Kiến thức y dược

Thứ năm: 28/03/2019 lúc 13:40
Nhâm PT

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh từ đâu?

Thoát vị rốn là một dị tật thường xuất hiện bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ do chưa hiểu rõ về tình trạng này nên không biết rằng thoát vị rốn gây hại đến sức khỏe của trẻ như thế nào? Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông qua bài viết dưới đây.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Thoát vị xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể. Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như: Ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng.

Thoát vị rốn (tên tiếng Anh là Umbilical Hernia) xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Có tới 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1,5kg có thoát vị rốn. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh khi mà cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Bệnh này thường vô hại và rất dễ nhận biết khi trẻ khóc vì lúc này rốn của bé sẽ nhô ra.

Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp

Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp

Hầu hết thoát vị rốn tự cải thiện ở độ 1 tuổi, mặc dù một số khác mất nhiều thời gian hơn. Khoảng 90% thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 tuổi mà không tự đóng lại thì có thể cần phẫu thuật.

Không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà tình trạng thoát vị rốn ở người lớn, cụ thể là các mẹ bầu. Rất dễ nhận thấy tình trạng này bởi các chị em sẽ phát hiện rốn bị lồi khi mang thai ở tháng thứ 6 hoặc 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu không điều trị, thoát vị có thể trầm trọng hơn theo thời gian.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh từ đâu?

Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Dây rốn được cắt sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ.

Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín. Ngoài ra, bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra khi một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường, chui ra ngoài và tạo thành khối lồi tại vùng rốn.

Nguyên nhân gây thoát vị rốn khi mang thai ở người lớn thường do tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

  • Thừa cân
  • Mang thai thường xuyên
  • Mang thai nhiều thai kỳ (song sinh, sinh ba…)
  • Từng phẫu thuật bụng
  • Ho dai dẳng
  • Có chất lỏng dư thừa trong khoang bụng.

Dấu hiệu nào giúp nhận biết thoát vị rốn ở trẻ?

Các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết, chỉ cần cha mẹ quan sát kỹ vị trí rốn của trẻ là có thể nhận ra các dấu hiệu:

  • Ở vị trí rốn bé sẽ có một khối u mềm nhô lên.
  • Mỗi khi bé ho, khóc hoặc ưỡn mình có thể thấy chỗ phình. Chỗ phình biến mất khi bé thư giãn hoặc nằm ngửa.
  • Thoát vị rốn thường không gây đau và không gây bất kỳ sự khó chịu nào.

Dấu hiệu để nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu để nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Nếu nghi ngờ trẻ bị thoát vị rốn bởi những triệu chứng sau, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

  • Bé khóc dữ dội, hoặc tỏ ra đau đớn
  • Bụng có vẻ to hơn, tròn hơn, đầy hơn bình thường
  • Vùng da khối thoát vị sưng nề và đỏ
  • Trẻ sốt
  • Trẻ nôn
  • Khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài được
  • Có máu trong phân

Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ em có thể tự lành sau 18 tháng tuổi nên không cần điều trị. Nếu nó không mất đi sau 3 tuổi trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật.

Đối với người lớn, phẫu thuật là cần thiết khi bệnh nhân đau, hoặc kích thước khối thoát vị tăng dần, hoặc có dấu hiệu dính ruột vào thành rốn.

Thoát vị rốn phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh – nhất là trẻ sinh thiếu tháng hay thiếu cân. Hi vọng rằng với những thông tin ở trên, bạn đã hiểu hơn về thoát vị rốn và có những kiến thức nhất định để giúp trẻ tránh khỏi những biến chứng không mong muốn nếu kịp thời phát hiện và điều trị thoát vị rốn.

Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)