Kiến thức y dược

Thứ ba: 11/06/2019 lúc 08:30
Nhâm PT

Dùng thuốc BruFen dùng để hạ sốt có an toàn không?

Thuốc Brufen có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng sốt cao nhất là trẻ, ngoài ra còn dùng để điều trị bệnh đau đầu, đau nhức răng, viêm khớp hay đau nhức cơ bắp. Vậy dùng thuốc BruFen dùng để hạ sốt có an toàn không?.

Việc sử dụng thuốc BruFen hay bất kỳ loại thuốc nào có hiệu quả ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là sử dụng nó có đúng cách và liều lượng có hợp lý hay không.

Thành phần thuốc BruFen

Thuốc Brufen có cấu tạo thành phần cơ bản như sau :

Ibuprofen: 100mg/5ml.

Tá dược: vừa đủ.
Hỗn dịch uống 100 mg/5 mL. 60 mL x 1s.

Thuốc Brufen có tác dụng như thế nào?

Siro ho Brufen được chỉ định trong các trường hợp như:

Điều trị hạ sốt ở trẻ em.

Giảm đau trong các trường hợp: điều trị các triệu chứng đau đầu bất thường, đau đầu do cảm lạnh, sốt cao, đau răng hoặc đau do nhổ răng, đau xương và khớp do thấp, đau do bong gân, đau bụng kinh, đau khi trời trở gió, các chứng viêm mãn tính. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác.

Thuốc Brufen có tác dụng hạ sốt

Thuốc Brufen có tác dụng hạ sốt

Brufen là loại thuốc kháng sinh được hoạt động nhằm ngăn ngừa lại quá trình sản xuất những chất tự nhiên gây ra viêm, làm giảm sưng, đau hay những khi cơ thể trẻ em bị sốt. Sử dụng thuốc Siro ho Brufen được nhận định là an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ nhưng cần sử dụng đúng liều lượng quy định.

Cách dùng thuốc Brufen như thế nào?

Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng:

- Dùng thuốc Brufen bằng đường uống, nên uống nguyên viên, không nhai hoặc nghiền nát sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

- Bệnh nhân bị ho hoặc đau không được uống với liều ít hơn hoặc cao hơn chỉ định của bác sĩ, nên sử dụng thuốc sau bữa ăn no, không dùng thức ăn và đồ uống không có vị chua.

-  Nếu quên liều thì nên uống ngay nếu nhớ ra, nếu đến cận kề giờ uống tiếp theo thì có thể bỏ qua liều uống đó không được uống 2 liều cùng lúc để bù liều đã quên.

-  Nếu vô tình dùng quá liều thì cần gây nôn ra hoặc đi khám kịp thời, trong thời gian dùng thuốc nếu chưa hiểu thì phải hỏi ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ.

- Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng, dung dịch ibuprofen có thể gây ra cảm giác bị nóng rát ở vùng cổ họng trong vài phút.

Liều dùng:

Liều dùng còn tùy vào trọng lượng cơ thể và độ tuổi mà điều chỉnh cho mỗi bệnh nhân. Chú ý không nên dùng quá 400mg ibuprofen/lần.

Liều dùng đối với Người lớn và thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên):

Dùng giảm đau: 200 - 400mg (10 - 20mL)/lần, dùng 3-4 lần/ngày, liều dùng không nên vượt quá 1200mg ibuprofen trong khoảng thời gian 24 giờ, thời gian giữa các liều ít nhất là 4 giờ. Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng thêm nên hỏi ý kiến bác sĩ.

+ Đối với người bị đau bụng kinh: Nên uống thuốc 200 - 400mg và uống 4 - 6 giờ.

+ Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp: liều dùng khởi đầu 400 - 800mg và dùng cách nhau từ 6 - 8h.

+ Người bị bệnh đau nhức đầu: sử dụng liều uống thuốc Brufen 600mg trong lần đầu tiên

Liều dùng đối với Trẻ em: Liều hàng ngày là 20 - 30mg/kg tùy thể trọng, chia làm nhiều lần cụ thể từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi (cân nặng từ 5 - 7kg): dùng 2.5ml(50mg)/lần, dùng 2-3 lần/ngày, tối đa là 150mg.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi (cân nặng từ 7 - 10kg): nên dùng 2.5ml(50mg)/lần, 3 lần/ngày và dùng tối đa 150mg.
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi (cân nặng từ khoảng 10 - 14,5kg) nên dùng 2.5ml(50mg)/lần, chia làm 3-4 lần/ngày, nên dùng tối đa 200mg.
  • Trẻ từ 3 - 7 tuổi (cân nặng từ khoảng 14.5 - 25kg): dùng 5ml(100mg)/lần, 3-4 lần/ngày. Sử dụng được liều tối đa 400mg.
  • Trẻ từ 8 - 12 tuổi (cân nặng từ khoảng 25 - 40kg): Liều dùng 10ml(200mg)/lần, chia thành nhiều lần trong ngày, dùng tối đa là 800mg.
  • Đối với trẻ em từ 3 - 5 tháng tuổi, cần tham vấn kỹ hơn xem có nên dùng hay không


Không dùng thuốc Brufen cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ em cân nặng dưới 5kg

Không dùng thuốc Brufen cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ em cân nặng dưới 5kg

Chống chỉ định

Những đối tượng bệnh nhân sau cần thận trọng khi dùng thuốc Brufen:

  • Người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc Brufen
  • Những người mắc các bệnh về tiêu hóa, bị viêm loét đường tiêu hóa hoặc chảy máu dạ dày ruột tái diễn.
  • Người bị suy tim, suy gan, suy thận cấp độ nặng (tốc độ lọc cầu thận dưới 30mL/phút), bệnh nhân có chứng rối loạn chức năng thận, bị tăng huyết áp, rối loạn đông máu, hen, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Đối tượng có tiền sử phản ứng quá mẫn, bị bệnh hen suyễn, sưng hạch bạch huyết, mề đay, bị dị ứng khi dùng Aspirin/NSAID khác
  • Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cho con bú
  • Bệnh nhân trong tình trạng hay bị chảy máu hoặc tăng xu hướng chảy máu hoặc thủng dạ dày ruột.
  • Bệnh nhân mất nước nặng do bị nôn, tiêu chảy hoặc bù nước không đủ vào cơ thể
  • Đối tượng trẻ em dưới 3 tháng tuổi

Vẫn chưa có bất kỳ báo cáo hay tài liệu nào nói về những tác dụng không tốt mà thuốc Brufen gây ra đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú nhưng một số dược sĩ từ Cao đẳng Y Dược Nha Trang khuyến cáo thuốc có thể tăng nguy cơ sảy thai sớm hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con thì bạn cần cân nhắc sử dụng thuốc này, có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ bất lợi khi sử dụng thuốc Brufen

Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng bất lợi phổ biến nhất là với dạ dày ruột, loét hệ thống tiêu hóa, chảy máu hoặc thủng dạ dày ruột, có thể gây tử vong, nhất là ở người già.

Ít gặp trường hợp viêm dạ dày

Hỗn dịch có thể gây ra cảm giác nóng rát thoáng qua ở vùng miệng và cổ họng.

Phản ứng quá mẫn có thể bao gồm các phản ứng dị ứng không đặc hiệu và phản vệ, các rối loạn về da và rối loạn mô dưới da gồm phát ban các loại, ngứa, mề đay, phù bạch huyết, ban đỏ đa dạng và bệnh da bóng nước.

Các phản ứng đường hô hấp bao gồm hen, co thắt phế quản hoặc khó thở

Các phản ứng dạ dày bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, khó tiêu, đau bụng, loét dạ dày, ...

Các tình trạng nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng

Tình trạng viêm do nhiễm trùng tăng viêm mạc hoại tử

Nhiễm trùng da nghiêm trọng và bội nhiễm mô mềm

Rối loạn tim mạch

Việc sử dụng thuốc Brufen đặc biệt là ở liều cao (2400mg hàng ngày) và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ sự cố huyết khối động mạch, huyết khối tim mạch ví dụ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Để lâu bị biến chất thì cần bảo quản thuốc Brufen ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ khoảng từ 25 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh ẩm; không được để trên tủ lạnh hay trong nhà tắm. Nhiều chuyên gia khuyên mỗi gia đình nên sắm một tủ chuyên để đựng các loại thuốc. Tủ này cách mặt đất tầm 1,5m để tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Tương tác thuốc Brufen

Một số loại thuốc không thể dùng chung với thuốc Brufen vì có thể gây ra những phản ứng quá mẫn hoặc phản ứng tương tác ngược làm gia tăng các tác dụng phụ.

Bạn bắt buộc phải kiêng một số loại thực phẩm rượu bia, thuốc lá, các chất có cồn hoặc chất kích thích khác vì có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc Brufen.

Bệnh nhân nên chọn mua thuốc ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng và tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng của thuốc.

Lưu ý những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc không được tự ý áp dụng theo mà cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)