Kiến thức y dược
Hướng dẫn về cách dùng thuốc Inofar® an toàn
Inofar® là thuốc được biết đến là thuốc thuộc nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất được các bác sĩ chỉ định điều trị một số trường hợp thiếu sắt. Vậy Inofar® có liều lượng dùng thuốc điều trị bệnh như thế nào? Hướng dẫn cụ thể về cách dùng an toàn ra sao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết mọi người cùng tham khảo.
Thuốc Inofar thuộc nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
Thành phần: Mỗi 5 ml: Sắt sucrose tương đương 100 mg nguyên tố sắt.
Inofar® có tác dụng như thế nào?
Inofar® là loại thuốc có tác dụng dùng để điều trị thiếu sắt trong những trường hợp sau:
- Những đối tượng bị suy thận mãn tính không nhận Erythropoietin, không được tiến hành lọc máy nhận, thẩm phân phúc mạc có nhận Erythropoietin, phải lọc máu có nhận Erythropoietin
- Thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh nhân suy thận mạn tính
- Bệnh nhân cần cung cấp nhanh chóng sắt khi không thể cung cấp vào cơ thể bằng việc uống thuốc
- Thuốc Inofar® thường được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột điều trị đường uống không hiệu quả, phải lọc máu
- Những trường hợp khác chưa được liệt kê đầy đủ nhưng tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng, , liều lượng dùng thuốc của mỗi người là không giống nhau
Chỉ định
Inofar® được chỉ định dùng cho những người đang cần cung cấp nhanh chóng sắt vào cơ thể khi không thể trị liệu sắt bằng đường uống hay đường uống không hiệu quả, bị bệnh viêm ruột.
Thuốc Inofar® chỉ định dùng cho bệnh nhân suy thận mãn tính: không nhận erythropoietin không phải lọc máu nhận/, phải lọc máu có nhận erythropoietin, bệnh nhân có nhận erythropoietin phụ thuộc việc thẩm phân phúc mạc
Chống chỉ định
Thuốc Inofar® chống chỉ định dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người thiếu máu không do thiếu hay thừa sắt, eczema hay dị ứng khác, thừa sắt, người có tiền sử hen suyễn 3 tháng đầu thai kỳ.
Liều dùng và cách dùng thuốc Inofar® điều trị bệnh như thế nào?
Liều dùng của thuốc Inofar®:
Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì mỗi một đối tượng dùng thuốc Inofar® điều trị bệnh sẽ được dược sĩ chỉ định liều dùng khác nhau và có liều dùng thuốc tương ứng. Liều dùng của thuốc Inofar® thường được chỉ định điều trị bệnh cụ thể như sau:
Liều dùng thông thường thuốc Inofar® dành cho người lớn trường hợp bị thiếu sắt:
Thuốc Inofar® dành cho người lớn, người cao tuổi: liều đơn dung nạp tối đa là 7 mg/kg x 1 lần/tuần, dùng 5-10 mL x 1-3 lần/tuần tùy thuộc nồng độ Hb tuy nhiên không vượt quá 500 mg sắt
Liều dùng thông thường thuốc Inofar® dành cho người suy thận mãn tính không phải lọc máu:
Nên tiêm tĩnh mạch chậm 200 mg trong 2-5 phút trong 5 lần trong 14 ngày.
Dành cho người bị suy thận mãn tính phải lọc máu: Trị liệu 1000 mg trên 10 phiên liên tiếp lọc máu, 100 mg/100 mL NaCl 0.9% truyền tĩnh mạch ít nhất 15 phút hoặc 100 mg tiêm IV chậm hơn 2-5 phút.
Đối với người bị suy thận mãn tính phụ thuộc thẩm phân phúc mạc: truyền 300 mg trong 1.5 giờ vào ngày đầu tiên, liều tích lũy tổng cộng 1000 mg chia 3 lần trong 28 ngày sau đó truyền 400 mg trong 2.5 giờ 14 ngày. Liều Inofar pha loãng trong tối đa 250 mL NaCl 0.9%.
Liều dùng thông thường thuốc Inofar® dành cho trẻ em:
Cho đến nay liều dùng của thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh độ an toàn dùng cho trẻ em vì thế cha mẹ cần hiểu rõ về độ an toàn của thuốc khi dùng cho trẻ, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng để biết thêm chi tiết.
Cách dùng
Thuốc Inofar® được truyền tĩnh mạch, trước khi sử dụng thuốc mọi người nên đọc kỹ các hướng dẫn thông tin trên nhãn thuốc và trao đổi cụ thể với các dược sĩ về thắc mắc của mình về cách dùng thuốc như thế nào cho an toàn.
Đầu tiên, truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 25 mL dung dịch được pha loãng trong 15 phút, nếu bệnh nhân không có phản ứng bất lợi xảy ra thì truyền tiếp với tốc độ không quá 50 mL trong 15 phút.
Tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu vào tĩnh mạch điều kiện tương tự tiêm tĩnh mạch. Trong thời gian sử dụng thuốc này nếu gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để trao đổi và được hỗ trợ kịp thời.
Thận trọng khi dùng Inofar®
Trước khi dùng thuốc Inofar® bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu như bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
- Người dùng thuốc Inofar không được dùng bằng cách tiêm bắp
- Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, hóa chất, hoặc bất kì con vật nào
- Thuốc này sử dụng theo đường tiêm truyền tuyệt đối không dùng tiêm bắp
- Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, chỉ được dùng khi có chỉ định từ các bác sĩ, dược sĩ
- Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có xuất hiện các triệu chứng thiếu máu
- Người dùng nên đọc thông tin hướng dẫn bảo trước khi dùng thuốc Inofar để bảo quản đúng cách nhất. Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng bình thường, không bảo quản trong tủ lạnh hoặc nhà tắm, nơi ẩm ướt và có ánh nắng trực tiếp bởi khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
- Thuốc có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe nên người dùng không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.
- Nếu thấy có các triệu chứng như thiếu máu thì cần đi khám sớm để tầm soát việc thiếu sắt và điều trị thiếu sắt nếu cần thiết. Có thể bổ sung các loại thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, rau xanh đậm, ngũ cốc bổ sung sắt, tăng cường các thực phẩm có nhiều vitamin C như bưởi, kiwi, cam, dâu, bông cải xanh,...
- Thuốc Inofar chống chỉ định với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kì
Cần thận trọng khi dùng thuốc Inofar cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Tìm hiểu về những tác dụng phụ khi dùng thuốc Inofar®
Trong quá trình sử dụng thuốc Inofar bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như:
- Có các triệu chứng của hạ huyết áp.
- Thuốc Inofar® có thể làm trên da nổi mề đay, ngứa hoặc mẩn đỏ.
- Thỉnh thoảng bị đau đầu.
- Cơ thể mệt mỏi, đau bắp và sốt.
- Ở vị trí tiêm truyền có thể bị đau hoặc rát, kích ứng nhẹ như mẩn đỏ
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị đau nhức đầu.
- Cảm thấy có bị tanh kim loại.
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị tiêu chảy.
- Thuốc Inofar® có thể làm cảm giác buồn nôn hay bị nôn mửa.
- Vị giác của người bệnh cảm nhận được vị tanh của kim loại.
- Triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị rối loạn tiêu hóa
- Một số trường hợp bị hạ đường huyết
- Thuốc Inofar® có thể làm nổi mề đay khắp cơ thể.
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị phù nề.
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị dị cảm.
- Thuốc Inofar® có thể làm bị đỏ và sưng phù khắp các chi.
- Thuốc Inofar® có thể làm đau quanh các bắp cơ
- Bạn có thể gặp phải tình trạng bị rối loạn về hệ tiêu hóa.
- Bạn có thể gặp phải tình trạng cơ thể nổi sốt.
- Có thể sẽ gặp phải phản ứng phản vệ tuy nhiên sẽ hiếm gặp.
Trong thời gian dùng thuốc Inofar® để điều trị bệnh các bạn có thể gặp phải một số những tác dụng phụ nêu trên tuy nhiên không phải ai cũng sẽ gặp những tác dụng phụ này. Tốt nhất để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn bạn nên sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng, theo dõi cơ thể mình nếu có dấu hiệu gì bất thường hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhất.
Tương tác thuốc của Inofar®
Thuốc Inofar® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác gây ra tương tác thuốc nếu như dùng đồng thời hoặc dùng sai cách.
Bạn nên đưa danh sách các loại thuốc mà mình đang dùng kể cả kê đơn và không kê đơn cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem, dựa vào đó các bác sĩ sẽ tìm ra liều lượng phù hợp cho bạn sử dụng phù hợp nhất.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn không nên tự ngưng dùng thuốc hay thay đổi liều lượng mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc Inofar® có thể tương tác với các chế phẩm sắt đường uống.
Bạn cần lưu ý, các thức ăn, rượu, thuốc lá có thể gây ra tương tác với vài loại thuốc nhất định nên hãy trao đổi với dược sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Tốt nhất bạn không nên dùng những chất kích thích trong thời gian dùng thuốc.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc nên hãy báo cho bác sĩ được biết nếu như bạn có bất kỳ các vấn đề nào về sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc Inofar®
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Inofar® nếu như bạn bị thiếu máu không do thiếu sắt
- Tiền sử hen suyễn
- Thừa sắt
- Rối loạn chức năng gan
- Nhiễm trùng mạn tính.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Inofar® nếu như bạn bị Eczema
Tác dụng phụ của Inofar® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm
- Tiêu chảy
- Hạ huyết áp
- Nhức đầu
- Buồn nôn, nôn
- Dị cảm
- Rối loạn tiêu hóa
- Đỏ, phù nề chi
- Đau bắp
- Thỉnh thoảng có vị tanh kim loại
- Sốt
- Nổi mề đay
- Phản ứng phản vệ (giả dị ứng) (hiếm).
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp người bệnh bổ sung nếu thiếu sắt, người bệnh bổ sung sắt cần tuân thủ theo các chỉ định của dược sĩ chuyên môn như cách bổ sung, thời điểm uống, chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc liều cao và kéo dài vì sẽ dẫn đến thừa sắt và nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe như căng thẳng, tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, gây ra các vấn đề về tim mạch, các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, thậm chí là ung thư, tiểu đường, viêm khớp. Không nên tự ý dùng tránh quá liều vì khi nồng độ sắt trong cơ thể tăng cao còn gây ra ức chế việc hấp thụ các chất như canxi, magie, kẽm dẫn đến thiếu hụt khoáng chất làm cho cơ thể bị rối loạn.
Những thông tin về thuốc Inofar® trên thị trường rất nhiều tuy nhiên mọi người nên chắt lọc tại nguồn tin đảm bảo, tốt nhất là sử dụng theo hướng dẫn của các dược sĩ chuyên môn. Hi vọng những thông tin về thuốc Inofar phía trên mà các dược sĩ tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các bạn và người thân khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên các bạn cần nhớ những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không dùng nó để thay thế các lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Nếu thời gian dùng thuốc bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào có thể tham khảo thêm các bài viết về thuốc này ở các chuyên mục khác.