Kiến thức y dược

Thứ hai: 02/12/2019 lúc 11:49
Nhâm PT

Liều dùng thuốc Eumovate như thế nào? Cách dùng ra sao?

Thuốc Eumovate là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da và cho trẻ mắc các bệnh lý về da. Liều dùng thuốc Eumovate như thế nào?. Trước khi dùng thuốc mọi người cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin trên về thuốc này để tránh gặp phải những tác dụng phụ.

Thuốc Eumovate có tác dụng như thế nào?

Tên biệt dược: Eumovate

Phân nhóm: là corticoid dùng tại chỗ

Tên hoạt chất: Eumovate

Thương hiệu: 472962308 và Eumovate

Thuốc Eumovate có tên gốc là Clobetasone butyrate, là dạng thuốc bôi thường được dùng để điều trị các bệnh viêm da và điều trị chàm sữa cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay.  Eumovate® là dạng thuốc bôi có tác dụng như sau:

  • Thuốc Eumovate làm giảm đi triệu chứng viêm
  • Thuốc Eumovate làm giảm đi triệu chứng ngứa đối với những bệnh viêm da cơ địa.
  • Đối tượng bị viêm da tiết bã.
  • Da bị hăm do dùng tã.
  • Da tiếp xúc dị ứng/ kích ứng
  • Viêm da do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Đối tượng bị viêm tai ngoài.
  • Bị sần cục ngứa.
  • Những trường hợp với bệnh nhân hay gặp phải phản ứng do côn trùng đốt

Eumovate là một trong những loại thuốc điều trị các bệnh viêm da nhanh chóng

Eumovate là một trong những loại thuốc điều trị các bệnh viêm da nhanh chóng

Chống chỉ định sử dụng Eumovate

Những đối tượng bệnh nhân không nên dùng thuốc Eumovate:

  • Chống chỉ định sử dụng cho những người quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ chất gì có trong thành phần thuốc Eumovate
  • Mụn bọc
  • Ngứa mà không bị viêm.
  • Nhiễm trùng da không được điều trị.
  • Eumovate sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm toàn bộ với các thành phần có corticosteroid khác.

Liều lượng

Về liều lượng dùng thuốc, trước khi dùng thuốc mọi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sử dụng đúng cách vì liều dùng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau nên mọi người không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có các bác sĩ chỉ định.

Thông thường, liều dùng thuốc Eumovate® sử dụng cho người lớn bị viêm da cơ địa là bôi 1 – 2 lần/ngày. Đối với những ai có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần giảm số lần dùng thuốc trong ngày.

Liều dùng thuốc Eumovate® sử dụng cho các trẻ mắc các bệnh lý về da thì liều dùng của thuốc này cũng sử dụng tương tự như với người lớn, tìm hiểu kỹ để sử dụng hiệu quả nhất.

Cách dùng thuốc Eumovate®

Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ về những điều mình chưa rõ khi sử dụng thuốc. Dùng cho người lớn hay trẻ em thì bạn cũng cần rửa tay sạch trước khi thoa thuốc, nên thoa một lớp mỏng xoa nhẹ để phủ kín vùng da bị bệnh. Nếu như bệnh sau 4 tuần dùng không cải thiện thì bạn nên đi tái khám lại. Người dùng nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng thuốc Eumovate®

Trong thời gian dùng thuốc Eumovate® người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Eumovate® như sau:

  • Nhiễm trùng cơ hội.
  • Bị nổi mề đay.
  • Bị viêm da tiếp xúc.
  • Bị thay đổi về sắc tố da.
  • Lông mọc nhiều hơn.
  • Nổi phát ban.
  • Bị ngứa đỏ hay có thể bị nổ ban đỏ.
  • Một số trường hợp người dùng thuốc này còn bị teo da.
  • Nặng hơn có thể bị bỏng da ở những vùng da điều trị
  • Có thể gặp phải thêm những triệu chứng tiềm ẩn.
  • Ức chế sinh tổng hợp các steroid của vỏ thượng thận.
  • Quan sát thấy các chứng giật rung cơ, hiện tượng giật rung cơ trong giấc ngủ sinh lý.
  • Thỉnh thoảng, sau khi dùng thuốc Eumovate® có thể xảy ra hiện tượng buồn nôn và ói mửa
  • Có thể bị ho, nấc và rét run
  • Khi dùng thuốc Eumovate® thấy giải phóng ra histamin.
  • Thuốc Eumovate® vẫn là thuốc được các bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân sử dụng đầu tiên đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng.
  • Có gặp những báo cáo về hiện tượng co thắt thanh quản
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Quá mẫn, phát ban
  • Ức chế trục thượng thận - tuyến yên
  • Rối loạn mắt
  • Tăng huyết áp, tăng cân, béo phì
  • Tăng glucose máu / glucose niệu
  • Chậm tăng cân/ chậm phát triển ở trẻ em
  • Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
  • Loãng xương, giảm nồng độ cortisol nội sinh.
  • Rối loạn da và mô dưới da
  • Làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiềm ẩn như tăng sắc tố, phát ban, ngứa, bỏng da cục bộ
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Nổi mề đay, teo da
  • Biểu hiện của hội chứng Cushing
  • Một số cá nhân thiếu glucocorticosteroid do ngừng điều trị đột ngột, ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA)

Đây là một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Eumovate®, tuy nhiên không phải đối tượng nào khi sử dụng thuốc này cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ như trên. Tốt nhất khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe thì người dùng cần trao đổi kỹ lại với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, trao đổi với bác sĩ nếu mọi người chưa hiểu về cách dùng thuốc Eumovate® sao cho an toàn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Eumovate®

Khi dùng thuốc Eumovate® cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Nên thận trọng khi sử dụng cho trẻ em vì trẻ em có thể hấp thụ lượng corticosteroid tại chỗ tương đối cao nên có thể dễ bị tác dụng phụ bất lợi tại chỗ và toàn thân hơn. Cần điều trị thời gian ngắn hơn vì sử dụng corticosteroid có diện tích bề mặt cao hơn so với tỷ lệ khối lượng cơ thể và nói chung
  • Thận trọng khi dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi cần tránh điều trị bằng thuốc Eumovate® tại chỗ lâu dài trong thời gian dài vì gây ức chế tuyến thượng thận
  • Khi bạn sử dụng băng gạc để làm sạch da nên làm sạch trước khi thay băng gạc mới
  • Không nên bôi quá nhiều lần thuốc Eumovate® lên mặt thường xuyên vì nguy cơ bị teo da
  • Khi bạn sử dụng thuốc Eumovate® cho phần mí mắt cần phải cẩn thận để thuốc không dính vào mắt vì nguy cơ mắc đục thủy tinh và bị tăng nhãn áp
  • Khi sử dụng thuốc Eumovate® toàn thân và tại chỗ có thể gây rối loạn thị giác. Bệnh nhân nên được xem xét và được bác sĩ hướng dẫn nếu có các triệu chứng như mờ mắt hoặc rối loạn thị giác khác.
  • Nếu một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc bị bệnh hiếm gặp như bệnh viêm màng não trung ương bệnh nhân nên được xem xét để giới thiệu đến bác sĩ
  • Thuốc Eumovate® chỉ nên sử dụng ngoài da và nên được để xa tầm tay của trẻ em, nếu như vô tình nuốt phải thuốc cần gặp bác sĩ ngay
  • Kem Eumovate chứa cồn cetostearyl nên có thể sẽ gây ra các phản ứng da cục bộ như phản ứng dị ứng, viêm da tiếp xúc
  • Khi sử dụng thuốc đồng thời với một số thuốc khác có thể gây ức chế chuyển hóa corticosteroid dẫn đến tăng phơi nhiễm toàn thân.
  • Không nên sử dụng Eumovate kéo dài do tác dụng ức chế tuyến thượng thận
  • Đã được ghi nhận giảm nồng độ cortisol và aldosteron huyết thanh
  • Người dùng cần đặc biệt lưu ý theo dõi nồng độ cortisol huyết thanh
  • Bệnh nhân có stress nặng cân nhắc điều trị bảo tồn tuyến thượng thận bằng corticosteroid
  • Không nên sử dụng etomidat Eumovate trong trong giai đoạn mang thai và lúc sinh
  • Không nên sử dụng etomidat Eumovate trong trong các phẫu thuật hoặc thủ thuật
  • Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Eumovate cho trẻ em.
  • Cần thận trọng theo dõi thuốc Eumovate cho người cao tuổi do khả năng ức chế tim giảm huyết áp trung bình, giảm nhịp tim và giảm cung lượng tim
  • Cần thận trọng theo dõi chức năng thận khi sử dụng thuốc Eumovate
  • Đặc biệt trên người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng theo dõi
  • Thận trọng khi sử dụng dụng thuốc Eumovate cho bệnh nhân có tiền sử động kinh
  • Thời kỳ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,khi sử dụng dụng thuốc Eumovate cần được bác sĩ cho phép dù chưa có dữ liệu nào về tác tác dụng gây dị tật thai và độc tính với bào thai. Do vậy, không nên sử dụng etomidat trong thai kỳ do bác sĩ chỉ định
  • Đã quan sát thấy khi sử dụng dụng thuốc Eumovate bệnh nhân có hiện tượng giảm cortisol huyết thanh thoáng qua

Không nên sử dụng thuốc Eumovate cho phụ nữ đang cho con bú

Không nên sử dụng thuốc Eumovate cho phụ nữ đang cho con bú

Thuốc Eumovate® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Eumovate khi dùng đồng thời với mộ số thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc sẽ làm gia tăng các ảnh hưởng không tốt đến người sử dụng. Vì vậy để tránh sử dụng thuốc sai quy định bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng gồm thuốc được kê toa, thuốc không kê toa, thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng để cho bác sĩ xem xét và chỉ định liều lượng. Không nên tự ý ngừng thuốc hay thay đổi liều lượng của thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Eumovate® bao gồm: thuốc ức chế CYP3A4 như ritonavir, itraconazole,… hay với vài loại thuốc nhất định.

Thuốc Eumovate® cũng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống như rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu hay hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc này. Nên thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc thuốc Eumovate® hãy báo cho bác sĩ biết nếu như bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là các dấu hiệu bệnh nhiễm trùng da chưa được điều trị, mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ rosacea, bệnh ngứa nhưng không viêm.

Bài viết được tổng hợp do các giảng viên khoa dược của Cao đẳng Y Dược Nha Trang

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)