Kiến thức y dược
Công dụng và liều dùng khi dùng thuốc kháng sinh Clarithromycin
Clarithromycin là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolid có tác dụng kìm hãm vi khuẩn trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Dưới đây là những thông tin liên quan đến thuốc Clarithromycin bạn có thể tham khảo để biết trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc Clarithromycin thường được kết hợp với các thuốc khác dùng trong điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc viêm loét dạ dày, ngoài ra khi dùng liều cao thuốc cũng được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp bị nhiễm khuẩn khác.
Thông tin thuốc Clarithromycin
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Tên khác : Clarithromycine
Tên Biệt dược : Acem 250; AsiClarithromycin 250mg; Baxpel 250
Thuốc biệt dược mới : Clamisel 250mg, Clamisel 500mg, CLARISOL-500, Clarithromycin 250 mg, Clarithromycin 500 mg, Clarithromycin 500 mg
Dạng thuốc : Viên nén bao phim; Viên nén; Thuốc bột
Thành phần : Clarithromycin
Thuốc Clarithromycin có tác dụng gì?
Tác dụng của thuốc Clarithromycin là những câu hỏi thường gặp khi mọi người tìm hiểu về thuốc Clarithromycin.
Chỉ định:
- Thuốc Clarithromycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, gồm: viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm tai giữa, viêm phổi.
- Clarithromycin được chỉ định thay thế cho penicilin khi bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi, da và các mô mềm.
- Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ từ nhẹ tới vừa
- Clarithromycin để điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae và Legionella, bệnh bạch hầu và giai đoạn đầu của ho gà và nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium
- Viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.pylori
- Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M.Avium complex
- Clarithromycin được dùng để tiệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng đang tiến triển
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối dùng chung Clarithromycin với terfenadin, nhất là trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm
Chống chỉ định dùng cho trường hợp bị dị ứng với họ macrolid
Không dùng cho người bị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.
Gần đây, theo một số nghiên cứu đã đề cập đến tác dụng bất lợi của clarythromicin đối với người có bệnh tim mạch, nên cân nhắc kỹ khi sử dụng chúng với người có bệnh tim mạch.
Nên thận trọng khi kê đơn clarithromycin cho các bệnh nhân có hội chứng tim nào đó
Không được tự tiện dùng thuốc clarythromicin cho người bị tim mạch
Liều lượng và cách dùng an toàn
Liều dùng đối với người lớn điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm:
Bạn nên sử dụng liều từ 250mg dùng 2 lần/ngày và duy trì điều trị trong 7 ngày. Nếu bạn bị nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày và dùng khoảng 14 ngày.
Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.pylori:
Dùng 1 viên Clarithromycin và uống 2 lần/ngày điều trị kéo dài từ 7 - 14 ngày
Liều thông thường cho người lớn bị viêm amiđan/viêm họng:
Uống 250 mg cách mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị viêm xoang:
Bạn nên uống 500 mg cách mỗi 12 giờ trong 14 ngày.
Liều dùng đối với người lớn điều trị nhiễm Mycobacterium:
Liều dùng khởi đầu là 500mg, dùng 2 lần/ngày, nếu không hiệu quả có thể tăng liều lên 1000mg, dùng 2 lần/ngày.
Điều trị viêm phế quản:
Bạn nên dùng viên nén phóng thích tức thời cho các trường hợp sau đây:
- Viêm phế quản do nhiễm H inuenzae: liều thường dùng là 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.
- Do nhiễm H parainuenzae: dùng liều 500mg uống cách nhau 12 giờ và dùng trong 7 ngày.
- Do nhiễm M catarrhalis hoặc S pneumoniae: 250mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.
- Đối với viên nén phóng thích kéo dài, liều dùng là 1000mg, uống cách nhau 24 giờ và duy trì trong 7 ngày điều trị.
Liều dùng điều trị viêm xoang:
- Viên nén phóng thích tức thời: Bạn nên dùng 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.
- Viên phóng thích kéo dài: Bạn nên dùng 1000mg uống cách nhau 24 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.
Liều dùng đối với trẻ em:
- Trẻ em trên 12 tuổi liều dùng thuốc Clarithromycin như người lớn
- Trẻ em dưới 12 tuổi, sử dụng thuốc Clarithromycin dạng nhũ tương. Liều dùng hàng ngày thường là 7,5mg/kg, mỗi ngày uống 2 lần, thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng clarythromicin
Theo một số TS giảng dạy tại khoa dược, Cao đẳng y dược Nha Trang, khi sử dụng clarythromicin có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn nên bạn cần theo dõi tình trạng của mình và kịp thời gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tính mạng.
- Clarithromycin có thể gây ra cho người bệnh xuất hiện các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả, buồn nôn và nôn mửa.
- Sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau viêm họng miệng, niêm mạc mắt và sinh dục
- Rối loạn chức năng gan, vàng da hoặc ứ mật, đặc biệt là ở người bệnh trẻ
- Clarithromycin có thể dẫn tới các phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau như nổi mề đay, sốc phản vệ hoặc gây hội chứng Stevens – Johnson
- Xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước.
- Clarythromicin còn có tác dụng đối với vi khuẩn hủi và nhiều vi khuẩn khác
Điều cần nhớ khi dùng kháng sinh clarythromicin
- Người bệnh tim mạch cần thận trọng khi dùng clarythromicin.
- Thuốc Clarithromycin chuyển hóa nhiều ở gan và thải ra theo phân qua đường mật, một phần đáng kể được thải qua nước tiểu.
- Nên thận trọng khi sử dụng Clarithromycin trên những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận vừa và nặng.
- Thận trọng lúc dùng clarithromycin kéo dài và lặp lại có thể gây nên sự phát triển nấm hoặc vi khuẩn
- Clarithromycin sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú phải tuân theo sự chỉ định chặt chẽ của Bác sĩ có chuyên môn
- Nếu xảy ra bội nhiễm, nên ngưng sử dụng thuốc Clarithromycin và tiến hành trị liệu phù hợp
- Cần thận trọng khi dùng chung Clarithromycin với warfarin, triazolam, phenytoin và cylosporin có thể làm tăng nồng độ các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom
- Thuốc Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ Theopyllin trong máu.
- Với trẻ em hiện chưa có nghiên cứu thích hợp đối với tác dụng của clarithromycin
- Người cao tuổi hạn chế tính hữu dụng của clarithromycin ở người cao tuổi.
Không nên sử dụng thuốc Clarithromycin cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu
Tương tác thuốc
Thuốc Clarithromycin được khuyến cáo không dùng chung với astemizol, terfenadin (thuốc chống dị ứng) và cisaprid (cisaprid là loại thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc tăng vận động dạ dày).
Không được sử dụng ergotamin, dihydroertamin vì các dẫn chất alkaloid gây co mạch của nấm cựa lõa mạch như và làm tăng độc tính của các chất này
Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 khác nên cần đặc biệt thận trọng khi phối hợp.
Clarithromycin làm tăng nồng độ theophyllin máu, cần theo dõi nồng độ huyết tương khi sử dụng
Clarithromycin có thể làm tăng hiệu lực của carbamazepine