Kiến thức y dược

Thứ bảy: 09/11/2019 lúc 15:08
Nhâm PT

Liều dùng thuốc Domperidon như thế nào cho an toàn?

Những thông tin về liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng thuốc Domperidon sao cho an toàn sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Tuy nhiên thông tin cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi quyết định dùng thuốc.

Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa

Dạng bào chế:Viên nén

Thuốc Domperidone có những hàm lượng nào?

Domperidone có những dạng viên nén, dùng để uống và hàm lượng domperidone

Thuốc Domperidon chỉ định khi bị buồn nôn, chán ăn, đầy bụng khó tiêu

Thuốc Domperidon chỉ định khi bị buồn nôn, chán ăn, đầy bụng khó tiêu

Những thông tin về liều dùng thuốc Domperidon

Liều dùng thông thường của thuốc domperidone cho người lớn như thế nào ?

Liều dùng thông thường của thuốc domperidone cho người lớn mắc bệnh khó tiêu không gây viêm loét:

Uống từ 10-20mg dùng 3 lần mỗi ngày và nên dùng vào buổi tối

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh buồn nôn và ói mửa:

Nên uống thuốc domperidone 10-20 mg cách mỗi 4 đến 8 giờ, tối đa chỉ nên dùng 80mg / ngày. Đặt hậu môn 60mg dùng 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường của thuốc domperidone cho người lớn mắc bệnh đau nửa đầu:

Người lớn nên uống từ 20mg dùng mỗi 4 giờ kết hợp với thuốc paracetamol, tối đa chỉ nên dùng 4 liều trong vòng 24 giờ.

Liều dùng  thông thường Domperidone cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường của thuốc domperidone cho trẻ em mắc bệnh buồn nôn và ói mửa:

Đối với trẻ em trên 2 tuổi và nặng hơn 35 kg: cha mẹ nên cho dùng từ 10-20 mg 3-4 lần mỗi ngày, tối đa chỉ nên dùng 80mg hàng ngày.

Tác dụng phụ khi dùng domperidone?

Trong thời gian sử dụng thuốc domperidone bạn sẽ gặp số tác dụng phụ xảy ra những tác dụng phụ có thể tự biến mất

Bạn sẽ gặp số tác dụng phụ ít phổ biến như:

  • Nóng bừng người
  • Ngứa da
  • Khô miệng
  • Đau ngực.
  • Nôn ra máu
  • Tiết sữa từ núm vú
  • Ngứa, mẩn đỏ, đau hoặc sưng mắt
  • Kinh nguyệt không đều
  • Sưng vú ở nam giới
  • Đau đầu
  • Phát ban

Bạn hiếm gặp một số tác dụng phụ:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Tiểu rát
  • Khó khăn hoặc tiểu buốt
  • Thay đổi thói quen đi tiểu
  • Ợ nóng
  • Cáu gắt
  • Buồn ngủ
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Khó khăn khi nói
  • Chóng mặt
  • Căng thẳng
  • Đánh trống ngực
  • Khát
  • Mệt mỏi
  • Chuột rút ở chân
  • Đờ đẫn
  • Giảm sút tinh thần
  • Đau bụng
  • Yếu trong người.
  • Yếu hoặc mất sức

Trên đây là một số tác dụng phụ phổ biến hoặc hiếm gặp khi người bệnh dùng Domperidone, tuy nhiên không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể bạn sẽ gặp các tác dụng phụ khác có sự nghiêm trọng hơn, nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu gì bất thường hoặc tác dụng phụ tiếp tục diễn ra, gây khó chịu hãy nhanh chóng đến gặp dược sĩ để được tư vấn. Dược sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách để làm giảm hoặc ngăn ngừa một số các triệu chứng để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng thuốc domperidone bạn có thể gặp trạng thái bị đau bụng

Sử dụng thuốc domperidone bạn có thể gặp trạng thái bị đau bụng

Thận trọng khi dùng domperidone

Trước khi dùng domperidone bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn ở trong các trường hợp đó là:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần khác có trong Domperidone hoặc Domperidone.
  • Thấy có máu trong phân, phân có màu đen, màu hắc ín
  • Bệnh nhân có khối u trong tuyến yên.
  • Dấu hiệu chảy máu dạ dày và ruột.
  • Có dấu hiệu dị ứng bao gồm: sưng môi, mặt, cổ họng và lưỡi, phát ban, khó nuốt hoặc khó thở
  • Tắc nghẽn hoặc khó chịu ruột
  • Bệnh nhân nên nói với bác sĩ nếu bạn đang hoặc từng mắc vấn đề về gan.
  • Cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Trước khi dùng domperidone bạn nên nói với bác sĩ nếu trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Hiện vẫn chưa có đầy đủ các kết luận và nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này tuy nhiên có thể sẽ có hại cho thai nhi vì thế hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thuốc Domperidone có thể tương tác với thuốc nào?

Vấn đề tương tác thuốc khi dùng đồng thời với thuốc khác rất có thể sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc sẽ tăng cơ hội cho các phản ứng phụ. Trước khi dùng thuốc hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bác sĩ có thể thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc không điều trị cho bạn bằng thuốc này trong một thời gian.

Không được tự ý pha trộn thuốc hoặc dùng đồng thời với các loại thuốc khác , không được tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh không nên sử dụng thuốc domperidone này với bất kỳ các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc tim (Dronedarone)
  • Thuốc trị nhược cơ (Amifampridine)
  • Thuốc an thần Thioridazine; Ziprasidone, Mesoridazine; Pimozide;
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Bepridil)
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus Saquinavir; Sparoxacin; Ketoconazole, Darunavir; Posaconazole; Fluconazole; Piperaquine
  • Thuốc tăng co bóp dạ dày (Cisapride)
  • Thuốc hormone Histrelin; Mifepristone Abiraterone Acetate Gonadorelin; Goserelin; Goldenseal
  • Thuốc tác động thần kinh thực vật Salmeterol; Sotalol Alfuzosin Formoterol; Vilanterol
  • Không dùng thuốc này đối với bất kỳ các thuốc: thuốc trị trầm cảm Amoxapine; Aripiprazole; Asenapine; Buserelin Alprazolam; Amitriptyline Desipramine; Deslorelin; Doxepin; Clozapine; Cyclobenzaprine; Citalopram; Clomipramine; Chlorpromazine; Promethazine; Protriptyline; Prochlorperazine; Escitalopram; Fluoxetine; Imipramine; Lithium; Fluvoxamine; Iloperidone; Nefazodone; Nortriptyline; Ranolazine; Selegiline; Risperidone; Quetiapine; Paliperidone; Paroxetine Triptorelin; Venlafaxine); Perphenazine; Pipamperone; Triuoperazine; Trimipramine; Sertindole; Tetrabenazine;
  • Thuốc tim Propafenone; Quinidine; Verapamil, Amiodarone; Amlodipine; Diltiazem;
  • Thuốc chống đông Ticagrelor Anagrelide
  • Thuốc trị Parkinson Apomorphine
  • Thuốc trị rối loạn lipid máu Perutren Lipid Microsphere; Atorvastatin; Probucol;
  • Thuốc trị ung thư Arsenic Trioxide; Aprepitant; Ceritinib; Eribulin;
  • Thuốc lợi tiểu Conivaptan
  • Thuốc trị động kinh Fosphenytoin Felbamate
  • Thuốc kháng histamine H1 Fingolimod; Ebastine; Mizolastine
  • Thuốc trị Alzheimer Galantamine
  • Dược liệu Ginkgo Biloba
  • Thuốc kháng histamine H2 (Famotidine; Cimetidine; Tizanidine Ranitidine)
  • Thuốc giảm đau Trazodone, Methadone
  • Thuốc tác động lên hệ muscarinic Tolterodine Solifenacin
  • Thuốc giãn cơ Toremifene Tamoxifen
  • Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Vinuninen Vardenal
  • Thuốc chống thải ghép Dibasic; Sodium Phosphate, Cyclosporine; Tacrolimus
  • Thức ăn và rượu bia có tương tác với một số thành phần thuốc domperidone
  • Những loại không được dùng trong bữa ăn như nước bưởi chùm, hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định
  • Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác

Hãy báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của bạn nhất là bị chảy máu dạ dày, các vấn đề về đường ruột, có khối u não. Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc nhạy cảm với nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

Bài viết do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)