Kiến thức y dược

Thứ năm: 21/03/2019 lúc 17:57
Nhâm PT

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nghe kém

Nghe kém hay còn gọi là lãng tai, tai điếc, mất thính lực thường xảy ra khi có tuổi (presbycusis) là phổ biến. Các bác sĩ tin rằng tính di truyền và phơi nhiễm mãn tính với tiếng ồn lớn là những yếu tố chính góp phần vào mất thính lực theo thời gian. Vậy nguyên nhân của căn bênh này là gì và điều trị như thế nào hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh nghe kém nguyên nhân do đâu?

Nghe kém là giai đoạn đầu của điếc. Nghe kém có nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân chính:

Tổn thương tai ngoài: nút ráy ở ống tai ngoài có thể gây nên nghe kém và điếc. Có trường hợp vật lạ kẹt trong ống tai hoặc chít hẹp ống tai cũng gây nghe kém.

Tổn thương tai giữa: vòi tai (thông từ mũi - họng lên tai giữa) bị tắc, do viêm mũi họng. Viêm tai giữa có tiết dịch, có mủ, xơ sẹo màng tai làm cho nghe kém và điếc.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nghe kém (lãng tai)?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nghe kém (lãng tai)?

Xốp tai (hoặc xơ tai) là một quá trình các xương con của tai giữa bị xốp, cứng khớp, làm sức nghe hai tai giảm dần rồi điếc. Chứng xốp tai gây điếc hay gặp ở người cao tuổi, tiến triển trong cả hai tai, không thể chữa bằng phẫu thuật.

Tổn thương tai trong: do viêm tai giữa, viêm xương chũm biến chứng vào tai trong, hoặc do nhiễm độc một số loại thuốc, hoặc do các nhóm mỡ trong máu tăng lên. Nghiện rượu làm nhiễm độc thần kinh nghe, có thể gây ra điếc.

Tác động của tiếng ồn trong một thời gian dài gây nên những tổn thương không hồi phục được ở cơ quan thính giác của tai trong. Với người cao tuổi, nếu trong quá khứ tiếp xúc với tiếng ồn càng lâu thì tỷ lệ điếc càng cao và càng nặng hơn.

Những tổn thương trên có thể xuất phát do tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn, do tuổi già, ráy tai, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc, hoặc biến chứng của căn bệnh nào đó, thậm chí bệnh này cũng có thể do di truyền.

Dấu hiệu nào báo hiệu bệnh nghe kém?

Người bệnh có các dấu hiệu như thường không nghe rõ phải hỏi đi hỏi lại; hiểu sai ý của người nói; nói lớn khi giao tiếp; luôn mở âm lượng nhạc, tivi lớn; khó khăn khi nghe điện thoại hoặc không nghe tiếng chuông… 

Thường xuyên không nghe rõ, nói lớn khi giao tiếp, hiểu sai nội dung cuộc nói chuyện…

Thấy mình nghe được khi bật mức âm thanh cao hơn khi nghe nhạc, đài phát thanh hoặc truyền hình.

Tuy nhiên, để xác nhận một cách chính xác, bạn cần gặp bác sĩ để thực hiện các kỹ thuật đo hiện đại giúp tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Bệnh nghe kém có mấy loại?

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, nghe kém được chia thành 2 loại chính:

Nghe kém dẫn truyền

Là loại giảm thính lực do rối loạn hay bệnh làm hạn chế khả năng dẫn truyền của âm thanh qua tai ngoài hay tai giữa. Loại này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc dược phẩm. Một số trường hợp, máy trợ thính có thể được chỉ định để hỗ trợ cải thiện khả năng nghe.

Bệnh nghe kém được chia thành mấy loại?

Bệnh nghe kém được chia thành mấy loại?

Nghe kém tiếp nhận

Là loại giảm thính lực ảnh hưởng đến tai trong hay các dây thần kinh. Trong trường hợp này, âm thanh truyền qua tai ngoài và tai giữa nhưng tai trong truyền âm thanh kém hiệu quả. Loại nghe kém này thường xảy ra do tổn thương của các tế bào lông nằm trong ốc tai. Điều này làm giảm đi khả năng tiếp nhận cường độ và chất lượng âm thanh. Với loại nghe kém này, có thễ sử dụng máy trợ thính, thiết bị này sẽ khuếch đại âm thanh lên để bù cho việc giảm khả năng ở trên.

Ngoài ra, cũng có trường hợp bị nghe kém hỗn hợp, là sự xảy ra đồng thời của cả nghe kém tiếp nhận và nghe kém dẫn truyền.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh nghe kém. Chúc bạn và gia đình sức khỏe tốt.

Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)