Kiến thức y dược

Thứ tư: 10/04/2019 lúc 18:08
Nhâm PT

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ em

Đái dầm là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, ước tính 7% bé trai và 3% bé gái 5 tuổi bị đái dầm. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ bị đái dầm, và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây đái dầm?

Các triệu chứng chính của đái dầm bao gồm: Đái dầm lặp đi lặp lại; làm ướt quần áo (xảy ra ít nhất hai lần một tuần trong khoảng ba tháng hoặc có trẻ sẽ nhiều hơn mà không kiểm soát được dù phụ huynh đã dặn dò).

Nhiều yếu tố có thể liên quan đến vấn đề đái dầm ở trẻ, mỗi trẻ có thói quen khác nhay vì thế nên có những trẻ có thể bị đái dầm không tự nguyện hoặc không cố ý xuất phát từ:

  • Bàng quang của trẻ có kích thước nhỏ nên chỉ cần uống nước vào là sẽ đái dầm mà không kịp gọi cha mẹ hoặc tự giác đi vệ sinh được một mình.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài, bệnh này rất phổ biến nhưng nhiều trẻ lại không được cha mẹ phát hiện sớm nên dẫn đến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu còn khiến trẻ rất đau đớn mỗi khi đi tiểu, đái dắt, đái ra máu cũng từ nguyên nhân này mà ra.
  • Vấn đề tâm lý (ví dụ như căng thẳng nặng), trẻ sợ hãi điều gì đó nên giật mình cũng có thể sẽ đái dầm, mặc dù trẻ đang khỏe mạnh không mắc bệnh gì.
  • Sự chậm phát triển gây trở ngại cho việc sử dụng nhà vệ sinh ở trẻ

Vấn đề dầm có thể liên quan đến các rối loạn tâm thần khác, bao gồm rối loạn hành vi hoặc rối loạn cảm xúc, ví dụ như quá lo lắng. Đái dầm dường như cũng xuất hiện các gia đình, điều này cho thấy xu hướng rối loạn có thể được di truyền (truyền từ cha mẹ sang con cái, đặc biệt là về phía người cha).

Ngoài ra, bắt trẻ sử dụng nhà vệ sinh khi trẻ còn quá nhỏ có thể là một yếu tố trong sự phát triển của rối loạn, mặc dù có rất ít nghiên cứu để đưa ra kết luận của nguyên nhân nào gây ra đái dầm. Khuyến khích nên cho trẻ ngồi bô nhỏ vừa mông trẻ tránh tình trạng bị lòi bũi trí quá sớm. Ngồi xổm và ngồi bệt vệ sinh sớm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị trĩ, đi tiểu ra máu...

Trẻ em bị đái dầm thường ngủ nhiều, không thể thức dậy khi bị tiểu tiện hoặc khi các bóng của trẻ đầy.

Vấn đề tâm lý là một trong những nguyên nhân của đái dầm ở trẻ em

Vấn đề tâm lý là một trong những nguyên nhân của đái dầm ở trẻ em

Cách khắc phục tình trạng đái dầm như thế nào?

Điều trị có thể không cần thiết cho các trường hợp đái dầm nhẹ, bởi vì hầu hết trẻ có thể tự khắc phục (thường là khi trẻ trở thành thanh thiếu niên). 

Tuy nhiên, người ta không thể dự đoán tiến trình của các triệu chứng và khi nào trẻ sẽ có thể tự vượt qua tình trạng này. Một số yếu tố cần xem xét khi quyết định bắt đầu điều trị là trẻ có tự ti với tình trạng đái dầm hay không và liệu vấn đề này có gây suy giảm chức năng xã hội ở trẻ, chẳng hạn như khiến trẻ tránh đi ngủ cùng bạn bè.

Các biệnn pháp khắc phục nhằm thay đổi hành vi thường được khuyến nghị sử dụng. Liệu pháp hành vi có hiệu quả ở hơn 75% trường hợp trẻ bị đái dầm.

  • Huấn luyện bàng quang

Kỹ thuật này giúp trẻ làm quen với việc "giữ" nước tiểu trong thời gian dài hơn. Điều này cũng giúp kéo dài kích thước của bàng quang. Huấn luyện bàng quang thường được sử dụng như một phần của chương trình điều trị đái dầm. Cho trẻ uống nước không quá nhiều cũng không quá ít.

  • Phần thưởng

Bạn có thể đưa ra các phần thưởng khích lệ nho nhỏ khi trẻ đạt có thể kiểm soát bàng quang.

  • Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị đái dầm ở trẻ em. Tuy nhiên, thuốc điều trị thường chỉ được sử dụng nếu rối loạn gây cản trở hoạt động của trẻ và không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

Không sử dụng thuốc chữa bệnh đái dầm cho trẻ dưới 6 tuổi

Không sử dụng thuốc chữa bệnh đái dầm cho trẻ dưới 6 tuổi

Các loại thuốc điều trị đái dầm giúp làm giảm lượng nước tiểu do thận sản xuất hoặc để giúp tăng khả năng của bàng quang. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm desmopressin acetate (DDAVP) – thuốc giúp cải thiện tình trạng sản xuất nước tiểu của thận ; hoặc imipramine (Tofranil) – một loại thuốc chống trầm cảm  hữu ích để điều trị đái dầm.

Mặc dù thuốc có thể hữu ích để kiểm soát các triệu chứng đái dầm, nhưng một khi trẻ ngừng sử dụng thuốc, tình trạng đái dầm có thể tiếp tục. Khi lựa chọn thuốc cho trẻ em, bạn cần xem xét các tác dụng phụ và chi phí cần thiết. Các  loại thuốc có thể giúp cải thiện chức năng của trẻ cho đến khi các phương pháp điều trị hành vi bắt đầu có hiệu quả.

Cách khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ em như thế nào?

Một số biện pháp có thể giúp bạn khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ. Có thể bạn sẽ không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp đái dầm - đặc biệt là những trường hợp liên quan đến vấn đề giải phẫu . Tuy nhiên việc trẻ được bác sĩ nhi khoa đánh giá ngay khi các triệu chứng xuất hiện có thể giúp giảm các vấn đề liên quan đến tình trạng này. 

Nguồn: Cao đẳng Y Dược  Nha Trang tổng hợp

 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)