Kiến thức y dược

Thứ tư: 08/01/2020 lúc 14:48
Nhâm PT

Hepasel là thuốc gì? Cách dùng thuốc như thế nào?

Hepasel là thuốc gì? Cách dùng thuốc như thế nào? những thông tin này được khá nhiều người quan tâm tới khi có nhu cầu sử dụng thuốc điều trị. Các chuyên gia y dược tại Cao đẳng Y Dược Nha Trang sẽ thông tin đến các bạn để giúp bạn dùng đúng cách, an toàn. Mời độc giả cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Thuốc Hepasel thông thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng viêm gan hỗ trợ do virus/ hóa chất, cơ thể mệt mỏi, viêm gan do thuốc/ rượu, xơ gan, tình trạng chán ăn, gan nhiễm mỡ.

Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa

Dạng bào chế: Viên nang

Viên nang 7,5 mg: Hộp 90 viên; 900 viên.

Thành phần:

Mỗi 1 viên nang: Biphenyl-dimethyl-dicarboxylate 7,5mg, mỗi vi nang chứa 1.5 mg hoạt chất. Các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

Công dụng của thuốc Hepasel

Thuốc Hepasel là loại thuốc có thành phần Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate, Hepasel là loại thuốc được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Trường hợp bị viêm gan do rượu.
  • Mắc gan nhiễm mỡ.
  • chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan do virus cấp và mãn tính, virus viêm gan B
  • Có các rối loạn về chức năng gan
  • Bị viêm gan do sử dụng thuốc sai cách như kháng sinh, chống lao, chống nấm, chống ung thư gây hại cho gan.
  • Chỉ định sử dụng trong các trường hợp các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, chán ăn.

Ngoài ra thuốc Hepasel còn có các tác dụng khác sẽ có được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp cụ thể mà không được liệt kê đầy đủ ở đây. Nếu người bệnh còn vấn đề gì thắc mắc hãy hỏi ý kiến của dược sĩ và bác sĩ để được giải đáp và tư vấn

Thuốc Hepasel được chỉ định điều trị tình trạng viêm gan

Thuốc Hepasel được chỉ định điều trị tình trạng viêm gan

Chỉ định:

- Chỉ định sử dụng cho người bị viêm gan do rượu.

- Chỉ định sử dụng cho người bị gan nhiễm mỡ.

- Hepasel chỉ định sử dụng cho người bị viêm gan do virus cấp và mạn tính, bao gồm cả virus viêm gan B.

- Hepasel chỉ định sử dụng cho người bị viêm gan do thuốc sulfamid, chống lao, kháng sinh, chống nấm, chống ung thư

- Người bị rối loạn chức năng gan có các triệu chứng như bị mệt mỏi, khó ở, chán ăn

Chống chỉ định:

Thuốc Hepasel chống chỉ định đối với những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc.

Liều lượng - Cách dùng

Liều dùng thuốc Hepasel

Hepasel liều dùng điều trị bệnh đối với mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe bệnh lý của mỗi người thì khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định các liều dùng thuốc tương ứng.

Liều dùng thuốc Hepasel như thế nào mọi người cần phải trao đổi kỹ lưỡng lại với các bác sĩ/ dược sĩ để làm tiền đề cho việc dùng đúng cách, an toàn. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định vì sẽ dẫn tới quá liều.

Liều dùng tương ứng của thuốc điều trị bệnh Hepasel dành cho người lớn

Liều lượng khi dùng cho người lớn trong trường hợp điều trị những bệnh lý về gan:

Dùng theo sự chỉ định của bác sĩ, sử dụng 1 – 2 viên/ lần/ ngày nên dùng sau bữa ăn và chia đều thành 3 lần uống.

Liều lượng thông thường của thuốc Hepasel dành cho trẻ em:

Đối với trẻ trên 12 tuổi: liều lượng Hepasel sử dụng tương đương như với liều dùng của người lớn.

Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Hepasel sử dụng theo đường uống và sau bữa ăn và nên dùng từ 2 – 3 viên/ ngày

Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Hepasel sử dụng theo đường uống và sau bữa ăn, 1 – 2 viên/ ngày.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: trước khi sử dụng thuốc Hepasel nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế có năng lực chuyên môn. Trong quá trình dùng thuốc Hepasel điều trị cho trẻ cần có sự theo dõi sát của người lớn và tuân theo các chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ sử dụng Hepasel.

Hướng dẫn sử dụng Hepasel

Thuốc Hepasel sẽ được sử dụng theo đường uống vì là dạng viên nén, viên nang. Nên uống thuốc Hepasel với nước lọc, nên sử dụng thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày trong các trường hợp người bệnh có các vấn đề về tiêu hóa. Không được dùng theo đường khác để đưa vào trong cơ thể nếu chưa được chỉ định.

Trước khi dùng thuốc luôn luôn đọc kỹ những yêu cầu trên nhãn dán về cách sử dụng thuốc hoặc làm theo những hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc Hepasel điều trị chủ yếu về các bệnh về gan và thường có tác dụng chậm vì thế mà người dùng không nên bỏ ngang giữa chừng mà cần kiên trì điều trị. Nếu dùng thời gian dài mà thuốc Hepasel không cải thiện được tình trạng sức khỏe thì bạn nên thông báo cho dược sĩ và bác sĩ biết để có những thay đổi cho phù hợp để điều trị bệnh.

Thuốc Hepasel sẽ được sử dụng theo đường uống

Thuốc Hepasel sẽ được sử dụng theo đường uống

Tác dụng phụ của thuốc Hepasel

Trong quá trình sử dụng thuôc Hepasel người bệnh có khả năng sẽ gặp phải một số các tác dụng phụ như:

  • Bị vàng da Amaurosis, tình trạng này có thể bị biến mất khi ngừng dùng thuốc
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra dị ứng ở trên bề mặt da
  • Cũng có thể xuất hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy đầy bụng
  • Nổi phát ban nhưng không quá nghiêm trọng.
  • Ít khi xảy ra những tác dụng phụ như bị nổi phát hay buồn nôn

Mọi người tốt nhất hãy nên dùng thuốc Hepasel theo đúng chỉ định của bác sĩ, thuốc Hepasel là loại thuốc có khả năng dung nạp khá tốt nên khả năng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng là rất ít và thường các triệu chứng khó chịu sẽ tự biến mất nếu ngừng sử dụng thuốc, triệu chứng này sẽ biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá chủ quan mà nên thường xuyên theo dõi cơ thể để nếu như có các dấu hiệu nghiêm trọng thì nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để kịp thời xử lý.

Tương tác thuốc

Thuốc Hepasel theo nghiên cứu thì có khả năng tương tác với những loại thuốc mà bạn đang sử dụng và làm gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả thuốc. Nhằm giảm thiểu được những tác dụng khi dùng thuốc Hepasel và tránh được những khả năng bị tương tác thuốc mọi người hãy liệt kê danh sách tất cả những loại thuốc bạn đang dùng kể cả những loại thuốc không được kê đơn hoặc thuốc được kê đơn để bác sĩ xem xét.

Bên cạnh đó các bạn không được tự ý điều chỉnh liều lượng, ngừng dùng thuốc Hepasel  khi chưa được các bác sĩ cho phép

Mọi người cần phải lưu ý thuốc Hepasel có khả năng tương tác với dầu tỏi vì vậy để tránh không làm ảnh hưởng đến sức khỏe không nên dùng dầu tỏi.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc nên bạn cần báo cho những người năng lực chuyên môn biết những vấn đề về sức khỏe của mình để theo dõi thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc khác cho phù hợp. Theo đó, tình trạng sức khỏe có thể càng một xấu đi hay thay đổi về quá trình hoạt động của thuốc Hepasel.

Ngoài ra, thuốc Hepasel cũng có nghiên cứu có khả năng tương tác với những loại thực phẩm khác như phẩm khác hay với bia/ rượu, thuốc lá… bằng cách thay đổi hoạt động của thuốc hay gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hepasel

Trong thời gian đầu sử dụng thuốc Hepasel, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây khi dùng thuốc:

  • Thận trọng khi dùng cho những người bị viêm gan mãn tính/ xơ gan, những người bị viêm gan khi đó cần phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc Hepasel.
  • Thuốc Hepasel chống chỉ định đối với những người bệnh quá mẫn cảm với với thuốc Hepasel, hay bất kỳ thành phần nào của thuốc điều trị bệnh khác.
  • Trao đổi với các bác sĩ nếu bạn đang dùng những loại thuốc được kê đơn/ không được kê đơn Vitamin/ khoáng chất, thảo dược, thực phẩm chức năng để các bác sĩ xem xét và chỉ định liều dùng cho phù hợp
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Hepasel cho những người lớn tuổi vì người lớn tuổi sẽ dung nạp thuốc kém hơn so với người bình thường và họ cũng thường nhạy cảm hơn
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các trường hợp dị ứng hoặc quá mẫn cảm
  • Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Hepasel cho những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính, xơ gan
  • Nếu bạn đang trong thời gian mang thai/ cho con bú thì cần trao đổi với bác sĩ xem việc nên/ không nên dùng thuốc Hepasel để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ những bệnh nhân bị viêm gan cần được giám sát, theo dõi chặt chẽ

Hướng dẫn về cách bảo quản thuốc Hepasel an toàn

Mọi người nên bảo quản thuốc Hepasel ở nhiệt độ phòng bình thường là thích hợp nhất, không bảo quản thuốc Hepasel ở nhiệt độ ẩm ướt hay những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Mọi người có thể đọc cách bảo quản thuốc ở trên nhãn thuốc hoặc trao đổi với dược sĩ để biết về phương pháp bảo quản thuốc. Nếu thuốc đã hỏng và muốn tiêu hủy mọi người nên bỏ thuốc đúng quy định không làm gây ô nhiễm môi trường, không nên để thuốc Hepasel xuống toilet hay ở ống dẫn nước.

Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến thuốc Hepasel và tác dụng của thuốc Hepasel trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không có giá trị thay thế đơn thuốc và không thể dùng để thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ về liều dùng. Mọi người tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Hepasel về sử dụng mà chưa có chỉ định của các chuyên gia y tế.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)