Kiến thức y dược

Thứ ba: 17/09/2019 lúc 15:32
Nhâm PT

Một số thông tin cần biết về thuốc Cloxacillin

Thuốc Cloxacillin thuộc nhóm thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Penicillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Để hiểu hơn về công dụng của loại thuốc Cloxacillin bạn đọc có thể tham khảo những thông tin ở bài viết dưới đây.

Thông tin chung của thuốc Cloxacillin 

Tên khác : Cloxacilin

Tên Biệt dược : Cloxacilin 500mg; Cloxilan 500mg; Lykaklox

Thuốc biệt dược mới : Midampi 500, Syntarpen 1g, Clariles, Cloxacilin, Cloxacilin 2g Cloxacilin

 Nhóm thuốc Cloxacillin: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng

virus, kháng nấm

Dạng thuốc: Thuốc Cloxacillin được bào chế theo dạng viên nang, bột pha tiêm, thuốc bột pha tiêm 

Thành phần: Cloxacillin

Hàm lượng Cloxacillin gồm: 

Dạng thuốc Cloxacillin viên nang: hàm lượng bao gồm 250mg và 500mg Cloxacillin natri để pha dung dịch uống là 125mg/5ml 

Bột vô trùng để pha tiêm: 250mg và 500mg.

Công dụng của loại thuốc Cloxacillin 

Chỉ định

Thuốc Cloxacillin thuộc nhóm Penicillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn được chỉ định điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Staphylococcus sinh penicilinase khi cần nồng độ cao trong huyết tương gồm: 

  • Tình trạng nhiễm khuẩn xương và khớp

  • Viêm phổi

  • Bệnh lý về da bao gồm cả nhiễm khuẩn mô mềm

  • Các nhiễm khuẩn phẫu thuật (dự phòng)

  • Viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc

Cloxacillin là thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vi khuẩn

Cloxacillin là thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vi khuẩn

Chống chỉ định

Không dùng Cloxacillin dạng tiêm cho đối tượng bị dị ứng với các penicilin và người suy thận nặng

Không dùng Cloxacillin dạng uống để điều trị liều đầu tiên đối với các tình trạng bị nhiễm khuẩn nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như viêm màng não, viêm màng trong tim

Hướng dẫn về liều dùng và cách dùng thuốc Cloxacillin

Liều dùng

Theo thầy Mai Tuấn Huy, giảng viên khoa dược tại Cao đẳng Y Dược Nha Trang cho biết, liều dùng Cloxacillin cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng mà các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định liều lượng hợp lý. 

Liều lượng Cloxacillin đối với người lớn bị nhiễm khuẩn ngoài da và các mô liên kết:

Thuốc uống: chúng ta nên dùng từ 250 – 500mg/lần, chia thành 4 lần/ngày

Tiêm bắp: chúng ta nên dùng từ 250 – 50mg, thời gian tiêm cách nhau 6 giờ.

Liều lượng Cloxacillin đối với người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não:

Tiêm tĩnh mạch: bạn nên dùng 100mg/kg thể trọng chia thành 4 – 6 lần và thời gian tiêm cách nhau 24 giờ.

Liều lượng Cloxacillin đối với người lớn điều trị viêm phổi: Bạn nên sử dụng 500mg để uống, thời gian cách nhau từ 6 – 21 giờ, liều lượng tăng hoặc giảm còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Người dùng không được tự ý tăng giảm liều. 

Liều lượng Cloxacillin đối với người lớn bị viêm bàng quang: Sử dụng liều là 250mg uống cách nhau từ 6 giờ và duy trì điều trị trong 3 – 6 ngày tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn, liều tối đa là 4g/ngày.

Liều lượng Cloxacillin trong trường hợp người lớn bị viêm xương tủy hay các bệnh nhiễm khuẩn khác điều trị có thể kéo dài nhiều tháng.

Liều dùng Cloxacillin  đối với trẻ em các tình trạng nhiễm trùng được quy định như sau:

Liều dùng Cloxacillin đối với trẻ em dưới 20 kg cân nặng: cha mẹ nên dùng thuốc uống với liều 50 – 100mg/kg/ngày chia làm 4 lần, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể dùng liều uống tối đa là 4g/ngày.

Liều dùng Cloxacillin đối với trẻ em từ 20kg trở lên, bạn có thể sử dụng liều như người lớn.

Cách dùng

Thuốc Cloxacillin với thuốc uống bạn cần phải uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn ít nhất 2 giờ để hấp thụ thuốc. Cần dùng liều lượng phù hợp, tránh uống quá liều hoặc bỏ liều có thể tăng tình trạng nhiễm trùng hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Cloxacillin

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc Cloxacillin là:

  •  Phản ứng quá mẫn cảm với thuốc bao gồm các triệu chứng phát ban trên da, sưng môi, mặt 

  • Khó thở, đôi khi có phản vệ

  • Người bị suy thận nguy cơ phản ứng quá mẫn cao

  • Người bệnh còn có thể gặp các vấn đề như:  đau bụng, tiêu chảy,buồn nôn

  • Chảy máu bất thường hoặc có thể bị bầm tím trên da

  • Viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ

  • Bị rối loạn chức năng thận có tăng creatinin huyết thanh cao. 

  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo hoặc bị nhiễm nấm âm đạo.

 Cần thận trọng khi dùng thuốc Cloxacillin khi đang mang thai

 Cần thận trọng khi dùng thuốc Cloxacillin khi đang mang thai

Tuy nhiên không phải đối tượng nào trong thời gian sử dụng thuốc cũng xảy ra những tác dụng phụ không như mong muốn đối với sức khỏe. Nếu khi sử dụng bạn gặp phải các tác dụng phụ khác, hãy trao đổi lại với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn. 

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không nên dùng vì vẫn chưa có đủ nghiên cứu xác định an toàn với trẻ nhỏ đang bú mẹ. 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)