậy không đau, hơi cứng, cộm nhưng 2-3 tuần không khỏi thì hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Xuất hiện màu lạ trong miệng: Có thể xuất hiện các vệt hoặc đốm có màu đỏ hồng, trắng đục ở vị trí lưỡi, môi, nướu răng, niêm mạc má. Đó chính là các vết loét bị đóng vảy lâu tạo thành. Nếu trong vòng 2 tuần nó không liền lại thì nên đi khám để kiểm tra một cách chính xác.

Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư miệng đang ngày càng cao

Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư miệng đang ngày càng cao

  • U cục trong miệng: Một số trường hợp không bị đổi màu trong khoang miệng, không có vết loét mà xuất hiện u cục. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường hoặc sờ tay.
  • Chảy máu trong khoang miệng: Chảy máu có thể tự nhiên hoặc sau khi va chạm nhẹ, sau ăn hoặc sau khi đánh răng.
  • Nổi hạch vùng cổ không đau. Hạch thường gặp dưới xương hàm và dưới cằm.
  • Mất cảm giác bên trong khoang miệng: Tê buốt hay mất cảm giác bên trong khoang miệng cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư miệng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu quá 1 tuần mà không thuyên giảm thì bạn cũng đừng chủ quan mà nên trực tiếp tới phòng khám để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh của mình.

Ngoài ra bệnh nhân có thể bị khó nuốt, nói khó, đau khi di chuyển lưỡi, sụt cân, mệt mỏi, khản tiếng bất thường...

Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu. Bởi vậy nên việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư miệng là rất quan trọng nhằm đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh.

Hy vọng rằng thông qua những kiến thức ở trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh ung thư miệng và cố gắng bảo vệ, chăm sóc thật tốt sức khỏe vùng miệng của mình.

Cao đẳng y tế Khánh Hòa tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)