Kiến thức y dược
Công dụng, liều dùng và tương tác thuốc dị ứng Clarityne
Thuốc Clarityne chứa thành phần chính Loratadine được biết đến là một loại dược phẩm có khả năng điều trị viêm mũi dị ứng và chống rối loạn dị ứng ngoài da khác.
Thuốc Clarityne được bác sĩ kê toa nhiều bệnh nhân sử dụng tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết tác dụng cụ thể của loại thuốc này là gì, liều dùng cho người lớn và trẻ em ra sao. Bài viết dưới đây giảng viên khoa dược của Cao đẳng Y dược Nha Trang sẽ làm rõ vấn đề trên giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh.
Thông tin thuốc Clarityne
Thành phần: Hoạt chất: Loratadine 10mg, tá dược vừa đủ 1 viên.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 viên
Phân nhóm: Thuốc kháng histamin
Tá dược: tinh bột ngô, Lactose monohydrat và magne stearat.
Tìm hiểu tác dụng của thuốc dị ứng Clarityne
Chỉ định
Clarityne là một loại dược phẩm chứa thành phần chính Loratadin có khả năng kháng histamin được chỉ định để giảm triệu chứng do viêm mũi dị ứng do phấn hoa, bụi bẩn, khí thải, hóa chất và các tác nhân gây hại khác như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi cũng như ngứa và xót mắt. Clarityne còn được chỉ định chống dị ứng từ sự tác động của các tác nhân gây hại của mày đay mạn tính và các bệnh da do dị ứng khác. Điều trị chứng ngứa và đỏ do nấm. Ngoài ra thuốc Clarityne còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng sốt cỏ khô, ngăn chặn các triệu chứng dị ứng bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của histamin. Sau khi sử dụng thuốc đường uống, các dấu hiệu và triệu chứng ở mũi và mắt sẽ giảm nhanh chóng.
Thuốc dị ứng Clarityne có tên gốc là loratadine, tên biệt dược là Clarityne® điều trị viêm mũi dị ứng
Clarityne cũng được chỉ định được phép sử dụng khi bạn bị các dấu hiệu mề đay mạn tính và các các rối loạn dị ứng ngoài da khác. Thuốc Clarityne được nghiên cứu không có khả năng ngăn ngừa các tình trạng phát ban đỏ hay các phản ứng da khác.
Chống chỉ định
Thuốc dị ứng Clarityne chống chỉ định cho những người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Chống chỉ định cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
Liều dùng thuốc dị ứng Clarityne
Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng trước khi dùng thuốc vì không chỉ riêng thuốc dị ứng Clarityne mà những loại thuốc khác thì liều dùng vẫn cần được thông qua ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để có kết quả hữu hiệu nhất. Bệnh nhân có thể tham khảo liều dùng thuốc dị ứng Clarityne qua thông tin dưới đây:
Liều dùng thuốc dị ứng Clarityne đối với người lớn:
Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, người bệnh nên uống mỗi ngày 2 muỗng cà phê thuốc (10ml) siro Clarityne và trẻ em trên 12 tuổi là 1 viên nén Clarityne (10 mg). Tuyệt đối không được dùng quá số lượng thuốc Clarityne đã được quy định trong 24 giờ.
Liều dùng thuốc dị ứng Clarityne đối với trẻ em:
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều dùng thuốc Clarityne trước khi dùng cho trẻ
Đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Cha mẹ nên cho trẻ dùng mỗi ngày 1 muỗng cà phê thuốc. Cha mẹ không nên cho trẻ en uống nhiều hơn 1 muỗng cà phê thuốc Clarityne khi chưa qua 24 giờ.
Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Liều dùng thuốc dị ứng Clarityne ở độ tuổi này tương tự như người lớn.
Cách dùng thuốc dị ứng Clarityne
Trước khi dùng thuốc bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và đọc hướng dẫn thông tin trên nhãn để dùng thuốc đạt hiệu quả.
Người bệnh nên dùng thuốc và cách dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Thuốc dị ứng Clarityne có thể sử dụng kèm theo thức ăn hoặc cũng có thể không kèm theo thức ăn, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ăn kèm một số đồ ăn để hạn chế mắc phải tình trạng bị kích ứng dạ dày.
Người bệnh cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không bẻ đôi thuốc, không giã nhuyễn thuốc.
Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc quá liều hoặc đang bị sốc thuốc cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bạn nên mang theo danh sách các loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược để các bác sĩ có thể xem xét khả năng bệnh của người đã dùng thuốc quá liều.
Trong trường hợp người bệnh quên một liều thuốc tốt nhất người bệnh nên uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra nó, tuy nhiên nếu quá gần với thời gian uống thuốc tiếp theo, người bệnh hãy bỏ liều đã quên và uống liều tiếp theo theo quy định, không nên uống gấp đôi liều đã quy định để tránh bị quá liều.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Clarityne
Trong thời gian sử dụng thuốc Clarityne người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất bao gồm:
- Các tác dụng phụ mệt mỏi, đau nhiều tại vùng đầu, khô rát miệng, xxuaats hiện viêm vọng.
- Thường xuyên chảy máu cam
- Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trên bệnh nhi, tỉ lệ lơ mơ và hổt hoảng được báo cáo.
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Khó thở
- Bị rối loạn dạ dày ruột như buồn nôn, viêm dạ dày, các triệu chứng dị ứng như nổi ban.
- Lở loét miệng
- Mắt đỏ và ngứa
- Phát ban
- Ngứa ngáy
- Mắt, vùng môi, lưỡi, họng, cánh tay, chân đều có dấu hiệu sưng tấy
- Trong quá trình sử dụng thuốc Clarityne, hiếm có báo cáo người bệnh bị rụng tóc, quá mẫn hoặc các chức năng gan bất thường, nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, chóng mặt và co giật…
- Với liều 10mg mỗi ngày sẽ gây buồn ngủ
Danh sách kể trên chưa nêu đầy đủ tất cả những tác dụng phụ khi dùng thuốc. Vì thế bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ khác. Hãy báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc và cần đến những cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc dị ứng Clarityne
Trước khi người bệnh quyết định dùng thuốc, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người bệnh không nên dùng thuốc khi có dấu hiệu quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Cần báo ngay cho bác sĩ biết nếu như bạn đang dùng một số loại thuốc chữa bệnh khác kể cả những loại thuốc được bác sĩ kê toa, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh hen suyễn, bệnh thận, bệnh gan
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thuốc cho người cao tuổi và trẻ em
- Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người mắc phải chứng rối loạn di truyền – phenylketon niệu.
- Trong trường hợp người bệnh đang mang thai không nên dùng thuốc ngoại trừ sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn
Clarityne có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc dị ứng Clarityne có khả năng làm thay đổi các hoạt động của một số loại thuốc nếu chúng ta dùng chung. Việc tương tác thuốc sẽ khiến gia tăng các tác dụng phụ cao hơn mức bình thường. Vì vậy người bệnh cần trao đổi tất cả các loại thuốc đang dùng gồm cả những loại thuốc được kê toa, thuốc không theo đơn, các loại thảo dược và các loại thực phẩm chức năng để bác sĩ có thể xem xét mức độ tương tác thuốc.
Thuốc dị ứng Clarityne còn có khả năng tương tác với thức ăn, các loại thức uống rượu,bia, thuốc lá…làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng hay thay đổi liều lượng thuốc mà chưa trao đổi với bác sĩ.
Thuốc Clarityne còn có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác như:
- Thuốc Lipitor® (atorvastatin)
- Lyrica® (pregabalin).
- Advair Diskus® (uticasone/salmeterol)
- Benadryl® (diphenhydramine)
- Dầu cá (omega-3 polyunsaturated fatty acids)
- Flonase® (uticasone mũi)
- Crestor® (rosuvastatin)
- Aspirin Low Strength® (aspirin)
- Cymbalta® (duloxetine)
Cách bảo quản thuốc dị ứng Clarityne
Tốt nhất nên bảo quản thuốc dị ứng Clarityne nên được bảo quản trong phòng nhiệt độ bình thường, không nên để ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, tủ lạnh.
Người bệnh giữ thuốc tránh xa trẻ em, tốt nhất người dùng nên xem cách bảo quản thuốc có trên bao bì. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hãy hỏi ý kiến bác sĩ.