Kiến thức y dược
Dùng thuốc Cefpodoxim như thế nào an toàn?
Cefpodoxim thường được điều trị bệnh lý gì? Dùng thuốc như thế nào là an toàn nhất? Để hiểu hơn thông tin về thuốc dùng này mọi người cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Tác dụng của thuốc Cefpodoxim như thế nào?
Cefpodoxim là bệnh được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Cefpodoxim thuốc vào nhóm Cephalosporin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn có hại.
Thuốc kháng sinh Cefpodoxim được chỉ định điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc không có hiệu quả đối với những bệnh nhiễm trùng do virus như bệnh cảm cúm hay bệnh cảm thông thường. Bên cạnh đó, những trường hợp lạn dụng thuốc kháng sinh cũng có khả năng làm suy giảm hiệu quả của thuốc.
Dùng thuốc Cefpodoxim như thế nào an toàn?
Đối với thuốc Cefpodoxim dùng bằng đường ống sẽ dùng sau mỗi 12h và theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều dùng. Nếu bạn dùng thuốc ở dạng nén có thể dùng kèm với thức ăn nhằm tăng cường được sự hấp thu của thuốc trong cơ thể.
Trước khi kê đơn thuốc dùng các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe, đáp ứng được quá trình điều trị. Đối với trẻ em liều dùng thuốc sẽ dựa vào cân nặng.
Kháng sinh hoạt động hiệu quả nhất khi liều dùng thuốc được duy trì ở mức độ ổn định. Vì vậy, hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian bằng nhau. Hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian bằng nhau.
Dùng hết liều thuốc được các bác sĩ chỉ định, cho dù khi những triệu chứng bệnh đã biến mất sau vài ngày dùng thuốc. Ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ khiến bệnh bị tái phát nhiễm trùng. Hãy nói cho các bác sĩ được biết về tình trạng bệnh lý khi trở nên nặng hay dùng thuốc được một thời gian nhưng không mang lại kết quả như mong đợi.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefpodoxim như thế nào?
Khi dùng thuốc nếu xảy ra những tác dụng phụ như: bị nổi phát ban, khó thở hay bị sưng môi/ lưỡi/ cổ họng mọi người hãy quay trở lại bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Hãy nói cho các bác sĩ biết rõ khi dùng thuốc Cefpodoxim mọi người gặp phải những tác dụng phụ như:
- Cơ thể bị sốt, ớn lạnh hay có thể hay đau nhức cơ thể và kèm theo những triệu chứng cảm cúm.
- Bị tiêu chảy/ đi đại tiện ra máu.
- Cơ thể thâm tím hay có thể bị chảy máu bất thường.
- Nhịp tim đập nhanh hay đập mạnh hơn so với mức bình thường.
- Cảm giác như bị bất tỉnh.
- Cơ thể có thể bị co giật.
- Bị vàng da/ da xanh tái. Nước tiểu sẫm màu, bị sốt hay có thể bị lú lẫn/ suy nhược cơ thể.
- Sốt; đau vùng họng và kèm thêm những triệu chứng rộp da ở mức độ nặng, nổi phát ban ở da.
- Cơ thể bị sưng phù và tăng cân không kiểm soát.
- Khát nước nhiều hơn so với mức bình thường. Kèm theo cảm giác chán ăn. Tiểu tiện ít/ không có cảm giác buồn tiểu tiện.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Cefpodoxim cụ thể như:
- Bị cứng hay có thể bị co cơ;
- Cảm giác buồn nôn, đau bụng hay tiêu chảy ở mức độ nhẹ, bị táo bón;
- Bị đau lưng/ đau cơ;
- Bị đau đầu và cảm giác mệt mỏi;
- Luôn trong cảm giác lo sợ và cảm giác thao thức/ quá hiếu động;
- Tê cóng/ cảm giác bị ngứa ran, da nóng ấm/ bị mẫn đỏ ở dưới da;
- Xuất hiện những giấc mơ lạ, ác mộng;
- Bị nghẹt mũi;
- Cơ thể bị choáng váng hay có thể rơi vào cảm giác quay cuồng;
- Xuất hiện những đốm trắng, bị lở loét ở phần trong miệng/ ở môi;
- Cơ thể bị ngứa nhẹ/ phát ban da;
- Nổi phát ban đỏ hăm tã đối với trẻ sơ sinh khi dùng thuốc Cefpodoxim ở dạng nước;
- Bị ngứa hay có thể tiết ra những dịch ở âm đạo;
Trên đây là một trong những tác dụng phụ cơ bản nhất trong thời gian dùng thuốc Cefpodoxim. Bên cạnh đó, những tác dụng phụ khác không được đề cập cụ thể tại đây. Tốt nhất khi dùng thuốc Cefpodoxim nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay gặp phải những triệu chứng xấu đối với sức khỏe hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Cefpodoxim
Trước khi dùng thuốc Cefpodoxim mọi người cần phải nói rõ cho các bác sĩ được biết nếu:
- Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc như: cefadroxil; cefpodoxime; cefmetazole; cefoxitin; ceftizoxime; cephalexin; cefprozil; eftibuten; cefotaxime; cefixime; cefdinir; cefoperazone; cephradine; loracarbef,... hay bất kỳ thành phần của loại thuốc nào.
- Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang mắc bệnh viêm đường ruột hay bị bệnh thận.
- Những đối tượng đang dùng những loại thuốc thực phẩm chức năng, những loại Vitamin, thảo dược,... cũng cần phải báo cho các bác sĩ được biết được để xem xét.
- Phụ nữ có ý định mang thai/ đang mang thai hay cho con bú cần phải báo cáo cụ thể cho các bác sĩ được biết rõ.
Mọi người hãy bảo quản thuốc Cefpodoxim ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Không để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời hay ở nơi ẩm ướt, khi đó sẽ làm mất những tác dụng phụ của thuốc. Hãy trao đổi với các bác sĩ khi bạn hiểu về cách dùng hay bảo quản thuốc.
Những thông tin về thuốc Cefpodoxim chỉ mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Vì vậy, tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều dùng và như cách dùng.
Khoa Cao đẳng Y Dược Nha Trang tổng hợp!