Kiến thức y dược

Thứ năm: 06/12/2018 lúc 21:49
Nguyễn Trang

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Calcitonin an toàn cho sức khỏe

Calcitonin được chỉ định điều trị bệnh gì? Liều dùng của thuốc như thế nào? Trước khi dùng thuốc mọi người cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Tác dụng của thuốc Calcitonin như thế nào?

Calcitonin được chỉ định để điều trị những vấn đề về xương như: bệnh loãng xương sau mãn kinh, bệnh Paget,... hay sử dụng thuốc nhằm làm hạ nồng độ Canxi huyết nặng.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Calcitonin an toàn cho sức khỏe 1
Tác dụng của thuốc Calcitonin như thế nào?

Calcitonin được biết đến là loại hormone nhân tạo được hoạt động bằng cách làm chậm quá trình mất Canxi trong xương, duy trì được nồng độ Canxi trong máu ở mức bình thường. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn chỉ định đối với những bệnh nhân mắc bệnh Paget làm giảm triệu chứng đau xương.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Calcitonin an toàn cho sức khỏe

Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc Calcitonin tiêm dưới da/ ở bắp thịt. Đối với những bệnh nhân có hàm lượng canxi cao các bác sĩ sẽ chỉ định cách 12h dùng thuốc một lần. Bệnh nhân bị bệnh Paget sẽ dùng thuốc hàng ngày hay có thể dùng liều lượng thuốc mỗi ngày khác nhau tùy theo hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chỉ định. Trong những trường hợp dùng thuốc > 2ml thuốc vào cùng thời điểm, khi đó các bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân tiến hành tiêm thuốc vào bắp. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều dùng của các bác sĩ đưa ra lúc đầu. Đồng thời, mọi người hãy đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng thuốc, khi có những thắc mắc về cách sử dụng cũng như liều thuốc mọi người hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ được biết rõ.

Liều lượng thuốc Calcitonin như thế nào các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý cũng như khả năng điều trị bệnh. Những đối tượng điều trị lượng canxi cao, khi đó liều lượng thuốc dùng cũng được dựa vào cân nặng. Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến cáo nên dùng thuốc Calcitonin ở liều thuốc thấp có ghi nhận hiệu quả và dùng thuốc trong thời gian ngắn có thể điều trị tình trạng bệnh. Những trường hợp điều trị bệnh với thuốc Calcitonin trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tốt nhất, mọi người nên trao đổi kỹ với các bác sĩ về những tác dụng cũng như những nguy cơ mắc phải trước khi có ý định dùng thuốc trong thời gian dài.

Trước mỗi liều thuốc Calcitonin tiêm, mọi người cần phải kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm một cách trực quan về màu sắc cũng như dung dịch. Trường hợp nếu thuốc bị đổi màu, bị vón cục khi đó mọi người không được dùng thuốc nữa. Bên cạnh đó, cần phải sát trùng chỗ tiêm bằng cồn trước khi tiêm. Đặc biệt, cần phải thay đổi vị trí tiêm mỗi lần, tốt nhất tránh những khu vực dưới da/ ở những cơ bắp.

Hãy dùng thuốc Calcitonin thường xuyên để có thể phát huy được những tác dụng, sớm điều trị bệnh lý dứt điểm. Đồng thời, mọi người phải dùng thuốc cùng một thời điểm trong ngày. Khi có những tình trạng bất ổn mọi người nên sớm quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể hơn.

Tìm hiểu những tác dụng phụ của thuốc Calcitonin

Trong thời gian dùng thuốc có thể bị đau xương trong vài tháng đầu điều trị Calcitonin. Tuy nhiên, đây không phải là những là những dấu hiệu cho thấy thuốc không có dấu hiệu. Hãy đến ngay bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất khi trong thời gian dùng thuốc Calcitonin gặp phải những tác dụng phụ như: bị dị ứng, phát ban, khó thở hay bị sưng môi/ mặt/ lưỡi/ họng,...

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Calcitonin an toàn cho sức khỏe 2
Tìm hiểu những tác dụng phụ của thuốc Calcitonin

Ngoài ra hãy quay lại gặp bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc gặp phải những tác dụng nghiêm trọng như:

- Bị mê sảng hay có thể bị ngất xỉu.

- Người điều trị bằng thuốc Calcitonin có thể bị cứng cơ.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn gồm có:

+ Bị nóng, đỏ hay có thể bị ngứa ran dưới da.

+ Gây cảm giác buồn nôn.

+ Chán ăn và bị đau dạ dày.

+ Bị nổi phát ban hay có thể bị ngứa da.

+ Đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là trong thời gian vào ban đêm.

+ Bị đau mắt.

+ Bị sưng ở bàn chân.

+ Một số trường hợp bị sưng hay có thể bị kích ứng ở vùng da tiêm.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ đề cập ở trên. Bởi vậy, tốt nhất trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc hay có những dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe mọi người hãy quay trở lại trao đổi kỹ với các bác sĩ.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Calcitonin

Trước khi dùng thuốc Calcitonin mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Hãy nói cho các bác sĩ được biết rõ nếu các bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Mọi người có thể tham khảo thành phần của thuốc ở trên bao bì.

Hãy báo cáo với các bác sĩ được biết nếu các bạn đang dùng thuốc khác, thực phẩm chức năng hay những loại Vitamin.

Phụ nữ đang cho con bú hay trong thời gian mang thai cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi dùng thuốc Calcitonin. Vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được mức độ rủi ro đối với đối tượng này khi dùng thuốc. Tốt nhất mọi người hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ về việc có thể dùng thuốc điều trị bệnh hay không.

Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)