Kiến thức y dược
Flixotide® là thuốc gì? Sử dụng như thế nào cho an toàn?
Flixotide® là thuốc gì? Được sử dụng như thế nào cho an toàn? Trước khi dùng thuốc mọi người nên cân nhắc kỹ thông tin và tìm hiểu đầy đủ trước khi dùng để sớm điều trị bệnh dứt điểm.
Thông tin về thuốc Flixotide
Dạng bào chế và thành phần:
Thuốc Flixotide dạng dung dịch xịt bao gồm các dạng có sẵn:
Flixotide 50 microgam Evohaler
Flixotide 250 microgam Evohaler
Thuốc Flixotide dạng bột khô hít bao gồm các dạng:
Flixotide 50 microgam Accuhaler
Flixotide 100 microgam Accuhaler
Flixotide 250 microgam Accuhaler
Flixotide 500 microgam Accuhaler
Thuốc Flixotide dạng dung dịch khí dung bao gồm:
Flixotide Nebules 0.5mg/2ml
Thành phần Mỗi 1 liều: Fluticasone propionate 25mg; 50 mg; 125mg; 250mg.
Tác dụng của thuốc Flixotide®
Flixotide® là thuốc thuộc nhóm Corticosteroid được các bác sĩ chỉ định nhằm ngừa đợt cấp đối với bệnh hen suyễn, điều trị tình trạng sưng hay tình trạng kích ứng ở phổi.
Flixotide® là thuốc có chứa hoạt chất Fluticasone Propionate, muốn có hiệu quả mọi người cần dùng thuốc thường xuyên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chỉ định
Người lớn dùng để điều trị dự phòng trong các trường hợp:
- Hen phế quản nhẹ
- Điều trị dự phòng trong hen phế quản vừa
- Bệnh nhân bị hen phế quản không ổn định
- Bệnh nhân bị hen phế quản không ổn định
- Hen phế quản nặng
- Bệnh nhân bị hen phế quản nặng mãn tính.
Trẻ em dùng để điều trị dự phòng trong bất kỳ các trường hợp trẻ em nào cần dùng thuốc hen phế quản dự phòng
Flixotide® là thuốc bác sĩ chỉ định nhằm ngừa đợt cấp đối với bệnh hen suyễn
Chống chỉ định
Thuốc Flixotide chống chỉ định đối với những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cách sử dụng thuốc Flixotide
Người bệnh nên sử dụng thuốc Flixotide theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên ngừng thuôc đột ngột vì có thể khiến tình trạng hen suyễn của bạn quay lại nhanh chóng
- Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc in trên bao bì sản phẩm.
- Tuyệt đối không nên tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa có chỉ định
- Nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân thấy việc điều trị cùng với thuốc giãn phế quản tác dụng trở nên kém hiệu quả
- Sử dụng ống xịt đúng cách để có tác dụng.
-Trước khi dùng thuốc người dùng nên thở càng chậm càng tốt
-Tháo nắp ống ngậm và kiểm tra bình xịt cả bên trong và bên ngoài xem có gì bất thường hay không, lắc đều bình xịt để thuốc trong lọ được trộn đều.
- Giữ bình xịt thẳng đứng và xịt sau đó thở ra hết cỡ đến chừng nào cảm thấy dễ chịu
-Sau khi sử dụng thuốc này bạn cần phải súc miệng và vệ sinh miệng sạch sẽ
-Luôn nhớ đậy nắp ống ngậm khi không còn sử dụng nữa để tránh các bụi bẩn
- Nếu bạn chưa rõ cách sử dụng của thuốc Flixotide có thể hỏi bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn chi tiết.
-Sau mỗi lần sử dụng thuốc Flixotide, bạn nên đánh răng để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng nấm trong miệng.
Liều lượng của thuốc Flixotide
Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh hen suyễn của bạn là nặng hay nhẹ.
Liều lượng thuốc Flixotide thông thường cho người lớn và trẻ em trên 16 tuổi bị hen suyễn nhẹ:
Liều khởi đầu 100mg 2 lần/ngày.
Liều lượng thuốc Flixotide thông thường cho người lớn và trẻ em trên 16 tuổi bị hen suyễn vừa hoặc nặng:
Liều khởi đầu 250- 500mg 2 lần/ngày và có thể sẽ được bác sĩ tăng liều lên cho đến khi kiểm soát được các triệu chứng.
Liều lượng thuốc Flixotide thông thường cho trẻ em
Liều cho trẻ em 4 tuổi trở lên khởi đầu nên dùng 50-100mg 2 lần/ngày.
Liều tối đa: bạn nên cho trẻ dùng từ 200mg 2 lần/ngày
Liều dùng thuốc Flixotide thông thường đối với Flixotide Nebules:
+ Người lớn:
Đối với người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi: nên dùng 500-2000mg 2 lần/ngày.
+ Trẻ em:
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 4-16 tuổi: bạn nên sử dụng 1000mg 2 lần/ngày
Những thận trọng khi sử dụng thuốc thuốc Flixotide
- Nên kiểm tra lưu lượng đỉnh ký hàng ngày ở những bệnh nhân được xem là có nguy cơ bị hen suyễn
- Nên kiểm soát và theo chương trình điều trị kiểm soát hen phế quản của bệnh nhân bằng các xét nghiệm chức năng phổi.
- Nên được kiểm soát trên lâm sàng hen phế quản
- Flixotide Inhaler và Accuhaler không dùng cho cơn hen phế quản cấp mà thường dùng để kiểm soát thường quy dài hạn nên bạn cần chú ý
- Trong những trường hợp cần thiết bạn nên đánh giá lại các phác đồ điều trị
- Nếu giảm cơn hen phế quản đột ngột có thể làm đe dạo đến tính mạng nên cần cân nhắc kỹ việc sử dụng tăng liều corticosteroid.
- Người dùng cần kiểm tra kỹ các cách sử dụng ống xịt của mình để đảm bảo được sự đồng bộ giữa nhát xịt với động tác hít sâu vào để đạt được hiệu quả một cách tối ưu
- Bệnh nhân nên dùng đến thuốc giãn phế quản theo đường hít tác động nhanh để giảm đi triệu chứng hen phế quản cấp tính
- Lưu ý một vài ảnh hưởng toàn thân có thể xuất hiện khi bệnh nhân điều trị kéo dài với liều hàng ngày nhưng chỉ xuất hiện với một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân người lớn.
- Bệnh nhân dùng theo đường xịt vẫn có nguy cơ bị suy giảm dự trữ thượng thận trong một thời gian điều trị đáng kể
- Đối với những bệnh nhân được cấp cứu nội khoa hay là cấp cứu ngoại khoa trước đây cần phải điều trị bằng liều cao các steroid xịt vẫn có nguy cơ suy dự trữ thượng thận khi chuyển sang fluticasone propionate hít. Mức độ suy giảm như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh đòi hỏi có ý kiến của các chuyên gia khi chọn biện pháp điều trị. Cần lưu ý đến khả năng giảm đáp ứng thượng thận còn tồn tại cũ trong các trường hợp cấp cứu
- Đối với trẻ em nên dùng liều khuyến cáo fluticasone propionate hít. Hiện chưa quan sát được các tác dụng ngoài ý muốn toàn thân và nhất là không làm giảm đi sự phát triển ở các trẻ em khi dùng fluticasone propionate hít. Tuy nhiên bạn không nên xem nhẹ các ảnh hưởng này vì có thể đã dược điều trị trước đó hoặc là điều trị ngắt quãng với corticoid đường uống
- Bạn nên nhớ rằng khi dùng fluticasone propionate hít sẽ có thể làm giảm tới mức tối thiểu các nhu cầu steroid uống.
- Với các bệnh nhân chuyển sử dụng dụng corticosteroid uống sang Flixotide đường hít thì bệnh nhân dễ bị lệ thuộc steroid uống sang Flixotide Inhaler
Tác dụng phụ Flixotide
Khi sử dụng Flixotide có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
+ Tác dụng phụ phổ biến
Khàn giọng
Bầm tím
Nhiễm nấm miệng và cổ họng
+ Tác dụng phụ ít phổ biến:
Hội chứng cushing
Đục thủy tinh thể
Loãng xương
Giọng thay đổi, khàn hơn bình thường.
Có các triệu chứng của loãng xương.
Hội chứng cushing.
Tăng nhãn áp
Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi
Cổ họng và miệng có thể bị nhiễm nấm.
Ảnh hưởng đến thị giác
Chậm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên
Theo giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp