Kiến thức y dược
Liều dùng và cách dùng thuốc Ivermectin hiệu quả nhất
Ivermectin là thuốc được sử dụng để điều trị trong các trường hợp người bệnh bị nhiễm giun chỉ Onchocerca volvulus. Thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống khuẩn và kháng nấm. Bạn cần nắm rõ các thông tin về loại thuốc này để uống thuốc được an toàn, hiệu quả.
Những thông tin về thuốc Ivermectin
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Đóng gói: Hộp 1 vỉ, hộp 10 vỉ x 4 viên. Hộp 1 chai 30 viên
Thành phần: Ivermectin 6mg
Tên hoạt chất: Ivermectin
Tên biệt dược: Envix 6, Ivermectin 3 A.T, Envix 3, Ivermectin 6
Tác dụng
Ivermectin là thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus và cũng là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh.
Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các giun tròn như giun tóc, giun lươn, giun kim, giun móc giun đũa, và giun chỉ Wuchereria bancrofti. Ivermectin không có tác dụng trên sán lá gan và sán dây.
Nếu người bệnh dùng không đúng cách thì thuốc có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân như ngứa, phù, sốt, nổi ban da, chóng mặt, hạ huyết áp.
Thuốc Ivermectin gây ra tác động trực tiếp làm bất động và thải trừ được các ấu trùng qua đường bạch huyết. Ivermectin có tác dụng kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acid gama, là dẫn chất bán tổng hợp của một trong những avermetin. Ivermectin làm tăng khả năng giải phóng GABA sẽ làm cho giun bị tê liệt, không thể hoạt động.
Ivermectin là thuốc điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus và diệt ấu trùng giun chỉ
Chỉ định:
- Thuốc Ivermectin được bác sĩ lựa chọn để chỉ định điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca, giun lươn ở ruột do Strongyloides stercoralis
- Ivermectin dùng để điều trị bệnh nhiễm các loại sinh trùng
- Thuốc được lựa chọn dùng để điều trị các tổn thương cơ quan như: phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương, điều trị da, gan, cơ tim
- Thuốc được lựa chọn dùng để điều trị triệu chứng tổn thương ở các cơ quan do ấu trùng giun chui vào nội tạng
- Thuốc được lựa chọn dùng để điều trị tổn thương da: Phù, nổi mề đay
- Tổn thương mắt: viêm giác mạc, kết mạc, đau nhức mắt, rối loạn nhìn, viêm nội nhãn cầu
- Tổn thương gan: U gan
- Tổn thương phổi: viêm phổi, khó thở, ho kéo dài, hội chứng Loeer.
- Kèm theo sự gia tăng Eosin và IgE ở người lớn
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương: u não, động kinh, buồn nôn, cứng cổ, đau đầu kéo dài, liệt dây thần kinh sọ, hôn mê.
- Tổn thương cơ vân: Đau nhức mỏi cơ và các cơ tim
Hiện các chỉ định về vai trò của thuốc ivermectin trong bệnh giun chỉ chưa được nghiên cứu kỹ nên mọi người nên sử dụng thuốc nên sử dụng theo đúng chỉ định của dược sĩ.
Chống chỉ định
- Thuốc Ivermectin chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp người dùng bị mẫn cảm với những thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân có kèm theo tình trạng rối loạn hàng rào máu não, bệnh trypanosome, các trường hợp bệnh nhân có kèm ho, bệnh viêm màng não
- Bệnh nhân mắc các bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não
- Bệnh nhân bị nhiễm bệnh trypanosoma châu Phi và bệnh viêm màng não.
Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng thuốc Ivermectin và cách dùng thuốc dành cho người lớn
Liều dùng của thuốc Ivermectin dùng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau và được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, cân nặng, đối tượng dùng thuốc cụ thể như sau:
Người có cân nặng từ 15 - 25kg: dùng 1 lần, dùng 3mg thuốc Ivermectin
Người có cân nặng từ 26 - 44kg: khi đó các bác sĩ chỉ định liều thuốc 6mg và dùng 1 lần/ ngày.
Người có cân nặng từ 45 - 64kg: dùng 1 lần/ ngày, liều dùng thuốc Ivermectin tương ứng 9mg
Người có cân nặng từ 65 - 84kg: liều dùng thuốc 12kg và dùng 1 lần.
Người có cân nặng > 85 kg: dùng 1 lần, chỉ định liều 0.15mg/kg
Hướng dùng thuốc Ivermectin dành cho các đối tượng là trẻ em:
Hiện nay liều dùng thuốc Ivermectin dùng cho trẻ em chưa được nghiên cứu và kết luận về mức độ an toàn khi dùng thuốc vì vậy nên các bậc phụ huynh phải trao đổi kỹ lại với bác sĩ để biết được có nên sử dụng thuốc này cho trẻ em hay không.
Hướng dẫn về cách dùng thuốc Ivermectin an toàn
Tốt nhất trước khi mọi người dùng thuốc Ivermectin nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc đọc kỹ các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì sản phẩm và sử dụng thuốc Ivermectin theo đúng chỉ định của các bác sĩ về cách dùng và liều dùng tránh sử dụng sai cách hoặc quá liều sẽ có hại cho sức khỏe của mình.
Mọi người nên dùng thuốc Ivermectin với một ly nước đầy, ít nhất 1h trước bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn hoặc là kéo dài về thời gian sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Thuốc Ivermectin chỉ được dùng liều duy nhất nên mọi người cần dùng theo đúng chỉ định của dược sĩ để có được kết quả tốt nhất. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về liều dùng và cách dùng thuốc hãy trao đổi lại với dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Ivermectin
Trong thời gian bạn sử dụng thuốc Ivermectin để điều trị bệnh mọi người có thể sẽ gặp phải một số các tác dụng phụ. Dưới đây là một số vấn đề mà bệnh nhân có thể gặp phải:
- Phù
- Hoa mắt, chóng mặt
- Mọi người có thể sẽ gặp phải cảm giác buồn nôn
- Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy
- Bị đau cơ
- Ngứa
- Nổi ban da
- Sốt
- Đau và nhạy cảm ở hạch bạch huyết
- Toát mồ hôi
- Sưng khớp
- Sưng mặt
- Đau cơ
- Rùng mình
- Một số trường hợp có thể bị hạ huyết áp thế đứng dẫn đến ra mồ hôi
- Một số tác dụng phụ khác có thể nghiêm trọng hơn như: thể bị suy nhược, đau khớp, cơ, bị đau/ đỏ/ sưng mắt
- Ivermectin tương tự như các loại thuốc tây khác có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác mà không được chúng tôi liệt kê ở trên bài viết.
- Lú lẫn, nhịp tim nhanh
- Ngoài ra, thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn khi dùng trong thời gian dài
Bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khác, nên trao đổi nhanh lại với bác sĩ nếu như bạn gặp phải các vấn đề này.
Những lưu ý trước khi dùng thuốc Ivermectin điều trị bệnh
Trước khi dùng thuốc Ivermectin các bạn cần phải lưu ý thận trọng đến một số vấn đề như sau:
- Mọi người cần phải quan tâm xem nếu bạn đang trong thời gian mang thai/ cho con bú thì cần báo cho bác sĩ được biết để các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng
- Hãy báo cáo cho các bác sĩ được khi dùng thuốc Ivermectin đối với người lớn tuổi hay trẻ em.
- Báo cho bác sĩ nếu như bạn đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc khác được kê đơn hoặc không kê đơn như thảo dược, thực phẩm chức năng,
- Nói rõ cho các bác sĩ được biết nếu bạn đang dùng thuốc đang được kê đơn/ Vitamin/ khoáng chất khi đó các bác sĩ sẽ xem xét để chỉ định về liều dùng.
- Nên thận trọng nếu như tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề hoặc bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý khác cần tránh dùng thuốc Ivermectin
Trong thời gian mang thai/ cho con bú cần báo cho bác sĩ được biết
Tìm hiểu về khả năng tương tác của thuốc Ivermectin
Thuốc Ivermectin có khả năng sẽ xảy ra tương tác nếu như dùng đồng thời với những loại thuốc khác hoặc làm thay đổi về tác dụng thực tế cũng như làm gia tăng những tác dụng phụ nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn.
Nhằm tránh được tình trạng tương tác thuốc tốt nhất mọi người nên liệt kê những loại thuốc mình đang dùng gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không được kê đơn để bác sĩ dựa vào đó sẽ kê đơn phù hợp.
Các bạn không được tự ý ngưng sử dụng thuốc kể cả đã có dấu hiệu khỏi bệnh, chỉ ngừng khi đã được bác sĩ cho phép.
Ngoài ra thì thuốc Ivermectin có khả năng tương tác với những thực phẩm nên mọi người cần phải trao đổi với bác sĩ về liều dùng và cần tránh những thức ăn gì, nước uống nào. Tốt nhất những loại thực phẩm như thuốc lá, bia rượu, thức ăn cũng có khả năng sẽ xảy ra tương tác với thuốc Ivermectin, vì vậy mà bạn nên ngừng sử dụng những chất kích thích này trước khi sử dụng. Hi vọng rằng những thông tin cung cấp trong bài viết trên về thuốc Ivermectin về cách dùng, liều dùng, các lưu ý sẽ phần nào giúp cho mọi người biết được rõ hơn về thuốc này. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và người dùng không nên dùng để thay thế những lời khuyên của các dược sĩ chuyên môn về liều dùng tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bài viết được tổng hợp bởi giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn