Kiến thức y dược

Thứ năm: 21/03/2019 lúc 17:37
Nhâm PT

Khàn tiếng vì viêm thanh quản cần làm gì?

Bạn đã từng bị khàn tiếng, nhưng bạn lại không hề biết nguyên nhân do đâu, hay làm thế nào để hết khàn tiếng một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết những điều đó.

Viêm thanh quản là bệnh gì?

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm trong họng bị sưng dẫn đến hiện tượng khản tiếng và mất giọng. Khi mắc bệnh, âm thanh hình thành từ không khí đi qua dây thanh quản bị biến dạng khiến cho giọng nói trở nên khàn, thậm chí là khó nghe.

Tùy theo mức độ và thời điểm phát bệnh mà viêm thanh quản chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính.

Viêm thanh quản thường hết trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm thanh quản có thể cấp tính hoặc mạn tính, trong đó, với mỗi thể bệnh thì cần lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Viêm thanh quản nhận biết như thế nào?

Có thể nói khàn tiếng là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh viêm thanh quản. Tại sao lại như vậy? Bởi vì bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng nhịp nhàng, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra sưng biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói có âm thanh khản. ệnh viêm thanh quản mãn tính hay cấp tính đều không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bởi do tác động đến giọng nói khi giao tiếp chủ yếu của chúng ta.

Triệu chứng nào giúp bạn nhận biết bệnh viêm thanh quản

Triệu chứng nào giúp bạn nhận biết bệnh viêm thanh quản

Ngoài ra, bệnh viêm thanh quản còn có các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Đau họng
  • Ngứa cổ
  • Nghẹt mũi
  • Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Nếu như bạn mắc viêm thành quản cấp tính thì không quá nghiêm trọng, vì vậy phương pháp điều trị cũng dễ dàng hơn nhiều, việc này bạn có thể tự thực hiện ở nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài quá 2-3 tuần, hay gặp các dấu hiệu như khó thở, ho ra máu, sốt mãi không hạ, đau họng ngày càng tăng, khó nuốt, bạn có thể đã mắc viêm thanh quản mãn tính. Cách tốt nhất bạn nên làm đó chính là đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào dẫn đến mắc viêm thanh quản?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm thanh quản, thông thường nhất là do bị cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm virus hoặc hò hét quá nhiều, ngoài ra có thể kể đến một số nguyên nhân khác như sau:

  • Dị ứng thời tiết
  • Nhiễm khuẩn:Nguyên nhân viêm thanh quản cấp và mãn tính thường gặp là do phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu. Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A, liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer...
  • Viêm phế quản
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Chấn thương
  • Chất kích thích, hóa chất
  • Viêm phổi; viêm đường hô hấp trên do virus.
  • Viêm thanh quản do nấm
  • Hội chứng trào ngược dạ dày gây viêm thanh quản: Acid trong dạ dày trào ngược làm xuất hiện tình trạng viêm thanh quản

Một số dạng viêm thanh quản ở trẻ em có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: bệnh Croup và viêm nắp thanh quản.

Chữa trị viêm thanh quản bằng cách nào?

Chữa trị viêm thanh quản hiệu quả, nhất là ở giai đoạn cấp tính, không quá khó khăn, bạn có thể thực hiện những cách chữa trị đó ngay tại nhà.

Chữa trị viêm thanh quản hiệu quả ngay tại nhà

Chữa trị viêm thanh quản hiệu quả ngay tại nhà

Dùng chanh tươi vs mật ong điều trị viêm thanh quản

Chanh tươi và mật ong là một bài thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong việc điều trị các triệu chứng như ho, viêm họng, viêm amidan và đã mang lại hiệu quả nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cũng có thể dùng phương pháp này điều trị viêm thanh quản. Chỉ cần dùng 1 quả chanh tươi cắt lát ngâm với 2 thìa mật ong trong 2 tiếng, sau đó lấy lát chanh ngậm, uống nước cốt để mang lại hiệu quả tốt hơn. Với phương pháp này, bạn sẽ nhanh chóng giảm được các triệu chứng đau rát họng và khản tiếng.

Dùng tỏi

Chuẩn bị từ 3 – 4 nhánh tỏi, tách vỏ rồi xay nhuyễn. Tỏi đã xay nhuyễn bạn đem hòa với 1 ly sữa nóng, để khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước.Phần nước lọc được bạn dùng để uống mỗi ngày.

Nước muối ấm

Nước muối ấm có tác dụng rất tốt trong việc hút nước ra từ bên trong màng tế bào, từ đó hạn chế sưng viêm, giúp bạn giảm cơn đau rất hiệu quả.

Hàng ngày, bạn chỉ cần pha muối với chút nước ấm, dùng súc miệng vào buổi sáng sớm khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế nói to, nói nhiều; hạn chế sử dụng các chất kích thích; giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng họng;… để tránh bệnh trở nặng.

Hy vọng những thông tin ở trên đã giải đáp được các thắc mắc của bạn. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Cao đẳng y tế Khánh Hòa tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)