Kiến thức y dược

Thứ bảy: 02/03/2019 lúc 17:50
Nhâm PT

Dùng thuốc Loperamid để trị tiêu chảy thế nào cho đúng?

Loperamid một thuốc điển hình có tác dụng cầm tiêu chảy đột ngột, tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng ỉa chảy mạn tính. Vậy dùng thuốc Loperamid để trị tiêu chảy thế nào mới đúng? Hãy cùng khám phá những điều nên biết về thuốc Loperamid  trong bài viết nhé.

Tác dụng của thuôc Loperamid

Loperamid là một thuốc trị ỉa chảy có tênquốc tế là hydrochloride, dạng thuốc viên nang, viên nén, dưới dạng hydroclorid: 2 mg. Dung dịch uống dạng hydroclorid: 1 mg/5 ml (60 ml, 90 ml, 120 ml). Loperamid thường được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, dùng để uống, với hàm lượng Loperamid trong mỗi viên là 2mg.

 Tác dụng của thuốc Loperamid là trị ỉa chảy cấp và mãn tính

Tác dụng của thuốc Loperamid là trị ỉa chảy cấp và mãn tính

Loperamid là một thuốc trị ỉa chảy là một dạng opiat tổng hợp mà ở liều bình thường có rất ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Loperamid là một dẫn xuất tổng hợp của piperidin, chất đồng vận của opioit lên hệ thống thần kinh của ruột. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, và tăng trương lực cơ thắt hậu môn.Với cơ chế này, loperamid là thuốc có tác dụng ức chế cơ dọc của thành ruột nên làm giảm nhu động ruột. Do đó mà người bệnh giảm số lần đi ngoài, giảm lượng nước trong phân.

Loperamid dùng để điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp không có biến chứng hay tiêu chảy mạn tính do bệnh viêm ruột. Đồng thời thuốc cũng làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, đại tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do thuốc men và rối loạn đường ruột...

Liều lượng và cách dùng thuốc Loperamid

Liều dùng cho người lớn bị tiêu chảy cấp

Liều đầu: 4mg (2 viên), sau đó uống 2mg (1 viên) sau mỗi lần đi tiêu lỏng, tối đa trong 5 ngày.

Liều thông thường: 3–4 viên/ngày. Liều tối đa: 8 viên/ngày.

Liều dùng cho người lớn bị tiêu chảy mạn

Liều đầu: 4mg (2 viên). Tiếp theo, bạn uống 2mg (1 viên) sau mỗi lần đi cho đến khi cầm tiêu chảy. Sau đó, bạn có thể giảm liều.

Liều duy trì: 2–4 viên/ngày, có thể chia thành liều nhỏ (uống 2 lần/ngày).

Liều dùng thuốc Loperamid cho trẻ em

Thuốc Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em em dưới 6 tuổi thường xuyên trong khi điều trị bị tiêu chảy cấp:

Trẻ từ 6–12 tuổi: uống 0,08–0,24mg/kg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 liều.

Bảng tham khảo về liều điều trị cho trẻ em theo độ tuổi và cân nặng:

Tuổi (Cân nặng)

Liều lượng (24 giờ đầu)

6–8 tuổi (20–30kg)

2mg x 2 lần/ngày

8–12 tuổi (> 30kg)

2mg x 3 lần/ngày

Chỉ định

Mẫn cảm với loperamid.

Khi cần tránh ức chế nhu động ruột.

Khi có tổn thương gan.

Khi có viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc).

Hội chứng lỵ.

Bụng trướng, trướng bụng là do nhu động ruột giảm, thức ăn chậm lưu thông. Khi quá mức thì trướng bụng có thể gia tăng làm tắc ruột do liệt ruột. Mặc dù tác hại này là hãn hữu nhưng cũng cần thận trọng với trẻ em và người già.

Thuốc loperamid không được dùng trong điều trị ỉa chảy cho trẻ nhỏ

Thuốc loperamid không được dùng trong điều trị ỉa chảy cho trẻ nhỏ

Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng cho phụ nữ có thai. Có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.

Thuốc Loperamid chỉ được chỉ định đứng hàng thứ 2 để điều trị triệu chứng ỉa chảy cấp không có biến chứng ở người lớn hoặc làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng. Loperamid được coi là 1 thuốc để thay thế liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.

Tác dụng phụ loperamid

Khi dùng loperamid  có thể gây cho bạn bị táo bón, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, trướng bụng, khô miệng, nôn, tắc ruột do liệt, dị ứng. Các tác dụng phụ phổ biến là:

  • Đau bụng hoặc đầy hơi;
  • Tiêu chảy xấu đi ra nước hoặc có máu;
  • Sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, kèm theo phát ban da đỏ hoặc tím, lan rộng gây ra phồng rộp và tróc da.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm các triệu chứng như:

  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi;
  • Táo bón;
  • Đau bụng nhẹ;
  • Phát ban da hoặc ngứa nhẹ.

Đã có những báo cáo cho thấy, tình trạng hoại tử niêm mạc ruột do thuốc khi điều trị loperamid ở trẻ em. Những đối tượng này đã bị liệt ruột do dùng thuốc liều lượng quá cao.  Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là phản ứng ở đường tiêu hóa.

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy loperamid vừa có lợi nhưng cũng có tác hại. Nếu bạn sử dụng thuốc này quá sớm thì mầm bệnh sẽ tích tụ lại và dùng quá muộn thì hậu quả đã xảy ra. Vì vậy mà tốt nhất là bạn nên dùng thuốc loperamid  khi xác định được mầm bệnh gây ngộ độc đã được thải bỏ gần hết.

Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)