Kiến thức y dược

Thứ tư: 03/04/2019 lúc 18:34
Nhâm PT

Cúm ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?

Cúm là căn bệnh thường gặp ở người lớn và không để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh cúm?

Trẻ dưới 2 tuổi có nhiều khả năng bị cúm vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do nhiều yếu tố xung quanh cũng làm cho trẻ dễ bị mắc cảm cúm, vì thế cha mẹ nên có biện pháp phòng chống theo mùa cho con mình.

Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi ăn do tắc nghẽn và có thể dẫn đến mất nước. Bên cạnh đó, ho có thể gây khó khăn cho trẻ sơ sinh và viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng.

Cảm cúm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?

Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh bao gồm ho, nghẹt mũi, sốt và quấy khóc. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có thể nếu trẻ:

  • Khó cho ăn hoặc không chịu uống, dỗ trẻ ăn uống rất khó trong thời điểm này vì trẻ dễ hờn dỗi do trong người không khỏe
  • Không cười hoặc chơi trong hơn 4 giờ, trẻ bỗng trở nên trầm lặng hơn, không tham gia trò chơi hay hoạt động gì cùng các bạn xung quanh. Dễ chán trường và khóc.
  • Khó thở hoặc thở khò khè, nếu để ý cha mẹ sẽ dễ thấy trẻ có biểu hiện ho và khó thở, nhất là khi nằm ngửa.
  • Bị nôn hoặc tiêu chảy kéo dài. Bị tiêu chảy kéo dài càng khiến trẻ trở nên đuối sức và mệt mỏi hơn
  • Bị ho thường xuyên
  • Bị sốt trên 100,3 độ (F) với trẻ dưới hai tháng tuổi
  • Không có nước mắt khi bé khóc hoặc không có tã ướt trong 8 giờ

Đây đều có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ. Bạn cần trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có các dấu hiệu trên.

Nếu trẻ không có những dấu hiệu nghiêm trọng trên nhưng có triệu chứng cúm, bạn cũng nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Các loại thuốc kháng virut (như Tamiflu) có thể cần thiết cho trẻ để giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu trẻ bị cúm, bạn hãy theo dõi sát sao mọi thay đổi của trẻ. Ban đầu, trẻ có thể bị cúm nhẹ nhẹ nhưng có thể bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Nếu trẻ bị ốm, dường như hồi phục trong một hoặc hai ngày và sau đó đột nhiên bị bệnh, hãy tới gặp bác sĩ ngay khi có thể. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát có thể trẻ đã bị viêm phế quản, viêm phổi hoặc biến chứng khác của bệnh cúm.

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Cách bảo vệ trẻ khỏi bệnh cảm cúm

Việc ngăn chặn cảm cúm trừ sớm luôn tốt cho trẻ hơn việc điều trị. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên được tiêm phòng hàng năm để ngăn ngừa cúm. Với lần tiêm phòng đầu tiên, bé sẽ cần hai loại vắc-xin cách nhau 4 tuần.

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại về sự an toàn và hiệu quả của việc tiêm phòng cúm cho trẻ. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và kết quả cho thấy rằng vắc-xin cúm an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Không có bằng chứng cho thấy các mũi tiêm phòng cúm (hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác) gây ra các vấn đề y tế như tự kỷ và ADHD.

Em bé dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để bạn có thể bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm. Nếu mẹ mang thai trong mùa cúm, mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi em bé chào đời. Vắc-xin cúm sử dụng trong thai kỳ một cách an toàn và đã được chứng minh là bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách tuyệt vời khác để bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm. Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé và bảo vệ cơ thể trong khi cơ thể bé đang phát triển.

Phòng tránh cảm cúm cho trẻ bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Phòng tránh cảm cúm cho trẻ bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Ngoài việc tiêm phòng cúm, các biện pháp phòng ngừa hàng ngày có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bệnh cúm.

  • Rửa tay thường xuyên giúp trẻ phòng tránh được vi khuẩn gây bệnh xung quanh
  • Giữ trẻ tránh xa người bệnh, tránh xa hoặc không trò chuyện, ăn cùng đồ ăn với trẻ bị bệnh cúm để tránh bị lây.
  • Những người chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng nên được tiêm phòng, không anti vắc xin để mất đi miễn dịch cộng đồng. Lây từ người bệnh qua người khỏe là cách rất nhanh chóng khi mắc bệnh cảm cúm.
  • Che miệng khi ho để tránh lây nhiễm cảm cúm cho trẻ, cho trẻ tránh xa nơi đông người hoặc những nơi ẩm thấp có muỗi, vi trùng sinh sống.

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng và có thể rất đáng sợ đối với trẻ nhỏ. Bạn cần chủ động tiêm phòng cho trẻ để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Bạn cũng cần biết các dấu hiệu cần theo dõi nếu bé bị bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Mọi thông tin liên hệ qua địa chỉ Cao đẳng Y Dược Nha Trang:

Số 08 đường Pasteur, Phường Xương Huân, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.       Nha Trang: 0258.3822.279

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Hướng dẫn cách dùng thuốc Isosorbid dinitrat an toàn

Thuốc Isosorbid dinitrat là loại thuốc thường được chỉ định dùng để chặn cơn đau ngực. bạn cần nắm rõ những thông tin...
Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng thuốc Intron A®

Intron A là loại thuốc có tác dụng như thế nào? Cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc? Tổng hợp những thông tin...

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
- Khu nhà C, Số 75 Đường 2 tháng 4, Phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Website: https://caodangyduocnhatrang.vn
Email: [email protected]

Hotline: 02871 060 222
Điện thoại:  0258 3822 279

DMCA.com Protection Status

phân hiệu đào tạo

Phân hiệu đào tạo 1: Toà nhà PTT - Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
Phân hiệu đào tạo 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A)